Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Bản Tin Pháp Luật Số 09/2020
Trả lời

Các loại giấy tờ tài xế xe hợp đồng phải mang theo khi chở khách
Trả lời

Ngày 17/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. So với Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Nghị định này có nhiều quy định mới được áp dụng với các lái xe, nhà xe chở khách theo hợp đồng. Cụ thể như sau:
Tại khoản 4 Điều 7, Nghị định này yêu cầu khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng, lái xe phải mang theo các giấy tờ:
Đăng ký xe;
Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn;
Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử);
Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử);
Trường hợp sử dụng hợp đồng điện tử, lái xe phải có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
Lưu ý: Lái xe không phải mang theo Hợp đồng vận chuyển, danh sách hành khách như nêu ở trên trong trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
Ngoài ra, Nghị định này cũng yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trước khi thực hiện vận chuyển hành khách phải cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển đến Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email). Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải cung cấp qua phần mềm của Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển gồm:
Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng;
Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại;
Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có);
Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);
Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ); địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển; cự ly của hành trình vận chuyển (km); số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển);
Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và thay thế cho Nghị định số 86/2014/NĐ-CP từ ngày 01/4/2020. Việc quy định chặt chẽ hơn về các loại giấy tờ cần phải mang theo khi vận chuyển hành khách theo hợp đồng góp phần xử lý hiệu quả hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” và “xe hợp đồng hoạt động trá hình xe tuyến cố định” trên cơ sở các cơ quan chức năng có thể giám sát và kiểm soát được các thông tin của hợp đồng vận chuyển kết hợp với thông tin từ thiết bị giám sát hành trình để có căn cứ kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.

Chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu
Trả lời

Ngày 24 tháng 01 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2020/NĐ-CP Quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2020.
Nghị định số 14/2020/NĐ-CP, các Nhà giáo được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.
Theo quy định của Điều 4 Nghị định số 14/2020/NĐ-CP mức trợ cấp được tính như sau:
1. Mức trợ cấp một lần bằng tiền, được tính như sau:
Số tiền trợ cấp = (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Trong đó:
a) Lương hưu tháng là mức lương hưu của tháng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục, thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong, nếu không liên tục thì được cộng dồn, không gồm thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên của lực lượng vũ trang và phụ cấp thâm niên của các ngành khác (nếu có) trong lương hưu.
Tháng lẻ từ 3 tháng đến 6 tháng được tính tròn là nửa năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
2. Trường hợp nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định này, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau thì đại diện theo ủy quyền của thân nhân người từ trần (bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi của người từ trần) làm hồ sơ và nhận chế độ trợ cấp theo quy định. Người đại diện theo ủy quyền của thân nhân nhà giáo đã từ trần chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ và khoản tiền trợ cấp nhận được.
Theo quy định của Điều 5 Nghị định số 14/2020/NĐ-CP hồ sơ giải quyết hưởng chế độ trợ cấp gồm có:
1. Đối với nhà giáo đang hưởng lương hưu: Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 01).
2. Đối với nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau, hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp của thân nhân, ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 02).
b) Bản chụp Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (mang theo bản chính để đối chiếu).
c) Văn bản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này (Mẫu số 03); trường hợp chỉ có một thân nhân thì không cần văn bản ủy quyền này.
Theo quy định của Điều 6 Nghị định số 14/2020/NĐ-CP thời hạn giải quyết chế độ là:
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Những ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Trả lời

Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư được Chính Phủ ban hành ngày 28/2/2020 có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020.
Tại Nghị định này có quy định về những ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP. Theo đó tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư sẽ được áp dụng các ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP. Đối tượng áp dụng ưu đãi gồm có: Nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án ứng dụng công nghệ cao), thiết kế, dự toán (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu trên cơ sở thiết kế và dự toán) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong đấu thầu khi đánh giá về tài chính – thương mại.
Khi thực hiện dự án đầu tư PPP tại Việt Nam, các nhà đầu tư này sẽ nhận được các ưu đãi sau đây:
Thứ nhất, trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
Thứ hai, trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Thứ ba, trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất nộp ngân sách nhà nước hoặc trừ đi một khoảng thời gian bằng 5% vào khoảng thời gian thực hiện hợp đồng mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Thứ tư, trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được trừ đi một khoản giá trị bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Thứ năm, trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
Có thể thấy Nghị định số 25/2020/NĐ-CP này đã quy định rất cụ thể từng trường hợp được áp ưu đãi khi đầu tư. Từ đó giúp các nhà đầu tư đánh giá được năng lực, tiềm năng đầu tư thực hiện dự án, góp phần chọn lọc các nhà đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và tạo nên sự thúc đẩy đầu tư cho các nhà đầu tư.

Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trả lời

Ngày 01/3/2020, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là “Nghị định 28/2020/NĐ-CP”).
Bài viết này sẽ cập nhật đến bạn đọc một số điểm mới của Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Về đối tượng áp dụng:
Mở rộng hơn thêm 02 nhóm đối tượng áp dụng, theo đó Điều 2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định tất cả 5 nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Nghị định này, cụ thể bao gồm:
Người sử dụng lao động, người lao động và các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính;
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính.
Về hình thức xử phạt và Biện pháp khắc phục hậu quả:
Vẫn giữ nguyên 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, nhưng tại Điều 3, Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định cụ thể, chi tiết và bổ sung thêm một số hình thức xử phạt bổ sung và Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm, cụ thể như sau:
Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể 12 hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng, trong đó có 05 hình phạt bổ sung mới, chưa từng có tại 02 Nghị định xử phạt trước đó, cụ thể là:
Tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
Tịch thu Chứng chỉ Kiểm định viên;
Đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động từ 03 tháng đến 06 tháng.
Nghị định 28/2020/NĐ-CP liệt kê cụ thể 51 Biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có một số biện pháp khắc phục hậu quả mới mà 02 Nghị định trước chưa có như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập ghề vào hoạt động trái pháp luật; Buộc giao kết hợp đồng lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động……
Đối tượng được xem là tổ chức và chịu mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân.
Trước đó, mặc dù có quy định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt của tổ chức sẽ gấp 02 lần so với cá nhân, tuy nhiên trên thực tế gặp nhiều tranh cãi về việc đối tượng nào là tổ chức. Để khắc phụ bất cập này, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể theo hướng liệt kê 10 tổ chức chịu mức phạt tiền gấp 02 lần đối với cá nhân, bao gồm:
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Đơn vị sự nghiệp;
Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực.
Văn phòng thường trú, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực;
Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thành và truyền hình nước ngoài;
Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài;
Tổ chức phi chính phủ;
Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài.
Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.
Tóm lại, Nghị định 28/2020/NĐ-CP ra đời và đưa ra rất nhiều quy định mới, cụ thể hơn, rõ ràng hơn so với các Nghị định về xử phạt trước đó, điều đó cho thấy hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và quản lý hành chính nói riêng đã ngày cành trở nên hoàn chỉnh và đồng bộ, góp phần không nhỏ đến việc điều chỉnh các hoạt động của con người và toàn xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Nghị định 28/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực ngày 15/4/2020.

Quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
Trả lời

Ngày 21/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 06/2020/QĐ – TTg về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/04/2020.
Hội nghị, hội thảo quốc tế được định nghĩa là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài;
Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức.
Quyết định 06/2020 đã quy định về quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Cụ thể quy trình xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế được quy định như sau:
Đơn vị tổ chức gửi hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 40 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ít nhất 30 ngày đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của người có thẩm quyền.
– Đối với các chương trình, dự án, phi dự án đã được phê duyệt có hợp phần là tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế nhưng chưa có Đề án tổ chức hoặc cơ quan phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án không phải là cơ quan của người có thẩm quyền theo Quyết định này, đơn vị tổ chức cũng cần tiến hành thực hiện theo quy trình nêu trên trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
Các đơn vị sau khi được người có thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cần có trách nhiệm: Tiến hành tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo nội dung và Đề án đã được phê duyệt; thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành. Đơn vị tổ chức tự chịu trách nhiệm về nội dung các tài liệu, báo cáo, tham luận, tư liệu, số liệu liên quan phát hành trước, trong và sau hội nghị, hội thảo quốc tế và bảo đảm thực hiện quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Ngoài ra, phải thực hiện chế độ báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trong thời gian 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị, hội thảo quốc tế, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ để tổng hợp.
Quyết định 06/2020 được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức Việt Nam và nước ngoài tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam và các cơ quan tham gia quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.

Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời
Trả lời

Ngày 05/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2020.
Liên quan đến lĩnh vực điện lực, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP có sửa đổi bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo đó, liên quan đến điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió và điện mặt trời, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động trong lĩnh vực trên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”
Việc ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi quốc gia và quốc tế dẫn tới các đường lối, quy định về quản lý các điều kiện trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định cũng cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại.

Bản Tin Pháp Luật Số 08/2020
Trả lời

Hướng dẫn về việc cấp Giấy chứng nhận cho Condotel
Trả lời

Ngày 14/02/2020 vừa qua, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ/NĐ-CP hướng dẫn về việc sử dụng đất và chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, trong đó có công trình căn hộ du lịch (Condotel)
Theo đó kể từ ngày 14/02/2020, thời điểm ban hành Công văn nêu trên, các tỉnh, thành phố sẽ căn cứ vào nội dung hướng dẫn tại Công văn đề rà soát các Dự án để xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nếu đủ điều kiện thì xem xét cấp Giấy chứng nhận. Cụ thể:
Căn hộ du lịch, biệt thự du lịch được xác định là cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Luật du lịch năm 2017, và việc sử dụng đất được xác định tương ứng là loại đất thương mại, dịch vụ. Theo đó, thời hạn cho thuê đất tối đa là không quá 50 năm, đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.
Các dự án có công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch khi có đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật kinh doanh bất động sản thì việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng sẽ được thực hiện theo các quy định tại Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Như vậy với việc Công văn số 703 được ban hành, Bộ TN MT đã phần nào tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý cho hoạt động đầu tư các Dự án du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn cả nước, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, góp phần phát triển dịch vụ du lịch trên cả nước.

Một số quy định mới về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng
Trả lời

Ngày 22/01/2020, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BCT quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/3/2020.
Thông tư số 04/2020/TT-BCT có một số nội dung chính như sau:
1. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan phải tuân thủ theo các quy định sau:
– Được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP và phải có Giấy chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục nhập khẩu;
– Đáp ứng các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô, các quy định về cửa khẩu nhập khẩu ô tô;
– Chủng loại ô tô nhập khẩu phải phù hợp với nội dung của Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định của pháp luật.
2.  Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng được phân giao trên cơ sở đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
3. Thương nhân nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Đối với trường hợp không có Giấy phép này nhưng tham gia đấu giá và trúng đấu giá thì thương nhân phải ủy thác cho doanh nghiệp có Giấy phép thực hiện nhập khẩu.
Thông tư số 04/2020/TT-BCT của Bộ Công thương có hiệu lực vào 05/3/2020 tới đây sẽ khiến cho thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam có những biến động nhất định.