Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Không xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Trả lời

Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, một số Cục Hải quan, cộng đồng doanh nghiệp đã kiến nghị việc xem xét không XPVPHC đối với một số trường hợp vi phạm xảy ra trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ, bao gồm các trường hợp như sau:

1. Hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nhưng chuyên gia nước ngoài chưa thể sang Việt Nam để lắp ráp phụ kiện phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định.
2. Hàng hóa (hóa chất) nhập về không có bồn chứa, không tiêu thụ được nên phải để hàng lưu tại cảng, không thể khai hải quan đúng thời hạn quy định.
3. Doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán, nộp chậm báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế do giãn cách xã hội, không có nhân viên làm việc.
4. Doanh nghiệp không thể thu xếp nguồn tài chính để nộp tiền thuế cho tất cả các lô hàng đã về Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến cửa khẩu.
5. Doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai, lấy hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu do hoạt động trong khu vực bị phong tỏa.
6. Doanh nghiệp không thể thực hiện tái xuất hàng hóa theo quyết định XPVPHC do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
7. Doanh nghiệp không thể tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc đúng thời hạn đăng ký với cơ quan hải quan do giãn cách xã hội và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
8. Một số đơn vị hải quan có ca F0 và thực hiện giãn cách xã hội nên không thể lập biên bản vi phạm hành chính, tiếp nhận hồ sơ, tang vật vi phạm để xác minh làm rõ vi phạm để xử lý đúng thời hạn theo quy định.

Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, ngày 15/9/2021 Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4428/TCHQ-PC năm 2021 yêu cầu cơ quan hải quan khi xem xét không XPVPHC với lý do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ phải căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP và hồ sơ vụ việc cụ thể để áp dụng quy định liên quan đến“sự kiện bất khả kháng” đối với từng vụ việc cụ thể.

Như vây, để xem xét không XPVPHC với lý do do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, chống dịch của Chính phủ thì cần áp dụng quy định liên quan đến“sự kiện bất khả kháng” và cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.

Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2021.

Trang thiết bị y tế được cấp nhanh số lưu hành
Trả lời

Ngày 16/9/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 13/2021/TT-BYT quy định cấp số lưu hành, nhập khẩu trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cấp bách.

Theo đó, trang thiết bị y tế được áp dụng hình thức cấp nhanh số lưu hành nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:

Là trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch covid-19 cấp nhanh số lưu hành thuộc danh mục quy định, bao gồm: Máy tách chiết; Máy PCR, Hóa chất (sinh phẩm) chạy máy PCR xét nghiệm SARS-CoV-2; Test kít xét nghiệm nhanh kháng nguyên/ kháng thể kháng SARS-CoV-2; Máy thở chức năng cao, máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy thở không xâm nhập, máy oxy dòng cao, máy thở xách tay; Máy lọc máu liên tục; Máy X-Quang di động; Máy siêu âm Doppler màu ≥ 3 đầu dò; Máy đo khí máu (đo được điện giải, lactat, hematocrite); Máy theo dõi bệnh nhân ≥ 5 thông số; Bơm tiêm điện; Máy truyền dịch; Máy phá rung tim có tạo nhịp; Máy điện tim ≥ 6 kênh; Máy siêu âm xách tay; Máy đo thời gian đông máu; Máy đo huyết động.

Thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã được một trong các tổ chức sau cho phép lưu hành hoặc sử dụng khẩn cấp: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) – Mỹ; Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) – Úc; Cơ quan quản lý y tế Canada (Health Canada); Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) hoặc Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) – Nhật Bản;
2. Đã được cơ quan có thẩm quyền của các nước thuộc khu vực Châu u quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này cho phép lưu hành, sử dụng khẩn cấp;
3. Thuộc danh mục sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 được sử dụng khẩn cấp do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố trên trang web tại địa chỉ https://extranet.who.int (Coronavirus disease (COVID-19) Pandemic – Emergency Use Listing Procedure (EUL) open for IVDs | WHO – Prequalification of Medical Products (IVDs, Medicines, Vaccines and Imm unization Devices, Vector Control);
4. Thuộc danh mục các sản phẩm phổ biến để xét nghiệm SARS-CoV-2 do Ủy ban an ninh y tế của Châu u ban hành (Health Security Committee – EUHSC) công bố trên trang web tại địa chỉ https://ec.europa.eu (Technical working group on COVID-19 diagnostic tests | Public Health (europa.eu);
5. Đã được cấp giấy phép nhập khẩu theo hình thức thương mại tại Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực (ngày 16/9/2021);
6. Được sản xuất trong nước theo hình thức chuyển giao công nghệ đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp (1), (2), (3), (4), (5) nêu trên;
7. Được sản xuất trong nước theo hình thức gia công đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp (1), (2), (3), (4), (5) nêu trên.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/9/2021.

Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng
Trả lời

Ngày 25/8/2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 10/2021/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và Nghị định 44/2016/NĐ-CP về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng. Trong đó, Thông tư đã hướng dẫn chi tiết các chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình, bao gồm:

– Chi phí lập và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn;
– Chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;
– Chi phí trang cấp dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
– Chi phí cho công tác phòng, chống cháy, nổ;
– Chi phí phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

Đây là một trong những nội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng công trình.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Trả lời

Ngày 30/7/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/10/2021.

Theo đó, về nguyên tắc, thông tư quy định toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một Tổ chức tín dụng (TCTD), Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. TCTD phân loại nợ theo 5 nhóm: (i) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn; (ii) Nhóm 2: Nợ cần chú ý; (iii) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn; (iv) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ; (v) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: (i) Nhóm 1: 0%; (ii) Nhóm 2: 5%; (iii) Nhóm 3: 20%; (iv) Nhóm 4: 50%; (v) Nhóm 5: 100%.

Mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Bên cạnh đó, TCTD sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nhưng không thu hồi được TCTD được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro khỏi ngoại bang.

So với Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013, Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 thì Thông tư số 11/2021/TT-NHNN đã đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn để phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với bối cảnh dịch bệnh bùng phát khiến nợ xấu tiềm ẩn của các Ngân hàng có khả năng tăng mạnh trong vài năm tiếp theo.

Chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Trả lời

Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (“Nghị định 80”). Nghị định 80 thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.

Sau đây, bài viết sẽ điểm qua các chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tại Nghị định số 80, cụ thể như sau:

Chi tiết: Tham khảo thêm các quy định từ Điều 15 đến Điều 19 Nghị định 80.

Nghị định 80 có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid – 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Trả lời

Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, Nghị quyết này đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho NLĐ và NSDLĐ, cụ thể như sau:

Đối với NLĐ
– Đối tượng áp dụng là NLĐ đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không áp dụng đối với NLĐ đang làm việc tại CQNN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên) và NLĐ đã tạm dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứ HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trong khoản thời gian từ ngày 1/1/2020 đếm ngày 30/9/2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được lưu theo quy định của Pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng hàng.
– Mức hỗ trợ sẽ từ 1.800.000 đồng/người đến 3.300.000 đồng/người tuỳ theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể: (i) đóng BHTN dưới 12 tháng hỗ trợ 1.800.000 đồng/người; (ii) đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng hỗ trợ 2.100.000 đồng/người; (iii) đóng BHTN từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng hỗ trợ 2.400.000 đồng/người; (iv) đóng BHTN từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng hỗ trợ 2.650.000 đồng/người; (v) đóng BHTN từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng hỗ trợ 2.900.000 đồng/người; (vi) đóng BHTN từ đủ 132 tháng trở lên hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
– Thời gian thực hiện việc hỗ trợ NLĐ là từ ngày 1/10/2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/12/2021.

Đối với NSDLĐ
– Đối tượng áp dụng là NSDLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
– Chính sách hỗ trợ là giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, cụ thể: NSDLĐ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của NLĐ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (được quy định tại Điều 43 Luật Việc Làm)
– Thời gian thực hiện giảm mức đóng là 12 tháng từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.

Có thể thấy, mục đích của việc ban hành Nghị Quyết này là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với NLĐ, NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid, đồng thời góp phần hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, giúp NSDLĐ giảm chi phí, duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho NLĐ, mặc khác cũng phát huy vai trò của chính sách bảo bảo hiểm thất nghiệp là chỗ dựa cho NLĐ và NSDLĐ.

Nghị quyết số 116/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 24/9/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Bản Tin Pháp Luật Số 09/2021
Trả lời

Bổ sung hướng dẫn về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Trả lời

Từ ngày 1/9/2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH việc sửa đổi một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực (“Thông tư 06”).

Thông tư 06 đã bổ sung thêm quy định nhằm làm rõ điều kiện về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản đối với lao động nữ mà trước đó chưa được làm rõ tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 13 Thông tư 59. Cụ thể như sau:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc được Thông tư 06 giải thích: Là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.

2. Ngoài ra, Thông tư 06 bổ sung thêm: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì “không được” hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.

Ghi chú: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con được quy định tại Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể là Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con và phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:
– Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Thông tư 06 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Chính sách mới dành cho lao động nữ mang thai đôi nhưng có con bị chết hoặc chết lưu
Trả lời

Từ ngày 1/9/2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH việc sửa đổi một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực (“Thông tư 06”).

Theo đó, Thông tư 06 đã thay đổi chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai đôi nhưng do điều kiện không thuận lợi mà con bị chết hoặc chết lưu. Việc thay đổi này là cần thiết nhằm tạo điều kiện và giúp đỡ tốt hơn cho lao động nữ trong quá trình phục hồi sức khỏe và tinh thần. Cụ thể tại Khoản 6 Điều 1 Thông tư 06 đã sửa đổi khổ thứ nhất Khoản 3 Điều 10 Thông tư 59 như sau:

Trong đó:

1. Thời gian hưởng chế độ thai sản (Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Chế độ thai sản (Từ Điều 32 đến Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014): Là 1 chế định gồm nhiều nội dung bao gồm: Thời gian hưởng chế độ khi sinh con; Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; Mức hưởng chế độ thai sản và các chế độ thai sản khác. Chế độ thai sản khác như: Thời gian hưởng chế độ khi khám thai; Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai; Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con; Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

3. Trợ cấp thai sản sau khi sinh con (Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Được xác định dựa trên Mức hưởng chế độ thai sản (x) Thời gian hưởng chế độ thai sản. Trong đó, Mức hưởng 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014): Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Thông tư 06 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
Trả lời

Từ ngày 1/9/2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH việc sửa đổi một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực (“Thông tư 06”).

Theo đó, Thông tư 06 đã làm rõ hơn điều kiện lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con đã được tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 06 quy định:

“Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ thời gian đóng bảo hiểm thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo mức hưởng quy định.”

Trong đó:
Người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản là các trường hợp như sau (Không đáp ứng Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội).
Lao động nữ sinh con; mang thai hộ và nhờ mang thai hộ; nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Lao động nữ sinh con khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 03 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian đóng bảo hiểm: Lao động nam phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Mức hưởng quy định: 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Thông tư 06 có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!