Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm giai đoạn 2019 – 2030
Trả lời

Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/QĐ-TTg về việc duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 13/3/2019.
Theo đó, Chương trình hướng đến một số mục tiêu sau:
Đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 5,0 đến 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc đến năm 2025 và từ 8 – 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc đến năm 2030.
Đến năm 2025, giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,5% và đến năm 2030, giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,0%.
Đảm bảo 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện/giải pháp kỹ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng.
Đảm bảo 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định.
Giảm 5% lượng tiêu thụ xăng, dầu trong giao thông vận tải so với dự báo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của ngành đến năm 2030.
Chương trình được thực hiện từ năm 2019 đến năm 2030 với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Trung ương khoảng 600 tỷ đồng; nguồn viện trợ không hoàn lại khoảng 1.600 tỷ đồng; vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi khoảng 2.200 tỷ đồng.
Việc sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả sẽ có tác dụng bảo tồn năng lượng của quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Chương trình tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa to lớn trong bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu cũng như đóng góp cho tăng trưởng bền vững của quốc gia.
Việc ban hành Nghị định số 29/2019/NĐ-CP hướng dẫn các nội dung về cho thuê lại lao động, đã tạo sự thống nhất trong nhận thức và quản lý lĩnh vực này. Đồng thời, Nghị định cũng là cơ sở pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp có căn cứ thực hiện khi tham gia vào lĩnh vực cho thuê lại lao động.

Quy định mới về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Trả lời

Ngày 23/01/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT về việc quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 28/3/2019, thay thế cho Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết nhiệm vụ của nhân viên tuần đường đối với các nội dung: quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, xử lý hư hỏng công trình đường bộ; công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và khi công trình đường bộ xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho khai thác sử dụng.
Thời gian thực hiện tuần tra, kiểm tra mỗi vị trí công trình trong phạm vi đoạn đường quốc lộ được giao: không ít hơn 01 lần/2 ngày trong điều kiện bình thường; không ít hơn 01 lần/1 ngày trong các tháng mùa mưa, trên đoạn tuyến có công trình hư hỏng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác sử dụng; đoạn đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông vượt quá lưu lượng thiết kế. Trường hợp cần thiết (các ngày có mưa lũ, công trình cầu có kết cấu phức tạp, công trình hư hỏng nặng), người quản lý sử dụng công trình đường bộ yêu cầu đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ tăng số lần tuần đường so với quy định.
Chiều dài nhân viên tuần đường được giao thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc quy mô, tính chất công trình, phương tiện di chuyển của nhân viên tuần đường nhưng không quá quy định: đối với đường cấp I và II: 25 km/người; đối với đường cấp III: 30 km/người; đối với đường các cấp IV, V và VI: 35 km/người.
Về công tác tuần kiểm đường bộ, Thông tư quy định thực hiện kiểm tra trên tuyến đường được giao quản lý ít nhất 01 lần/1 tuần, tăng số lần tuần kiểm trong các trường hợp đoạn đường đang khai thác hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, các điểm sạt lở, lũ lụt gây ngập hoặc có nguy cơ sạt lở, cầu yếu, các đoạn đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT quy định cụ thể, chi tiết hơn về trách nhiệm đối với đơn vị thực hiện công việc bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ; nhiệm vụ của người tuần kiểm đường bộ; trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường bộ và trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ. Qua đó, đảm bảo sự thông suốt của các tuyến đường huyết mạch, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Điều kiện và thẩm quyền cấp phép cho thuê lại lao động
Trả lời

Ngày 20/03/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2019/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động. Nghị định này có hiện lực kể từ ngày 05/05/2019.
Theo đó, Nghị định số 29/2019/NĐ-CP có một số nội dung nổi bất như sau:
Về điều kiện cấp giấy phép, theo Điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
Là người quản lý doanh nghiệp;
Không có án tích;
Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
Về thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, theo Điều 6 Nghị định 29/2019/NĐ-CP thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Về danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, bao gồm 20 công việc được thể hiện tại Phụ lục I Nghị định 29/2019/NĐ-CP.

