Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự hình thành công nghiệp sản xuất vaccine tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 29/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 (“Nghị quyết 63”).
Một trong những điểm nổi bật, đáng chú ý tại Nghị quyết 63 là đã ghi nhận nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự hình thành công nghiệp sản xuất vaccine tại Việt Nam. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, được đặt lên hàng đầu được Chính phủ quy định tại Nghị quyết 63. Theo đó, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan:
– Nghiên cứu, đề xuất thành lập trung tâm để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn quốc tế;
– Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để thu hút tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine, tiến tới hình thành công nghiệp sản xuất vaccine.
Trước thời điểm ban hành Nghị quyết 63, tại Thông báo số 160/TB-VPCP của Văn Phòng Chính Phủ liên quan đến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới:
– Tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine;
– Bộ Y tế, cơ quan quản lý nhà nước về vaccine, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công nghệ, sản xuất, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất vaccine quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế; đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề còn vướng mắc để tháo gỡ kịp thời. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự báo tình hình, cân đối cung cầu hợp lý vaccine tránh tình trạng “lúc thiếu, lúc thừa không đúng lúc” để điều tiết chính sách vĩ mô kịp thời, hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết 63: Chính phủ đã thống nhất sự chỉ đạo đến các cấp, các ngành tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự hình thành công nghiệp sản xuất vaccine, bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Nghị quyết 63 có hiệu lực từ Ngày 29/6/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Hướng dẫn áp dụng cơ chế APA với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Trả lời

Ngày 18 tháng 6 năm 2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 45/2021/TT-BTC hướng dẫn việc áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế đối với Doanh nghiệp có giao dịch liên kết (“Thông tư 45”). Theo đó, quy định các giao dịch được đề nghị áp dụng APA như sau:
– Giao dịch được đề nghị áp dụng APA là các giao dịch liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể:
• Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
• Các giao dịch vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác;
• Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình; và
• Các thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết
Lưu ý: Trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
– Giao dịch được đề nghị áp dụng APA phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
• Giao dịch thực tế đã phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và sẽ tiếp tục diễn ra trong giai đoạn đề nghị áp dụng APA.
• Giao dịch có cơ sở để xác định được bản chất giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế và có cơ sở để phân tích, so sánh, lựa chọn đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, dựa trên các thông tin, dữ liệu tuân thủ quy định tại điểm b khoản 6 Điều 42 Luật Quản lý thuế.
• Giao dịch không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về thuế.
• Giao dịch được thực hiện minh bạch, không nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế.
Thông tư 45 có hiệu lực từ ngày 03/8/2021 và thay thế Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid – 19
Trả lời

Ngày 22 tháng 6 năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 13/HD-LĐLĐ hướng dẫn một số nội dung liên quan đến đóng kinh phí công đoàn do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 (“Hướng dẫn 13”). Theo đó, cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid – 19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn, cụ thể như sau:

  • Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp có số lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên so với tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trước khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
  • Thời gian lùi đóng kinh phí do Ban thường vụ công đoàn cấp trên xem xét quyết định, tối đa đến ngày 31/12/2021.
  • Hết thời gian nêu trên, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng đủ số kinh phí được tạm dừng cho công đoàn cấp trên theo quy định.
  • Hồ sơ, trình tự thực hiện đối với trường hợp lùi đóng kinh phí công đoàn như sau:

+          Doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị bao gồm:

(1)       Văn bản đề nghị lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Hướng dẫn 13;

(2)       Danh sách người lao động giảm đóng bảo hiểm xã hội theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Hướng dẫn 13.

(3)       Bản sao văn bản xác nhận của bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan chuyên ngành quản lý lao động về tình hình biến động lao động tại doanh nghiệp.

+          Trình tự thực hiện:

(1)       Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị đến cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh;

(2)       Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, công đoàn cấp trên có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với số liệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội để xem xét, giải quyết lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn và chịu trách nhiệm về quyết định này; trường hợp không giải quyết thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp được biết.

Hướng dẫn 13 có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

 

Bản Tin Pháp Luật Số 06/2021
Trả lời

Điều kiện cấp Giấy phép của Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Trả lời

Ngày 19/03/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2021/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Theo đó, Nghị định này đã quy định chi tiết về điều kiện cấp Giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể như sau:

  • Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
  • Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
  • Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Như vậy, so với quy định trước đây, Nghị định này đã bổ sung quy định về điều kiện đối với Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Quy định mới này được kỳ vọng sẽ siết chặt hơn công tác quản lý cũng như tính hiệu quả của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2021.

Các trường hợp được miễn thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài tại Việt Nam
Trả lời

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài (hay người Việt nhưng học tại các chương trình đào tạo thuộc các cơ sở giáo dục nước ngoài) ngày cảnh phố biến tại các Doanh nghiệp trong nước. Điều này làm phát sinh nhu cầu về công nhận văn bằng nước ngoài.

