Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định về nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
Trả lời

Ngày 19/04/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hàng Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg Quy định về nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực kể từ ngày 16/05/2019
Theo đó, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc dây chuyền đã qua sử dụng như sau:
Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm; đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể thì có thể trên 10 năm nhưng không vượt quá 15 năm hoặc 20 năm
Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
Phù hợp với quy định của QCVN về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
Trường hợp không có QCVN liên quan đến, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được: Sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của TCVN của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu.
Như vậy, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg đã quy định chi tiết hơn tuổi thiết bị đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể so với Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015) tạo điều kiện thuận lợi và một cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam.

Bản tin pháp luật số 12/2019
Trả lời

Quy định về thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bổi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ của Luật sư
Trả lời

Ngày 15/03/2019, Bộ Tư Pháp, đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Thông tư có hiệu lực từ 05/05/2019
Theo đó, Thông tư số 02/2019/TT-BTP đưa ra nhiều quy định mới nổi bật so với Thông tư 10/2014/TT-BTP như sau:
– Giảm thời gian tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư tối thiểu là 8 giờ/năm (thay vì quy định hiện hành là 16 giờ/năm).
–  Quy định mới về thời gian quy đổi tham gia bồi dưỡng trong năm đó (điểm này chưa được quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTP). Cụ thể những trường hợp sau:
–  Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước và ngoài nước;…
–  Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư;…
–  Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
–  Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghịêp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
–  Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2019 do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
(01 lần tham gia và hoàn thành được ước tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng)
Như vậy, Thông tư 02/2019/TT-BTP được ban hành đã tạo một cơ chế mở về những phương thức bồi dưỡng nâng cao nhiệp vụ và cho phép việc quy đổi thời gian tham gia đào tạo bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư. Quy định này vừa đảm bảo bảo được việc nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của luật sư và cũng phù hợp với hiện trạng tình hình hoạt động của luật sư trên thực tế.

Hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 07/03/2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn số 679/BHXH-BT về việc hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực ngày 07/3/2019.
Theo đó, Công văn số 679/BHXH-BT có nội dung nổi bật như sau:
– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam..
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động nước ngoài nêu trên hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, Công văn số 679/BHXH-BT đã xác định rõ đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH đối với người lao động là công dân nước ngoài, đảm bảo thống nhất trong hoạt động quản lý các nguồn thu của quỹ Bảo hiểm xã hội.

Các tiêu chí xác định các khoản chi được trừ trong doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 27/02/2019, Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 7623/CT-TTHT về việc chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó đưa ra các tiêu chí để doanh nghiệp xác định các khoản chi được trừ.
Theo đó, Công văn số 7623/CT-TTHT hướng dẫn xác định các chi phí được trừ, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, cụ thể:
Điều 6, Thông tư số 119/2016/TT-BTC, Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc ban hành Công văn số 7623/CT-TTHT của Cục thuế thành phố Hà Nội cho thấy đây là một hoạt động thường xuyên của cơ quan, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết những vướng mắc và áp dụng thống nhất pháp luật thuế.

Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
Theo đó, đối tượng áp dụng Thông tư số 132/2018/TT-BTC là các doanh nghiệp siêu nhỏ (là doanh nghiệp có không quá 10 lao động đóng BHXH; doanh thu năm hoặc nguồn vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng; Có không quá 10 lao động đóng BHXH và tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ), bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thunhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ có các điểm đặc thù như sau:
– Về tổ chức bộ máy: Doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải có kế toán trưởng;
– Về Sổ kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp. Nếu không tự xây dựng được thì sử dụng biểu mẫu và phương thức ghi chép tại Thông tư này;
– Về phương pháp kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập;
– Về báo cáo tài chính: Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế. Ngoài các báo cáo theo quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành của doanh nghiệp.
Có thể thấy, với những điểm mới nêu trên, Thông tư số 132/2018/TT-BTC được kỳ vọng sẽ giảm bớt chi phí, gánh nặng về nhân sự, gọn nhẹ về chế độ sổ sách kế toán, giải quyết những điểm vướng mắc khi các hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp.

Các trường hợp chứng khoán bị hủy đăng ký trên sàn Upcom
Trả lời

Ngày 15/3/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2019.
Theo đó, Thông tư đã quy định bổ sung 02 trường hợp chứng khoán bị hủy đăng ký trên sàn Upcom, nâng tổng số lên 6 trường hợp, cụ thể:
a) Tổ chức đăng ký giao dịch không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Tổ chức đăng ký giao dịch chấm dứt sự tồn tại do bị sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản;
c) Tổ chức đăng ký giao dịch bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
d) Tổ chức đăng ký giao dịch được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị hủy đăng ký giao dịch sau một (01) năm kể từ ngày không đáp ứng điều kiện về vốn hoặc cổ đông theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán hoặc cả hai điều kiện trên.
e) Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu không đáp ứng điều kiện về vốn hoặc cổ đông theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trong vòng một (01) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng đã sửa đổi quy định về thời hạn đăng ký giao dịch chứng khoán Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật về chứng khoán, công ty đại chúng chưa niêm yết chứng khoán phải hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên Hệ thống giao dịch Upcom.
Quy định mới của Bộ tài chính giúp hoàn thiện quy trình, thủ tục, hồ sơ theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa.

