Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm
Trả lời

Ngày 01/11/2019 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 80/2019/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó một nội dung quan trọng được bổ sung đó là các quy định về Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, theo đó kể từ ngày 01/11/2019, các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định nêu trên. Cụ thể:
Đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm: Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Nếu không, phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành khác và có chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong và ngoài nước cấp.
Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp; Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm phải đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong và ngoài nước cấp.
Riêng cá nhân trực tiếp thực hiện giám định tổn thất còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật thương mại; cá nhân trực tiếp thực hiện tính toán bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hành nghề tính toán bảo hiểm và có tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.
Như vậy, với việc ban hành Nghị định số 80/2019/NĐ-CP nêu trên, Chính phủ đã kịp thời có những sửa đổi, bổ sung quan trọng góp phần đảm bạo sự tương thích của hệ thống pháp luật trong thời điểm Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực.

Trình tự ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
Trả lời

Ngày 26/8/2019, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 15/2019/TT-BCT sửa đổi Khoản 1 và Khoản 4 Điều 12 của Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.
Theo đó, Khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2019/TT-BCT quy định trình tự ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cụ thể như sau:
Trường hợp đơn vị điện lực vi phạm Điều 37 Luật Điện lực 2004 và cơ quan ra quyết định xử phạt cũng là cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đồng thời với quyết định xử phạt;
Trường hợp đơn vị điện lực vi phạm Điều 37 Luật Điện lực 2004 và cơ quan ra quyết định xử phạt không phải là cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản để cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Trường hợp không thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm trả lời bằng văn bản (nêu rõ lý do) cho cơ quan ra quyết định xử phạt.
Việc quy định cơ quan ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tạo sự thống nhất, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.

Sửa đổi quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
Trả lời

Ngày 26/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2019/NĐ-CP sửa đổi Điều 16 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đát. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2019.
Theo đó, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về việc thu tiền sử dụng đất quy định về việc trả nợ tiền sử dụng đất đối với Hộ gia đình cá nhân cụ thể như sau:
Các đối tượng sau được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể: Người có công với cách mạng; Hộ nghèo; Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Hộ gia đình, cá nhân nêu trên được trả nợ dần trong thời hạn 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn 05 năm này. Trường hợp sau 05 năm kể từ ngày có quyết định giao đất tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ và tiền chậm nộp tính trên số tiền còn nợ theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế từ thời điểm hết thời hạn 05 năm được ghi nợ tới thời điểm trả nợ.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trên GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà đến trước 10/12/2019 chưa thanh toán hết nợ thì thực hiện như sau:
– Nếu đã được ghi nợ trước ngày 01/3/2016 thì: Tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp GCN (hoặc theo số tiền ghi trên GCN đã được xác định theo đúng quy định) đến hết ngày 28/02/2021.(Quy định này không áp dụng đối với số tiền sử dụng đất thanh toán nợ mà hộ gia đình, cá nhân đã nộp vào NSNN). Kể từ ngày 01/3/2021 trở về sau thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
– Nếu đã được ghi nợ từ ngày 01/3/2016 đến trước ngày 10/12/2019 thì: Tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo số tiền ghi trên GCN đã được xác định theo đúng quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất.
Quá thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
Không thực hiện hỗ trợ giảm trừ 2%/năm vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thanh toán nợ trước hạn (05 năm) kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Nghị định số 79/2019/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể giới hạn Hộ gia đình cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất và cũng đã có quy định rất rõ ràng về phương thức, cách thức thu tiền sử dụng đất cụ thể hơn so với Nghị định số 45/2014/NĐ-CP.

Bản Tin Pháp Luật Số 42/2019
Trả lời

04 nguyên tắc phải tuân thủ khi sử dụng phụ gia thực phẩm.
Trả lời

Ngày 30/8/2019, Bộ Y Tế ban hành Thông tư 24/2019/TT-BYT về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm (PGTP). Thông tư trên chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16/10/2019.
Theo đó, việc sử dụng PGTP phải tuân thủ 04 nguyên tắc cơ bản sau:
Phải bảo đảm:
PGTP được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm;
Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm;
Hạn chế đến mức thấp nhất lượng PGTP cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.
Chỉ được sử dụng nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của PGTP.
PGTP phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn thực phẩm theo các văn bản được quy định;
Ngoài việc PGTP có trong thực phẩm do được sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm, PGTP còn có thể có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa PGTP và phải tuân thủ quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Quy định nêu trên tạo ra hành lang pháp lý rõ hơn trong công tác quản lý, sử dụng phụ gia thực phẩm, đảm bảo chất lượng phụ gia, an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm tràn lan như hiện nay.

Điều kiện chuyển đổi từ đất trong lúa sang đất trồng cây hàng năm
Trả lời

Ngày 11/07/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/09/2019.
Theo đó, điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm là một trong những nội dung được điều chỉnh tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.
Nghị định mới quy định rõ ràng về các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau:
Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;
Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã, đảm bảo công khai, minh bạch;
Trường hợp trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản; độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại;
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
Nghị định số 62/2019/NĐ-CP áp dụng đối với đất trồng lúa, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu đất đai, việc điều chỉnh quy định về đất trồng lúa là cần thiết nhằm mục đích tập trung phát triển ở những vùng nhất định, hình thành vùng sản xuất tập trung hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Thời hạn gửi Báo cáo tài chính của các đơn vị được kiểm toán
Trả lời

