Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Lộ trình triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế
Trả lời

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (“Thông tư 78”).

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 78 là “Lộ trình triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế”, sau đây là nội dung chi tiết:

  • Công tác chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử: Tổng cục Thuế có trách nhiệm đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hóa đơn điện tử để sẵn sàng tiếp nhận đề nghị và kết nối với tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 78 từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
  • Tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có: Đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu triển khai hóa đơn điện tử trước ngày 01 tháng 7 năm 2022, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có để triển khai thực hiện. Khuyến khích các tổ chức có năng lực tham gia cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
  • Lộ trình thực hiện: Tổng cục Thuế có trách nhiệm công bố lộ trình, căn cứ lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế đảm bảo công khai minh bạch. Trường hợp số lượng tổ chức đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 78 và có nhu cầu kết nối với cơ quan thuế vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống, Tổng cục Thuế căn cứ thông tin khách hàng đang sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử của tổ chức tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2021 (theo thông tin quản lý của cơ quan thuế) để lựa chọn tổ chức có số lượng khách hàng lớn và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 78.
  • Hướng dẫn “hủy hóa đơn” và “sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí”: Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình hủy hóa đơn do Cục Thuế đặt in và xây dựng quy trình hướng dẫn việc quản lý, sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí tại cơ quan thuế các cấp.

Để biết thêm thông tin chi tiết: Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 10 Thông tư 78 và các điều khoản khác có liên quan. Thông tư 78 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2022.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Trả lời

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (“Thông tư 78”).

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 78 là quy định về “Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế” (Từ “hóa đơn điện tử không có mã” sang “hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế”), sau đây là nội dung chi tiết.

Các trường hợp chuyển đổi cụ thể: Có 2 trường hợp:

Để biết thêm thông tin chi tiết: Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 5 Thông tư 78 và các điều khoản khác có liên quan. Thông tư 78 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2022.
* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Trả lời

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (“Thông tư 78”).
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 78 là quy định về “Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử”: Là việc người bán, cung cấp dịch vụ được ủy nhiệm bên thứ 3 lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Sau đây là nội dung chi tiết:

1. Nguyên tắc ủy nhiệm lập hóa đơn:

2. Hợp đồng ủy nhiệm/Thỏa thuận ủy nhiệm
– Nội dung: Phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
a. Tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư của bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm;
b. Hóa đơn điện tử ủy nhiệm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
c. Mục đích ủy nhiệm;
d. Thời hạn ủy nhiệm;
e. Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm (ghi rõ trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn ủy nhiệm);

– Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm lưu trữ văn bản ủy nhiệm và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

3. Thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
– Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm sử dụng Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo với cơ quan thuế về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, bao gồm cả trường hợp chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên;
– Bên ủy nhiệm điền thông tin của bên nhận ủy nhiệm, bên nhận ủy nhiệm điền thông tin của bên ủy nhiệm tại Mẫu số 01ĐKTĐ/HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Quy định về ủy nhiệm lập hóa đơn chưa được ghi nhận tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đó (Thông tư 119/2014/TT-BTC; Thông tư 26/2015/TT-BTC).

Để biết thêm thông tin chi tiết: Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm quy định tại Điều 3 Thông tư 78 và các điều khoản khác có liên quan. Thông tư 78 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2022.
* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc diện ủy thác nhập khẩu
Trả lời

Ngày 20/10/2021, Tổng Cục hải quan đã ban hành Công văn số 4948/TCHQ-TXNK để đưa ra ý kiến về việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác để sản xuất xuất khẩu. Cụ thể như sau:

– Đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu là:
(i) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa;
(ii) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để đóng gói, dán nhãn hoặc gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu;
(iii) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu;
(iv) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;
(v) Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy.

(Theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP)

Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nêu trên nhưng ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác (gọi là tổ chức, cá nhân nhận ủy thác) nhập khẩu hàng hóa để cung cấp cho tổ chức, cá nhân ủy thác sản xuất hàng xuất khẩu thì hàng hóa do tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện giá cung cấp hàng hóa theo hợp đồng ủy thác không bao gồm thuế nhập khẩu.

– Tổ chức, cá nhân ủy thác có trách nhiệm thực hiện thông báo cơ sở sản xuất, báo cáo quyết toán theo quy định pháp luật.

– Việc kiểm tra cơ sở sản xuất được cơ quan hải quan thực hiện đối với tổ chức, cá nhân ủy thác.

Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2021.

Miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19
Trả lời

Ngày 19/10/2021, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 năm 2021 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Trong đó, đề cập đến các giải pháp miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể như sau:

(1) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021:
Chính sách giảm thuế này chỉ áp dụng đối với người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồngdoanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.
* Lưu ý: Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.

(2) Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.
* Lưu ý: Không áp dụng chính sách này đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp.

(3) Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
– Chính sách này áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây:
(i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;
(ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.
Hàng hóa, dịch vụ trong nhóm (ii) không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.
– Mức giảm thuế giá trị gia tăng đối với các trường hợp nêu trên được áp dụng như sau:
(i) Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT;
(ii) Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/10/2021.

Chính sách mới nhất về tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh hưởng Covid-19
Trả lời

Ngày 08/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, Nghị quyết đã sửa đổi quy định về việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của Người sử dụng lao động, cụ thể như sau:

– Đối với Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 01 năm 2021 bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm tháng 01 năm 2021 (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 06 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị.
– Đối với các trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 và Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.

Như vậy, so với quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP, nội dung sửa đổi tại Nghị quyết này đã nới thêm thời gian đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất của Người sử dụng lao động (trước đó quy định là đến hết tháng 04/2021) và tỷ lệ giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội (trước đó quy định giảm từ 10% so với thời điểm tháng 04/2021).

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2021.

Mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19
Trả lời

Ngày 08/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, cụ thể như sau:

(1) Mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, phải chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phải cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19;
+ Do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19.

(2) Mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ do tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19;
+ Do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19.

(3) Mở rộng đối tượng được nhận hỗ trợ do ngừng việc:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
+ Do người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Mức hỗ trợ đối với các đối tượng nêu trên được áp dụng như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/10/2021.

Bản Tin Pháp Luật Số 10/2021
Trả lời

Chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
Trả lời

Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (“Nghị định 80”). Nghị định 80 thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.

Sau đây, bài viết sẽ điểm qua các chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tại Nghị định số 80, cụ thể như sau:

Chi tiết: Tham khảo thêm các quy định tại Điều 25 Nghị định 80.

Nghị định 80 có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

 

Chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Trả lời

Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (“Nghị định 80”). Nghị định 80 thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ.

Sau đây, bài viết sẽ điểm qua các chính sách hỗ trợ “dành riêng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại Nghị định số 80, cụ thể như sau:

Chi tiết: Tham khảo thêm các quy định tại Điều 22 Nghị định 80.

Nghị định 80 có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!