Không hội họp đông người trong phạm vi an toàn của công trình dầu khí
Trả lời

Ngày 07/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 13/2011/NĐ-CP ngày 11/02/2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 22/4/2019.
Theo đó, Nghị định đã quy định cụ thể về khoảng cách an toàn của các công trình dầu khí, không được thực hiện các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và sự an toàn của các công trình dầu khí bao gồm: Các hoạt động có khả năng gây cháy nổ, sụt lún, chuyển vị, các hoạt động đào bới, gây ảnh hưởng tới đường ống; Trồng cây; Thải các chất ăn mòn; Tổ chức hội họp đông người, các hoạt động tham quan, du lịch khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Việc neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây cản trở đến hoạt động, sự an toàn của công trình dầu khí và các phương tiện ra, vào công trình dầu khí, trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động giao thông, vận chuyển trên sông cũng không được thực hiện.
Bên cạnh đó, không cho phép các hoạt động neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây nguy hại đến đường ống; trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động, vận chuyển trên sông.
Quy định mới về yêu cầu an toàn tại các công trình dầu khí có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm sư an toàn về sức khỏe cho người dân, bảo vệ môi trường tại khu vực gần các công trình dầu khí, đảm bảo an toàn cho các cán bộ, công nhân đang làm việc tại công trình.

Thay đổi đăng ký giao dịch khi thay đổi số lượng chứng khoán đưa vào đăng ký giao dịch
Trả lời

Ngày 15/03/2019, Bộ Tài Chính, đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Thông tư có hiệu lực từ 01/05/2019.
Theo đó, Thông tư số 13/2019/TT-BTC đưa ra những thay đổi về đăng ký giao dịch khi thay đổi số lượng chứng khoán so với Thông tư 180/2015/TT-BTC như sau:
Thông tư số 13/2019/TT-BTC đã sửa đổi theo hướng, tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện thay đổi đăng ký giao dịch khi thay đổi số lượng chứng khoán đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Quy định này đã bao hàm các trường hợp thay đổi đăng ký giao dịch, bao gồm cả trường hợp tăng hoặc giảm số lượng chứng khoán đưa vào đăng ký giao dịch.
Theo quy định cũ, các trường hợp thay đổi đăng ký giao dịch bao gồm: “Tổ chức đăng ký giao dịch thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ; Tổ chức đăng ký giao dịch bị tách hoặc nhận sáp nhập doanh nghiệp”, chưa bao quát được hết các trường hợp thay đổi về số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch.
Như vậy, Thông tư 13/2019/TT-BTC được ban hành đã bao hàm các trường hợp thay đổi đăng ký giao dịch (cả trường hợp tăng hoặc giảm số lượng chứng khoán đưa vào đăng ký giao dịch) thay vì chỉ liệt kê 2 trường hợp đăng ký thay đổi giao dịch như Thông tư cũ. Việc sửa đổi này hoàn toàn phù hợp hiện trạng thực tế giao dịch về chứng khoán.

Người lao động có thể tự tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH) của mình qua tin nhắn điện thoại di động từ ngày 03/4/2019
Trả lời

Ngày 03/4/2019, Trung tâm công nghệ thông tin – BHXH Việt Nam có Công văn 330/CNTT-PM gửi các cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo Công văn số 330/CNTT-PM, từ ngày 03/4/2019, người lao động có thể tự tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH) của mình thông qua điện thoại di động bằng cách nhắn tin theo các cú pháp sau:
1. Tra cứu thời gian tham gia BHXH: TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>Mã số BHXH gửi đến 8179
Ví dụ: Soạn tin nhắn TC BHXH 0110129425 gửi 8179; Nội dung thông tin nhận được: Mã số BHXH: 0110129425; Thời gian tham gia BHXH: 09 năm 07 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 08 năm 08 tháng.
2. Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian: TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>{mã số BHXH}<dấu cách>{từ tháng-năm}<dấu cách>{đến tháng-năm}
Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp TC BHXH 0110129425 012016 122017 và gửi đến 8179.
3. Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm: TC<dấu cách>BHXH<dấu cách>{mã số bảo hiểm xã hội}<dấu cách>{từ năm}<dấu cách>{đến năm}
Ví dụ: Soạn tin nhắn với cú pháp TC BHXH 0110129425 2017 2018 gửi 8179.
Công văn số 330/CNTT-PM ngày 03/4/2019 được ban hành nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 681/QĐ-BHXH ngày 18/05/2018 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin “Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan Bảo hiểm xã hội”.