Ngày 16/09/2019 Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN về trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách đến Kiểm toán nhà nước (KTNN) của các đơn vị được kiểm toán. Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN có hiệu lực kể từ ngày 31/10/2019. Theo đó:
Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương gửi Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến KTNN trước ngày 01/10 năm sau.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Gửi báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đến KTNN trước ngày 01/10 năm sau;
Gửi quyết toán ngân sách địa phương đến KTNN chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND cấp tỉnh phê chuẩn;
Bộ Tài chính gửi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đến KTNN chậm nhất 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
Các doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ, tổng công ty nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối:
Kết thúc năm tài chính, lập và gửi Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến KTNN trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
Các trường hợp có quy định khác về thời điểm lập, phát hành Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thì gửi cho KTNN sau thời điểm lập, phát hành theo quy định riêng.
Tóm lại, việc ban hành Quyết định 03/2019/QĐ-KTNN tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cho các đơn vị nắm bắt thực hiện, tạo sự thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu đề nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa.
Trả lời

Ngày 09/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg quy định về việc việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài., Quyết định sẽ có hiệu lực kết từ ngày 09/10/2019.
Thông tư số 31/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh muc sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu dể nghiên cứu khoa shocj và thực hiện hoạt động gia công hàng hóa cụ thể như sau:
Tiêu chí, điều kiện chung đối với hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được phép nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc để thực hiện hoạt động gia công sửa chữa cho thương nhân nước ngoài: Hàng hóa nhập khẩu chỉ để phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc gia công của thương nhân; không được phục vụ mục đích bán, biếu, tặng; hàng hóa nhập khẩu không được gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiêu chí, điều kiện nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học là: Hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chí, điều kiện chung quy định nêu trên; hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của đề án, dự án nghiên cứu khoa học đã được phê duyệt; hàng hóa nhập khẩu được thuê hoặc mua hoặc mượn từ đối tác nước ngoài có các tính chất, đặc điểm mang tính riêng biệt, chuyên dùng mà sản phẩm hàng hóa bán ở thị trường trong nước không thay thế được.
Thương nhân chịu trách nhiệm về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Thương nhân nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học phải tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình nghiên cứu khoa học.
Thương nhân thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa phải tái xuất toàn bộ sản phẩm ra nước ngoài sau quá trình gia công sửa chữa, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành về gia công hàng hóa.
Như vậy, Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg đã quy định rất rõ ràng các điều kiện, tiêu chí, các tiêu chuẩn cụ thể đối danh mục sản phẩm công nghệ thông tin dã qua sửa dụng cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và gia công sữa chữa nhằm hạn chế việc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam đối với nhóm hàng hóa đặc thù này.

Quy định mới khi chuyển CMND sang Căn cước công dân
Trả lời

Ngày 01/10/2019, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 40/2019/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP. Theo đó, Thông tư số 40/2019/TT-BCA có một số quy định mới liên quan đến việc thu, nộp, xử lý chứng minh nhân dân (CMND) khi công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số CMND như sau:
Đối với việc thu, nộp, xử lý CMND:
Theo quy định hiện hành, khi làm thủ tục chuyển từ CMND 9 số, 12 số sang thẻ Căn cước công dân, trường hợp CMND còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cắt góc và trả ngay cho người đến làm thủ tục. Trường hợp CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy CMND đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.
Song, từ ngày 18/11/2019 (ngày Thông tư số 40/2019/TT-BCA có hiệu lực), CMND 9 số, 12 số được xử lý như sau:
+ Trường hợp CMND còn rõ nét: cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa cắt góc CMND, công dân được sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm đối với CMND 9 số hoặc 1,5cm đối với CMND 12 số, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân;
+ Trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ): thu, hủy CMND và cấp Giấy xác nhận số CMND.
+ Trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả CMND đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
Đối với việc cấp Giấy xác nhận số CMND:
Theo quy định hiện hành, việc cấp Giấy xác nhận số CMND được cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện trong các trường hợp sau nếu công dân có yêu cầu:
+ Ngay sau khi nhận CMND đã cắt góc hoặc sau đó;
+ Trường hợp công dân mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân.
Từ ngày 18/11/2019, việc cấp Giấy xác nhận số CMND được thực hiện như sau:
+ Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND đối với tất cả các trường hợp chuyển từ CMND 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
+ Trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số CMND hoặc bị mất Giấy xác nhận số CMND thì phải có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận CMND, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao CMND 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ để được giải quyết.
Trên đây là một số quy định mới tại Thông tư số 40/2019/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 18/11/2019. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA liên quan đến việc thu, nộp, xử lý CMND khi công dân chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số CMND góp phần tháo gỡ và giảm thiếu rắc rối, phiền toái cho công dân khi cần giao dịch trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, thuế, công chứng,…

Các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và nguyên tắc công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp
Trả lời

Ngày 16/09/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 65/2019/TT-BTC quy định nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.
Theo đó, Thông tư quy định chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm các loại sau:
– Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm;
– Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm;
– Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm;
– Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
Trong đó, chứng chỉ tư vấn bảo hiểm, chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm, chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe. Còn chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm được chi tiết theo bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không), bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không.
Đối với nguyên tắc công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp Thông tư quy định cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
Có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:
Chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp sau khi cá nhân thi đỗ kỳ thi do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi chứng chỉ; hoặc
Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd; hoặc
Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam cấp.
Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải đảm bảo tương ứng với từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đề nghị được công nhận tại Việt Nam.
Làm hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm).
Thông tư áp dụng đối với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm); Các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có chức năng đào tạo về bảo hiểm; Cá nhân dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm; Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp có yêu cầu được công nhận tại Việt Nam; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp, công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.