Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục
Trả lời

Ngày 27/3/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 758/QĐ-BGDĐT về việc công bố danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Theo đó, trường tiểu học phải đáp ứng các điều kiện sau để hoạt động giáo dục:
Có Quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị phải đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục như quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP;
Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động;
Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.
Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.
Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Quyết định số 758/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động giao dục, hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Danh mục một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trả lời

Ngày 08/04/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 17/2019/QĐ-TTg về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22/05/2019.
Theo đó, Quyết định Số 17/2019/QĐ-TTg đã quy định cụ thể về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầy trong trường hợp đặc biệt, trong đó nổi bật là 06 gói thầu, nội dung sau:
Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ công chức bao gồm biên soạn giáo trình do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao;
Gói thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực của Việt Nam tại nước ngoài do các cơ sở đào tạo tại nước ngoài trực tiếp thực hiện với chuyên môn đặc thù hoặc kỹ thuật chuyên sâu đối với các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội;
Gói thầu thẩm định giá tài sản liên quan đến các vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra;
Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường và các dịch vụ tương tự khác), cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định;
Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế;
Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng.
Qua đó thấy rằng, 06 gói thầu, nội dung nổi bật Danh mục hơn 20 gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt sẽ có hiệu lực kể từ ngày 22/05/2019 theo quyết định Số 17/2019/QĐ-TTg. Quy định này đã giúp thực hiện chủ trường công khai, minh bạch trong việc lựa chọn, chỉ định nhà thầu, cũng như xây dựng khung pháp lý cụ thể, nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý của cơ quan Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng
Trả lời

Ngày 29/03/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 04/2019/TT-NHNN sửa đổi thông tư số 24/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/05/2019.
Theo đó, Thông tư 04/2019/TT-NHNN sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 24/2013/TT-NHNN như sau:
Thông tư này quy định về việc phân loại tài sản có (sau đây gọi tắt là nợ) và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Nợ phải được phân loại quy định tại Thông tư này bao gồm:
Cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước;
Cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo hợp đồng ký kết trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực;
Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Ủy thác cho vay;
Cho vay khác;
Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
Các khoản bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là các cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đối với các khoản nợ, các cam kết ngoại bảng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo về việc phân loại thì thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Ngân hàng nhà nước đã có những điều chỉnh, sửa đổi phủ hợp với thực tế thực hiện và xu hướng quốc tế hiện nay.

Công tác kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 22/01/2019 vừa qua Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2019.
Theo đó, Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, bao gồm:
Công ty niêm yết;
Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không thuộc những trường hợp trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Các doanh nghiệp trên có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ.
Như vậy, với việc ban hành Nghị định 05/2019 nêu trên, Chính phủ đã xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Bản tin pháp luật số 11/2019
Trả lời

Quy định về thời gian tham gia bồi dưỡng và quy đổi thời gian tham gia bổi dưỡng bắt buộc về chuyên môn nghiệp vụ của Luật sư
Trả lời

Ngày 15/03/2019, Bộ Tư Pháp, đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Thông tư có hiệu lực từ 05/05/2019
Theo đó, Thông tư số 02/2019/TT-BTP đưa ra nhiều quy định mới nổi bật so với Thông tư 10/2014/TT-BTP như sau:
Giảm thời gian tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư tối thiểu là 8 giờ/năm (thay vì quy định hiện hành là 16 giờ/năm).
Quy định mới về thời gian quy đổi tham gia bồi dưỡng trong năm đó (điểm này chưa được quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTP). Cụ thể những trường hợp sau:
Viết bài nghiên cứu pháp luật được đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật trong nước và ngoài nước;…
Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại cơ sở đào tạo cử nhân luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư;…
Tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo chức danh tư pháp;
Tham gia và hoàn thành khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghịêp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài;
Tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm từ 01 ngày trở lên về các nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2019 do Sở Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp tổ chức.
(01 lần tham gia và hoàn thành được ước tính bằng 08 giờ thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng)
Như vậy, Thông tư 02/2019/TT-BTP được ban hành đã tạo một cơ chế mở về những phương thức bồi dưỡng nâng cao nhiệp vụ và cho phép việc quy đổi thời gian tham gia đào tạo bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của Luật sư. Quy định này vừa đảm bảo bảo được việc nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của luật sư và cũng phù hợp với hiện trạng tình hình hoạt động của luật sư trên thực tế.

Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Trả lời

Ngày 27/03/2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 758/QĐ-BGDĐT về việc công bố danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ giáo dục và đào tạo. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27/03/2019.
Theo đó, Quyết định Số 758/QĐ-BGDĐT đã quy định cụ thể về Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục như sau:
Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục (cụ thể tại điều Mục 1.2 Danh mục điều kiện đầu tư kinh doanh ban hành kèm theo quyết định 758/QĐ-BGDĐT);
Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục;
Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;
Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Qua đó, có thể thấy rằng, thời gian kể từ ngày 27/03/2019, Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định rõ về điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục. Quy định này đã điều chỉnh cả trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ công lập cũng như các đơn vị dân lập, tư thục, tạo ra môi trường minh bạch, công bằng trong hoạt động quản lý và cấp phép cho các đơn vị muốn đầu tư, kinh doanh hoạt động giáo dục.

