Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định tổng hạn mức giao dịch qua ví điện tử của một khách hàng cá nhân tại một tổ chức cung ứng ví điện tử
Trả lời

Ngày 22/11/2019, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam ban hành Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, quy định tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 triệu đồng/tháng. Trước đó, trong dự thảo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất hạn mức giao dịch ví điện tử đối với cá nhân là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng; của tổ chức là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng. Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng hạn mức này sẽ kìm hãm thanh toán điện tử.
Quy định trên không áp dụng đối với Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử.
Đồng thời, Thông tư cũng bổ sung quy định xác thực thông tin khách hàng mở Ví điện tử như sau:
Chủ Ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở Ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở Ví điện tử của khách hàng là đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư 39/2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2019).
Thông tư 23/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 07/01/2020 và bãi bỏ khoản 3 Điều 25 Thông tư 37/2016/TT-NHNN; sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-NHNN. Việc quy định hạn mức gia dịch đối với ví điện tử nhằm giảm thiểu rủi ro về lợi dụng để rửa tiền, thực hiện hành vi bất hợp pháp.

Mức vốn pháp định của tổ chức tính dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Trả lời

Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của tổ chức tính dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2020.
Theo đó, tại Điều 2 của nghị định có quy định mức vốn pháp định đối với từng chủ thể như sau:
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Ngành nghề liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, trường hợp có sự cố sẽ gây thiệt hại không nhở tới các chủ thể có liên quan. Vì vậy, việc ban hành Nghị định 86/2019/NĐ-CP xác định rõ mức vốn pháp định của chủ thể hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nhằm đảm bảo thanh toán, khắc phục khi có những rủi ro có thể phát sinh, tăng cường sự an tâm của các chủ thể có liên quan tới hoạt động tài chính – ngân hàng.

Mức lương tối thiểu vùng của Người lao động được áp dụng từ năm 2020
Trả lời

Ngày 15/11/2019 Chính Phủ ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng của Người Lao động, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP.
Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Theo đó, Doanh nghiệp hoạt động trên đại bàn vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
(1) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; (2)Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2020, các doanh nghiệp tiến hành rà soát điều chỉnh và xây dựng lại thang bẳng lương mới để phù hợp với quy định pháp luât. Sự thay đỏi mức lương này là cần thiết với sự thay đổi của kinh tế xã hội trong 1 năm qua, tạo điều kiện cho Người lao động có cuộc sống tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp hiện tại đang áp dụng mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng vì vậy việc thay đổi mức lương này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đối với doanh nghiệp.

Bản Tin Pháp Luật Số 41/2019
Trả lời

Legal News No. 08/2019 Copy
Trả lời

Quy định về hồ sơ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
Trả lời

Ngày 23/09/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 08/11/2019.
Theo đó, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về hồ sơ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể:
Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp; trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Luật việc làm thì thực hiện khai theo Mẫu số 1a và Mẫu số 1b ban hành kèm theo Nghị định này;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
– Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.
Nhìn chung, việc ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP thể hiện sự hỗ trợ từ phía Nhà nước tới các cá nhân là người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa thúc đẩy tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm hoặc hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
Trả lời

Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 và thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong đó, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật; niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng; Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;…
Nghị định 88/2019/NĐ-CP ra đời đã khắc phục các vấn đề bất cập của Nghị định 96/2014/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ngoại hối.

Điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không
Trả lời

Ngày 15/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Nghị định số 89/2019/NĐ-CP có quy định điều kiện về vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không như sau:
Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
Có thể nhận thấy, Nghị định 89/2019/NĐ-CP được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không trong việc đáp ứng các yêu cầu về vốn. Qua đó, tăng cường tính cạnh tranh và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có dự định kinh doanh ngành nghề này trong tương lại.

Hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về chăn nuôi
Trả lời

Ngày 30/11/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về chăn nuôi. Thông tư Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/01/2019.
Theo đó, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT có một số quy định đáng chú ý sau:
1. Kê khai hoạt động chăn nuôi.
– Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai về số lượng vật nuôi, thực hiện từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối mỗi quý và phải gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại
– Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu: 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 150 mét.
– Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 300 mét.
– Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.
– Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét
3. Khoảng cách an toàn khi nuôi ong mật
– Điểm đặt ong mật là nơi có tối thiểu 50 đàn ong nội hoặc 100 đàn ong ngoại
– Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm đặt ong nội là 01 km; giữa 02 điểm đặt ong ngoại là 02 km; giữa 02 điểm đặt ong nội với ong ngoại là 02 km.
Như vậy, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT đã ban hành những quy định rất cụ thể, chi tiết về việc kê khai hoạt động chăn nuôi cũng như các phương thức bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, góp phần giúp các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi thi hành Luật chăn nuôi 2018 hiệu quả.

Hướng dẫn ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử.
Trả lời

Ngày 30/09/2019, Bộ tài chính ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo đó, tại điểm đ, khoản 1, Điều 3, chữ ký số (CKS), chữ ký điện tử của người bán và người mua trên hóa đơn điện tử được quy định như sau:
– Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì CKS của người bán trên hóa đơn là CKS của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng CKS của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
– Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
– Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có CKS, chữ ký điện tử của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư này.
Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2019.