Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Trả lời

Ngày 13/07/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Công văn số 4350/UBCK-PTTT về việc chấp thuận điều chỉnh tăng tỷ lệ ký quỹ ban đầu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng các tiêu chí sàng lọc). Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 18/07/2018.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đề nghị của Trung tâm Lưu ký chứng khoán về việc điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu cho các sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 từ mức 10% lên 13%. Với tỷ lệ ký quỹ mới được công bố, Thành viên bù trừ sẽ phải rà soát và tính toán lại giá trị ký quỹ trên từng tài khoản nhà đầu tư để yêu cầu nộp bổ sung nếu cần thiết.
Trước khi Công văn số 4350/UBCK-PTTT có hiệu lực, Trung tâm Lưu ký chứng khoán áp dụng tỷ lệ ký quỹ ban đầu tối thiểu cho các sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là 10%. Theo đó, các Thành viên bù trừ trước khi thực hiện giao dịch phải nộp cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán tối thiểu 10% giá trị giao dịch đối với các vị thế mở đứng tên Thành viên bù trừ (bao gồm cả giao dịch của nhà đầu tư).
Như vậy, so với các văn bản trước đó, có thể thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có xu hướng siết chặt hoạt động ký quỹ đối với sản phẩm hợp đồng tương lai, tuy nhiên, theo đánh giá, mức tăng hiện tại không quá cao và không gây áp lực nộp bổ sung ký quỹ cho các nhà đầu tư.

Ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân
Trả lời

Ngày 12/07/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1164/QĐ-BTTTT về quy chế cung cấp thông tin cho công dân. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Quyết định số 1164/QĐ-BTTTT có những nội dung mới đáng chú ý như sau:
1. Về phân công trách nhiệm
– Bộ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về việc cung cấp thông tin cho công dân trong lĩnh vực trực tiếp phụ trách, các Thứ trưởng chỉ đạo về việc cung cấp thông tin cho công dân thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
– Văn phòng Bộ là đơn vị đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và trả kết quả cung cấp thông tin theo yêu cầu, Trung tâm Thông tin chịu trách nhiệm đảm bảo các điều kiện kỹ thuật và cập nhật các thông tin tại chuyên mục về tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Về công khai thông tin
– Đối với thông tin phải được công khai theo quy định, các đơn vị chủ trì tạo ra thông tin có trách nhiệm rà soát, kiểm tra tính bí mật của thông tin và loại bỏ các thông tin công dân không được tiếp cận, thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện trước khi công khai.
– Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ và Trung tâm Thông tin đăng tải bản điện tử tại chuyên mục về tiếp cận thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp thông tin được công khai tại các chuyên mục khác trên Cổng thông tin điện tử thì tại Danh mục thông tin công khai phải kèm theo đường dẫn truy cập thông tin.
3. Về cung cấp thông tin theo yêu cầu
– Văn phòng Bộ có trách nhiệm tiếp nhận Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin trực tiếp tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp thông tin trên Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không cụ thể, rõ ràng, Văn phòng Bộ hướng dẫn người yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung theo quy định.
– Văn phòng Bộ tiến hành cập nhật yêu cầu cung cấp thông tin vào sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu và lập Phiếu tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, trong đó ghi rõ thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin là 10 ngày làm việc.
Thông qua những quy định chi tiết và cụ thể về hoạt động cung cấp thông tin cho công dân, Quyết định số 1164/QĐ-BTTTT được đánh giá đã đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của người dân, đồng thời góp phần tăng cường sự kiểm soát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin cho công dân.

Hướng dẫn xử lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam
Trả lời

Ngày 17/07/2018, Tổng Cục Hải quan ban hành Công văn số 4202/TCHQ-PC hướng dẫn quản lý phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 4202/TCHQ-PC hướng dẫn quy trình xử lý hàng hóa là phế liệu, hàng hóa đã qua sử dụng có đặc trưng của phế liệu tồn đọng như sau:
1. Cục Hải quan rà soát, thông báo cho doanh nghiệp/hãng tàu/đại lý hãng tàu phối hợp làm việc để xác định chủ sở hữu, phân loại theo chủng loại, số lượng, khối lượng, thành phần, tính chất, thời gian, địa điểm lưu giữ;
2. Thu thập, phân tích thông tin, điều tra, xác minh, chủ động kiểm tra vắng mặt người khai hải quan đối với lô hàng có dấu hiệu vi phạm, có dấu hiệu lợi dụng hoạt động nhập khẩu phế liệu để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
3. Trên cơ sở kết quả của các hoạt động nêu trên, hàng hóa tồn đọng được xử lý như sau:
a) Hàng hóa là chất thải, chất thải nguy hại:
– Trường hợp được xác định là tang vật thuộc vụ án hình sự thì xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
– Trường hợp được xác định không phải là tang vật của vụ án hình sự thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
b) Hàng hóa là phế liệu:
– Người nhận hàng là doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: đôn đốc người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;
– Người nhận hàng là doanh nghiệp không có Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: yêu cầu hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo cho người nhận hàng về việc cơ quan hải quan không có cơ sở để xem xét thông quan và phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Xử lý hàng hóa là phế liệu tồn đọng như sau:
– Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng nhưng chưa và đang thực hiện xử lý thì quy trình thực hiện theo các Bước 1, 2, 3 như trên.
– Đối với hàng hóa là phế liệu tồn đọng tại cảng đã hoàn thành thực hiện xử lý thì báo cáo Tổng Cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) nội dung, kết quả xử lý từng lô hàng cụ thể.
Những hướng dẫn trong Công văn số 4202/TCHQ-PC được đánh giá là những chỉ đạo hiệu quả, kịp thời của Tổng Cục Hải quan trong bối cảnh hiện nay, khi các hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp với nhiều trường hợp buôn lậu phế liệu, ẩn chứa nhiều nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống và gây ra bức xúc trong dư luận.