Bổ sung quy định về xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
Trả lời

Ngày 28/03/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở. Nghị định có hiệu lực ngày 15/05/2019.
Theo đó, Nghị định 30/2019/NĐ-CP quy định bổ sung việc xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà ở như sau:
1. Trường hợp người đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này thì thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được xác định như sau:
Nếu thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được ghi trong hợp đồng thuê nhà thì xác định theo thời điểm ghi trong hợp đồng;
Nếu trong hợp đồng thuê nhà ở không ghi thời điểm bố trí sử dụng nhà ở thì xác định theo thời điểm ký kết hợp đồng đó;
Nếu thuộc diện ký lại hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng thuê nhà thì thời điểm bố trí sử dụng được xác định theo thời điểm nêu tại hợp đồng ký kết đầu tiên;
Nếu người trực tiếp sử dụng nhà ở có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền thuê nhà ở trước khi ký kết hợp đồng thuê nhà thì thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được xác định theo thời điểm nộp tiền thuê nhà ở; trường hợp khi ký kết hợp đồng thuê nhà ở mà cơ quan có thẩm quyền đã truy thu tiền thuê nhà ở (có giấy tờ chứng minh việc truy thu tiền thuê nhà ở) thì thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được xác định theo thời điểm tính truy thu tiền thuê nhà ở;
Nếu người trực tiếp sử dụng nhà ở có quyết định hoặc văn bản phân phối bố trí sử dụng nhà ở (sau đây gọi chung là văn bản bố trí sử dụng) và có tên trong văn bản đó trước thời điểm ký kết hợp đồng thuê nhà thì thời điểm bố trí sử dụng được xác định theo thời điểm ghi trong văn bản bố trí sử dụng; nếu trong văn bản bố trí sử dụng không ghi thời điểm thì xác định theo thời điểm ban hành văn bản đó.
2. Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà nhưng có tên trong văn bản bố trí sử dụng thì thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được xác định theo thời điểm ghi trong văn bản đó; nếu trong văn bản bố trí sử dụng không ghi thời điểm thì xác định theo thời điểm ban hành văn bản này.
3. Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở thuộc diện nhận chuyển quyền thuê nhà ở (có hợp đồng thuê nhà hoặc có văn bản bố trí sử dụng nhà ở này nhưng không có tên trong hợp đồng hoặc trong văn bản đó) thì thời điểm bố trí sử dụng nhà ở được xác định theo thời điểm người đầu tiên có tên trong hợp đồng hoặc văn bản bố trí sử dụng nhà ở.
Như vậy, việc bổ sung quy định về xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là yếu tố cần thiết làm căn cứ, cơ sở pháp lý cho người dân cũng như cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu
Trả lời

Ngày 28/03/2018, Thủ tướng ban hành Quyết định 16/2019/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu có hiệu lực ngày 15/05/2019.
Theo đó, Quyết định 16/2019/QĐ-TTg quy định nội dung nổi bật liên quan đến lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với các loại phương tiện, cụ thể như sau:
Đối với lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông, cụ thể như sau:
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất trước năm 1999 được tiếp tục áp dụng Mức 1.
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất từ năm 1999 đến hết năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và ô tô lắp động cơ cháy do nén tham gia giao thông sản xuất sau năm 2008 áp dụng Mức 2 từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Đối với lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, cụ thể như sau
Ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức, động cơ cháy do nén đã qua sử dụng nhập khẩu áp dụng Mức 4 kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Trường hợp ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Luật hải quan hoặc đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì được tiếp tục áp dụng quy định tại Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Như vậy, Quyết định 16/2019/QĐ-TTg đã quy định chi tiết về lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, với mục đích giảm thiểu phát thải khí thải ra môi trường từ các phương tiện giao thông, đảm bảo mục tiêu cốt lõi là bảo vệ môi trường theo đúng quy định của quốc gia, cũng như cộng đồng quốc tế.

Phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam
Trả lời

Ngày 26/3/2019, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng LPI do Ngân hàng Thế giới công bố từ nay đến năm 2025 lên 5-10 bậc (năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39 trên thế giới về xếp hạng LPI), đóng góp tích cực vào cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo…, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội.
Kế hoạch đề ra nhiệm vụ cụ thể gắn với vai trò của các bộ, ngành, địa phương và được chia thành các nhóm nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với các chỉ số thành phần trong LPI, bao gồm:
Nhóm nhiệm vụ về nâng cấp hạ tầng;
Nhóm nhiệm vụ về cải thiện khả năng giao hàng;
Nhóm nhiệm vụ về nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics;
Nhóm nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ, tối ưu khả năng truy xuất;
Nhóm nhiệm vụ về rút ngắn thời gian và giảm chi phí;
Nhóm nhiệm vụ về nâng cao hiệu quả thông quan;
Nhóm nhiệm vụ bổ trợ.
Nhìn chung, việc ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT nhằm triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ đã cho thấy quyết tâm của Nhà Nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tầm nhìn ngắn hạn, cũng như dài hạn, từ đó giúp nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.