Ngày 24/8/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 3089/QĐ-TLĐ năm 2021 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Theo đó, Quyết định này đã quy định về mức hỗ trợ bữa ăn cụ thể như sau:
• Đối tượng hưởng hỗ trợ: Đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất.
• Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người, hỗ trợ 01 lần.
• Thời điểm thực hiện hỗ trợ: Được tính từ ngày Quyết định có hiệu lực – Ngày 24/8/2021.
• Nguồn kinh phí thực hiện:
1. Do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cấp hỗ trợ cho công đoàn cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị. Trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không đủ nguồn để cấp hỗ trợ, thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp bù.
2. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở từ nguồn tài chính tích lũy của đơn vị còn được sử dụng tại thời điểm cấp hỗ trợ. Trường hợp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không đủ nguồn để cấp thì Tổng Liên đoàn cấp bù để Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp đủ cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
• Cách thức triển khai:
1. Báo cáo số lượng đoàn viên, người lao động được doanh nghiệp huy động để thực hiện “3 tại chỗ” duy trì sản xuất:
Công đoàn cơ sở báo cáo số lượng với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để thẩm định cấp kinh phí;
Trường hợp doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn nhưng chưa có tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở làm việc với doanh nghiệp kiểm tra, xác định số lượng đoàn viên, người lao động.
2. Đề nghị cấp hỗ trợ:
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ khi không cân đối được nguồn.
Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị Tổng Liên đoàn cấp hỗ trợ khi không cân đối được nguồn.
3. Trên cơ sở đề xuất của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) thống nhất với chủ doanh nghiệp về phương thức tổ chức, khẩu phần bữa ăn, chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức bữa ăn theo chính sách chung của doanh nghiệp; đồng thời công đoàn cơ sở (công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) giám sát việc tổ chức thực hiện bữa ăn và công khai tới đoàn viên, người lao động.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/8/2021.
Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (“Nghị định 69”), Nghị định này thay thế Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (“Nghị định 101”).
Sự ra đời của Nghị định 69 được kỳ vọng nhằm khắc phục những khó khăn, tồn đọng mà trong suốt quá trình thực hiện Nghị định 101 chưa thể giải quyết đã được Bộ Xây dựng nêu lên tại Công văn số 159/BXD-QLN ngày 28/6/2019. Cụ thể:
“Bộ Xây dựng vẫn nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp, các hiệp hội, báo chí và đặc biệt là ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước về việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ tại hầu hết các địa phương còn chậm, dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân vẫn đang phải sinh sống trong các nhà chung cư hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng nhà chung cư cũ.”
Sau đây là những nội dung nổi bật của Nghị định 69:
1. Thứ nhất, Nghị định 69 quy định rõ các trường hợp nhà chung cư “phải” phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch (Điều 5 Nghị định 69).
2. Thứ hai, Nghị định 69 quy định rõ hơn về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Trong đó dành riêng một mục riêng nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan (Từ Điều 20 đến Điều 24 Nghị định 69):
– Nguyên tắc, nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
– Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư về nhà ở, công trình xây dựng không thuộc sở hữu nhà nước.
– Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu nhà nước.
– Phương án bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
– Ký kết hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà, công trình xây dựng bố trí tái định cư.
Nghị định 69 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 23/8/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN về Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Thông tư này đã quy định giảm mức phí thanh toán cụ thể như sau:
Giảm 50% mức phí thanh toán tại 02 dịch vụ tại Biểu “Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng” từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022 bao gồm:
• Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao, cụ thể:
Đối với Lệnh thanh toán mà thời điểm Hệ thống nhận giao dịch trước 15h30 trong ngày: Giảm từ 0,01% xuống còn 0,005% số tiền thanh toán (tối thiểu 1.000 đồng/món; tối đa 25.000 đồng/món).
Đối với Lệnh thanh toán mà thời điểm Hệ thống nhận giao dịch trong khoảng thời gian từ 15h30 đến khi Hệ thống ngừng nhận Lệnh thanh toán trong ngày: Giảm từ 0,02% xuống còn 0,01% số tiền thanh toán (tối thiểu 2.000 đồng/ món; tối đa 50.000 đồng/món).
• Phí giao dịch thanh toán qua Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp giảm từ 2.000 đồng/món xuống còn 1.000 đồng/món.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.
Ngày 30/6/2021, Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2021.
Theo đó quy định các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động bao gồm:
• Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
• Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
• Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
• Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
• Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (Nội dung sửa đổi); chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Theo đó, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT đã loại trường hợp “Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” khỏi danh sách các trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT trước đó, quy định này phù hợp với điểm g Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013.
Ngày 30/6/2021, Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2021.
Theo Khoản 5 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đất đai, người dân khi đi làm các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không cần nộp bảo sao CMND, Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Thay vào đó, thông tin của người dân sẽ được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Với nội dung sửa đổi này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và kể cả các cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ, đồng thời phù hợp với điều kiện thay đổi của các chính sách có liên quan trong hoạt động quản lý dân cư.
Ngày 30/6/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (“Thông tư 51”). Thông tư 51 thay thế Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (“Thông tư 123”).
Thông tư 51 đã có những cải cách mới về nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài so với quy định trước đó tại Thông tư 123. Sau đây là những nội dung nổi bật.
Thông tư 51 có hiệu lực kể từ ngày 16/8/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 30/6/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (“Thông tư 51”). Thông tư 51 thay thế Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (“Thông tư 123”).
Thông tư 51 đã có những cải cách mới về chế độ báo cáo của các chủ thể trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam so với quy định trước đó tại Thông tư 123. Sau đây là những nội dung nổi bật:
Lưu ý:
• Đối tượng nhận báo cáo: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
• Trường hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu, các chủ thể trực tiếp báo cáo và cung cấp danh mục, số liệu, dữ liệu, các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài.
• Các báo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy kèm theo tệp dữ liệu điện tử hoặc trên hệ thống quản lý hoạt động nhà đầu tư nước ngoài của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và phải được lưu trữ trong thời gian tối thiểu là 05 năm.
Thông tư 51 có hiệu lực kể từ ngày 16/8/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 30/6/2021, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (“Thông tư 51”). Thông tư 51 thay thế Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (“Thông tư 123”).
Bên cạnh tiếp tục ghi nhận lại những quy định trước đó tại Thông tư 123 liên quan đến tài khoản đầu tư gián tiếp, Thông tư 51 đã có những quy định nhằm hướng dẫn chi tiết hơn về các nhóm đối tượng phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp khi tham gia và hoạt động trên thị trường chứng khoán, cụ thể bao gồm 03 nhóm sau:
Lưu ý:
• Mọi hoạt động chuyển tiền để thực hiện các giao dịch, đầu tư, các thanh toán khác liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động của tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài, nhận và sử dụng cổ tức, lãi được chia, mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài (nếu có) và các giao dịch khác có liên quan đều phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp.
• Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư gián tiếp thực hiện theo pháp luật về quản lý ngoại hối.
Thông tư 51 có hiệu lực kể từ ngày 16/8/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 07/07/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (“Thông tư 06”). Theo đó, một trong những nội dung nổi bật tại Thông tư này là đã bổ sung quy định về xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác sau đây:
– Thưởng (Là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động);
– Tiền thưởng sáng kiến;
– Tiền ăn giữa ca;
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Về cơ bản, quy định này tiếp tục kế thừa nội dung quy định trước, tuy nhiên có cập nhật các nội dung trích tới các điều khoản tương ứng tại Bộ luật lao động mới (2020) và Thông tư hướng dẫn mới (Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH).
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2021.