Quy định về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 28/01/2019, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BTC quy định về áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp có hiệu lực ngày 07/3/2019.
Theo đó, Thông tư số 07/2019/TT-BTC có nội dung nổi bật như sau:
Doanh nghiệp được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp. Cụ thể:
Được cơ quan hải quan và các cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên làm thủ tục giao nhận hàng hóa trước, ưu tiên kiểm tra giám sát trước;
Doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành, trừ trường hợp pháp luật kiểm tra chuyên ngành quy định hàng hóa phải kiểm tra tại cửa khẩu.
Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
Tổng cục Hải quan thẩm định, kết luận về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
Như vậy, Thông tư số 07/2019/TT-BTC đã hướng dẫn chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp.

Sửa đổi, bổ sung giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà
Trả lời

Ngày 11 tháng 3 năm 2019 Bộ Công thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/04/2019.
Theo đó, Thông tư số 05/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung về giá bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà như sau:
-Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD);
-Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung giá mua bán điện của dự án điện mặt trời theo thông tư mới phù hợp hơn với xu thế tăng trưởng của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng của người dân.

Bản tin pháp luật số 07/2019
Trả lời

Quy định chi tiết về việc nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu khoa học, trưng bài tại hội trợ, triển lãm
Trả lời

Ngày 08/03/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/04/2019.
Theo đó Nghị định 26/2019/NĐ-CP việc nhập khẩu giống thủy sản như sau:
1.Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu khoa học, trưng bài tại hội trợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.
2.Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a)Đơn đề nghị nhập khẩu giống thủy sản;
b)Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c)Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
d)Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội trợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội trợ, triển lãm).
Như vậy, việc ban hành Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết việc nhập khẩu thủy sản bên cạnh là cơ sở cho việc quản lý của nhà nước được tốt hơn, còn là căn cứ đề các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu thủy sản lưu ý thực hiện đúng quy định pháp luật.

Quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2019
Trả lời

Ngày 04/03/2019 Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2019/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế gia cầm năm 2019. Thông tư có hiệu lực từ ngày 17/04/2019.
Theo đó, Thông tư 04/2019/TT-BCT quy định lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2019 như sau:

Như vậy, việc quy định lượng hạn ngạch thuế quan rõ ràng là cơ sở để các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý, đồng thời giúp cho người nuôi gia cầm có cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước.

Các tiêu chí xác định các khoản chi được trừ trong doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 27/02/2019, Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 7623/CT-TTHT về việc chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp trong đó đưa ra các tiêu chí để doanh nghiệp xác định các khoản chi được trừ.
Theo đó, Công văn số 7623/CT-TTHT hướng dẫn xác định các chi phí được trừ, sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, cụ thể:
Điều 6, Thông tư số 119/2016/TT-BTC, Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; 
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. 
Việc ban hành Công văn số 7623/CT-TTHT của Cục thuế thành phố Hà Nội cho thấy đây là một hoạt động thường xuyên của cơ quan, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết những vướng mắc và áp dụng thống nhất pháp luật thuế.

Quy định mới về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải
Trả lời

Ngày 11/03/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 10/2019/TT-BGTVT về việc quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/05/2019.
Theo đó, cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là Cục Hàng hải Việt Nam; Cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai là các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải;
Nhiệm vụ chung của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực hàng hải bao gồm:

  • Bảo vệ người; quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng hàng hải, thiết bị, tài sản, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; ngăn ngừa nguy cơ gây hư hại các công trình;
  • Tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của công trình cần được bảo vệ, nếu phát hiện có hư hỏng hoặc suy yếu phải kịp thời có biện pháp xử lý. Trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của mình, cấp kiểm tra phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết trước mùa mưa bão;
  • Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai với các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực hàng hải;
  • Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai gồm các nội dung chính như sau: Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm; sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất; bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc; phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nguồn nhân lực ứng phó thiên tai; dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm;
  • Tổ chức kiểm tra công tác triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại đơn vị và các bộ phận trực thuộc, đặc biệt là các công trình trộng điểm, xung yếu;
  • Tổ chức huấn luyện, diễn tập về nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về công tác phòng, chống thiên tai;
  • Tổ chức hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ quan, đơn vị.

Thông tư 10/2019/TT-BGTVT về việc quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải được ban hành thay thế Thông tư số 29/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành Hàng hải.