Bổ sung một số ngành mới trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Trả lời

Ngày 06/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2018.
Theo đó, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg đã bổ sung nhiều ngành nghề mới trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cụ thể nêu tại Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 05 cấp như sau:
1. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
2. Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
3. Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
4. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành (tăng 49 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
5. Ngành cấp 5 gồm 734 ngành (tăng 92 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực sẽ thay thế Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg. Việc tăng thêm số lượng ngành nghề và chi tiết các ngành trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhằm đáp ứng xu thế đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh trên thực tế, góp phần giải quyết tình trạng không có ngành nghề phù hợp trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam khi đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh
Trả lời

Ngày 13/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra kiểm tra đối với doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ thị định hướng về kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh như sau:
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quán triệt cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm điều kiện kinh doanh là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, giải phóng nguồn lực xã hội;
2. Trước ngày 15/08/2018, các bộ, ngành phải hoàn thành việc ban hành theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền các văn bản để thực thi phương án cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh;
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành phải bảo đảm rõ ràng, không tạo rào cản gia nhập thị trường, không làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp
Có thể thấy, Chỉ thị số 20/CT-TTg đã thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc nghiêm túc quán triệt việc thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh cho quốc gia.

Phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trả lời

Ngày 09/07/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Theo đó, Quyết định số 1417/QĐ-NHNN giao nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh như sau:
1. Các đơn vị đầu mối soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu nội dung phương án đã được phê duyệt khi xây dựng dự thảo Nghị định, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (đã có kế hoạch trình Chính phủ hoặc trình Thống đốc ban hành trong Quý III năm 2018).
2. Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh liên quan đến kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm tiếp thu phương án đã được phê duyệt tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Thông tư xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ban hành.
3. Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh không thuộc các trường hợp nêu trên, giao Vụ Pháp chế làm đầu mối xây dựng 01 Nghị định và 01 Thông tư theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản để thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Thời hạn trình Chính phủ ban hành Nghị định và thời hạn ban hành Thông tư của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
4. Trong quá trình xây dựng Nghị định, Thông tư thực thi phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, các đơn vị tiếp tục chủ động rà soát để đề xuất bổ sung, điều chỉnh các nội dung đơn giản hóa phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế công tác xây dựng pháp luật tại thời điểm xây dựng văn bản.
Như vậy, có thể thấy, Quyết định số 1417/QĐ-NHNN đem lại kỳ vọng sẽ giúp quá trình thành lập và hoạt động của các ngân hàng trở nên đơn giản hơn khi giảm thiểu tối đa các điều kiện kinh doanh phức tạp hiện nay.

Quy định mới về nghiệp vụ quản lý nợ công
Trả lời

Ngày 30/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2018/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.
Theo đó, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung cụ thể như sau:
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng trên cơ sở định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm; tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước; tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế; cân đối thu, chi, bội chi ngân sách Nhà nước. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ hoặc báo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để bảo đảm chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công.
2. Rủi ro đối với nợ công bao gồm rủi ro về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính; rủi ro thanh khoản do thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng trả nợ của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; rủi ro do biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc huy động vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc mất khả năng đảo nợ; rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn; các loại rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến an toàn nợ công.
Việc đánh giá rủi ro được thực hiện định kỳ gắn với kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm. Trên cơ sở đánh giá rủi ro, Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các giải pháp để phòng ngừa rủi ro đối với nợ của chính quyền địa phương.
Căn cứ vào đánh giá rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, Bộ Tài chính xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phương án cơ cấu lại nợ của chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện.
Thông qua những quy định chi tiết và cụ thể về nghiệp vụ quản lý nợ công, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.

Bản tin pháp luật số 27/2018
Trả lời

Quy định mới về tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
Trả lời

Ngày 07/05/2018 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 45/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 02/07/2018.
Theo đó Thông tư số 45/2018/TT-BTC quy định chi tiết về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao. Cụ thể, các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu gồm:
1. Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
2. Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
3. Tài sản cố định của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy Thông tư số 45/2018/TT-BTC đã quy định chi tiết về danh mục tài sản cũng như thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình sử dụng trong các doanh nghiệp, điều này góp phần vào việc quản lý, sử dụng hiệu quả các loại tài sản này, tránh thất thoát không đáng có trong các doanh nghiệp.

Quy định về đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Trả lời

Ngày 06/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2018.
Theo đó, Nghị định số 86/2018/NĐ-CP quy định về đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như sau:
1. Loại hình cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
– Cơ sở giáo dục mầm non.
– Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học).
– Cơ sở giáo dục đại học.
– Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thời hạn hoạt động: Thời gian thực hiện dự án không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
3. Điều kiện về vốn để thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
– Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
– Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định nêu trên.
Như vậy, so với các văn bản trước đó, Nghị định số 86/2018/NĐ-CP đã đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với điều kiện về vốn đầu tư, nhằm mục đích nâng cao tính ổn định, bề vững của các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.