Ngày 15/4/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (“Thông tư 13”), Thông tư 13 ra đời đã thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT; Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT. Một trong những nội dung quan trọng của Thông tư 13 là quy định Miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng. Cụ thể như sau:

  1. Miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng là gì?

Là việc Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận để sử dụng tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng. Trong đó, “Văn bằng” được hiểu là bao gồm: Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

  1. Các đối tượng được Miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng
    • Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;
    • Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước;
    • Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ ngày 01/7/2019.
  2. Yêu cầu cho các đối tượng được Miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng
    • Tên văn bằng phù hợp với quy định về văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;
    • Thời gian đào tạo và điều kiện tuyển sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    • Đào tạo theo hình thức trực tiếp hoặc đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến mà thời lượng giảng dạy trực tuyến không quá 30% tổng thời lượng của chương trình.
  3. Lưu ý khác:

Việc miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng không bao gồm việc xác thực văn bằng; cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xác thực văn bằng trong trường hợp cần thiết.

Thông tư 13 có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Thủ tục tạm nhập khẩu ô tô, xe máy
Trả lời

Ngày 19 tháng 4 năm 2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 27/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số số 19/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

Theo đó, thủ tục tạm nhập khẩu ô tô, xe máy mới nhất được thực hiện như sau:

  • Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
  • Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin trên giấy tạm nhập khẩu, tờ khai hải quan với thực tế hàng hóa.
    Trường hợp hàng hóa nhập có sai lệch với nội dung trên giấy tạm nhập khẩu thì tiến hành điều chỉnh; thời hạn điều chỉnh không quá 05 ngày làm việc từ ngày Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhận đầy đủ thông tin, hồ sơ;
  • Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập khẩu chỉ thông quan xe tạm nhập khẩu khi có Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới/xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và đã hoàn thành thủ tục hải quan.
  • Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập khẩu xác nhận kết quả làm thủ tục vào 02 bản giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy và trả cho người khai hải quan 01 bản;
    Nếu thực hiện thủ tục hải quan giấy thì Chi cục Hải quan xác nhận thông quan trên 03 tờ khai:
  • Trả cho người khai hải quan 01 tờ khai hải quan có xác nhận thông quan và 01 tờ khai hải quan có đóng dấu “dùng cho tái xuất hoặc chuyển nhượng hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy theo quy định của pháp luật”;
  • Lưu 01 tờ khai hải quan.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 2 tháng 6 năm 2021.

Xiết chặt quản lý, xử lý mạnh tay các vi phạm về kinh doanh dịch vụ Karaoke, Vũ trường kể từ ngày 01/6/2021
Trả lời

Ngày 29/03/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (“Nghị định 38”).

Nghị định 38 đã bổ sung các quy định nhằm tăng mức xử phạt, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường. Qua đó nhằm tính răn đe và chấn chỉnh những hạn chế của loại hình dịch vụ này. Nghị định 38 thay thế cho các quy định tương ứng tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP.

Sau đây là một số quy định mới tại Nghị định 38 nhằm xiết chặt công tác quản lý, xử lý mạnh tay các vi phạm về kinh doanh dịch vụ Karaoke, vũ trường:

  1. Tăng mức xử phạt tiền cho các hành vi vi phạm, cụ thể:
  • Phạt tiền đến 10.000.000 đồng với các hành vi: Không mặc trang phục hoặc không đeo biển tên do người sử dụng lao động cung cấp; Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trườ…;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đồng đến 20.000.000 đồng với các hành vi: Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi; Kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày; Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa dưới 200 mét…..;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi: Kinh doanh dịch vụ karaoke không có giấy phép theo quy định; Sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh; Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke để kinh doanh….
  1. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường từ 18 tháng đến 24 tháng; Tịch thu tang vật vi phạm.
  2. Áp dụng các Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Nhìn chung, các quy định mới tại Nghị định 38 có tính chất răn đe cao hơn so với các quy định trước đó. Điều này được nhận định là phù hợp và cần thiết nhằm chấn chỉnh hoạt động của các loại hình dịch vụ karaoke, vũ trường đang diễn biến hết sức phức trong bối cảnh hiện nay.

Nghị định 38 có hiệu lực kể từ 01/06/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Chính sách hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid – 19
Trả lời

Ngày 19 tháng 5 năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ về chi hỗ trợ khẩn cấp cho Đoàn viên, Người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID – 19, theo đó, đối tượng được hỗ trợ chi phí sẽ bao gồm:

  • Lực lượng đang phục vụ tuyến đầu chống dịch gồm các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung, mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng/đơn vị.
  • Đoàn viên; NLĐ khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 đang điều trị bệnh, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/người
  • Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức; Đoàn viên; NLĐ (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung theo quyết định của CQNN có thẩm quyền; Không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, doanh nghiệp, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người.
  • Có quyết định phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hoàn cảnh khó khăn; Lao động nữ đang mang thai, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, NLĐ buộc phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của CQNN có thẩm quyền, mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/người.
  • Các trường hợp đặc biệt khác cần hỗ trợ giao ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động xem xét, quyết định theo thẩm quyền phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phòng, chống dịch và khả năng cân đối tài chính công đoàn của địa phương, đơn vị nhưng mức hỗ trợ không quá các quy định tương ứng đã nêu trên; báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều kiện áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi và ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA
Trả lời

Ngày 21 tháng 5 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2021/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ai-Len giai đoạn 2021-202.

Theo đó, Nghị định này đã quy định về các điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi và ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA, cụ thể như sau:

  1. Thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Được nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
  • Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
  • Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh).
  1. Thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định UKVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:
  1. a) Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len;
  2. b) Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).
  • Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định UKVFTA.

Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.