Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Các trường hợp chứng khoán bị hủy đăng ký trên sàn Upcom
Trả lời

Ngày 15/3/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2019.
Theo đó, Thông tư đã quy định bổ sung 02 trường hợp chứng khoán bị hủy đăng ký trên sàn Upcom, nâng tổng số lên 6 trường hợp, cụ thể:
a) Tổ chức đăng ký giao dịch không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo thông báo hủy đăng ký công ty đại chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Tổ chức đăng ký giao dịch chấm dứt sự tồn tại do bị sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản;
c) Tổ chức đăng ký giao dịch bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
d) Tổ chức đăng ký giao dịch được chấp thuận niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;
đ) Doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị hủy đăng ký giao dịch sau một (01) năm kể từ ngày không đáp ứng điều kiện về vốn hoặc cổ đông theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 25 Luật Chứng khoán hoặc cả hai điều kiện trên.
e) Doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu không đáp ứng điều kiện về vốn hoặc cổ đông theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư này sẽ bị hủy đăng ký giao dịch trong vòng một (01) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng đã sửa đổi quy định về thời hạn đăng ký giao dịch chứng khoán Trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định pháp luật về chứng khoán, công ty đại chúng chưa niêm yết chứng khoán phải hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên Hệ thống giao dịch Upcom.
Quy định mới của Bộ tài chính giúp hoàn thiện quy trình, thủ tục, hồ sơ theo hướng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa.

Bản tin pháp luật số 09/2019
Trả lời

Các trường hợp triển lãm phải xin cấp Giấy phép tổ chức triển lãm
Trả lời

Ngày 26/2/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 23/2019/NĐ-CP Về hoạt động triển lãm. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2019.
Theo đó, Nghị định Số 23/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể về các triển lãm phải xin cấp Giấy phép tổ chức triển lãm như sau:
Triển lãm do tổ chức, cá nhân tại Việt Nam đưa ra nước ngoài.
Triển lãm do tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
Qua đó, có thể thấy rằng, thời gian tới kể từ ngày 15/4/2019, Chính phủ đã quy định rõ các trường hợp phải xin cấp Giấy phép tổ chức triển lãm, cũng như các triển lãm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định cần xin cấp phép. Quy định này đã giúp nhà đầu tư, các cá nhân, tổ chức thực hiện triển lãm hiểu rõ hơn về các trường hợp phải xin Giấy phép, tạo ra môi trường minh bạch trong hoạt động quản lý và cấp phép triển phép triển lãm thực hiện tại Việt Nam và đưa ra nước ngoài.

Sửa đổi, bổ sung về giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà
Trả lời

Ngày 11/03/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT sửa đổi thông tư 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/04/2019.
Theo đó, giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà được sửa đổi, bổ sung như sau:
Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD);
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.”.
Bổ sung nội dung Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung về giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước
Trả lời

Ngày 28/12/2018 vừa qua Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 136/2018/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 về quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước.
Theo đó, từ thời điểm ngày 01/04/2019, thời điểm thông tư có hiệu lực, việc thu, chi, sử dụng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước sẽ được quản lý chặt chẽ hơn so với thời gian trước đó.
Theo đó, các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng thương mại sẽ thực hiện việc nộp ngân sách nhà nước bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Theo quy định, thì kể từ ngày 01/04/2019, tất cả các tổ chức kinh t được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức thực hiện đầu tư kinh doanh khác sẽ không sử dụng tiền mặt khi thực hiện các hoạt động nộp ngân sách Nhà Nước.
Thêm vào đó, việc rút, chi bằng tiền mặt của các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước cũng bị hạn chế, giới hạn. Theo quy định mới có hiệu lực, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không được sử dụng quá 100.000.000 đồng tiền mặt cho mỗi lần giao dịch.
Như vậy, với việc ban hành Thông tư số 136/2018 nêu trên, Bộ Tài chính đã hưởng ứng một cách chủ động, tích cực chỉ đạo của Chính Phủ trong việc nâng cao minh bạch, hiệu quả của việc thu, chi, sử dụng Ngân sách Nhà Nước, góp phần đầy lùi tham nhũng, tiêu cực.

Quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động
Trả lời

Ngày 20/03/2019, Bộ tài chính ban hành Nghị định số 29/2019/NĐ-CP quy định về chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động có hiệu lực ngày 05/05/2019.
Theo đó, Nghị định số 29/2019/NĐ-CP có nội dung nổi bật như sau:
Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động là doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Ban hành 20 danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Như vậy, Nghị định số 29/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc
Trả lời

Ngày 21/03/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2019/TT-BYT kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 22/09/2019.
Theo Quy chuẩn này, giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc bao gồm:
Bụi amiăng tại nơi làm việc;
Bụi silic tại nơi làm việc;
Bụi không chứa silic tại nơi làm việc;
Bụi bông tại nơi làm việc;
Bụi than tại nơi làm việc.
Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cơ quan, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các tổ chức, cá nhân có các hoạt động phát sinh bụi tại nơi làm việc và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với bụi phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Tiêu chuẩn bụi amiăng, tiêu chuẩn bụi chứa silic, tiêu chuẩn bụi không chứa silic và tiêu chuẩn bụi bông trong Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Ba trường hợp doanh nghiệp phải kiểm toán nội bộ
Trả lời

Ngày 22/1/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2019.
Theo đó, Nghị định đã quy định cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, bao gồm:
Công ty niêm yết;
Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
Doanh nghiệp Nhà nước mà công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các doanh nghiệp này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị, bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp.

Bản tin pháp luật số 08/2019
Trả lời

Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân
Trả lời

Ngày 20/03/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2019/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân. Theo đó, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/05/2019.
Nghị định này quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; bảo vệ người tố cáo, người được bảo vệ; quản lý công tác giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân.
Trong đó, Nghị định nêu rõ nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo, cụ thể:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị do người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp giải quyết.
Nghị định quy định tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách do người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập, chia, tách mà người bị tố cáo đang công tác chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết.
Tố cáo quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng của cơ quan, đơn vị đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý cơ quan, đơn vị trước khi bị giải thể giải quyết.
Tố cáo cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên một cấp của cơ quan, đơn vị đó giải quyết.
Việc ban hành Nghị định 28/2019/NĐ–CP đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức và quy trình giải quyết tố cáo, cũng như tăng cường vai trò kiểm soát của các cá nhân, tổ chức khác nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh trong hàng ngũ Quân đội nhân dân.