Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Bản Tin Pháp Luật Số 18/2020
Trả lời

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn 

Theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, 06 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, cụ thể như sau:

  • Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (thuộc trường hợp vi phạm do sự kiện bất khả kháng).
  • Người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
  • Trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
  • Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế.
  • Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

Hành vi vi phạm Thời hiệu xử phạt Thời điểm tính thời hiệu xử phạt
Về hóa đơn 01 năm Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. 

Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. 

Về thủ tục Thuế 02 năm Kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Trốn thuế (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) 05 năm Kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Chủ thể vi phạm Lĩnh vực
Thủ tục Thuế Hóa đơn
Tổ chức Tối đa 200 triệu đồng Tối đa 100 triệu đồng
Cá nhân Tối đa 100 triệu đồng Tối đa 50 triệu đồng

Ngoài mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực Thủ tục thuế và Hóa đơn nêu trên, Nghị định 125/2020/NĐ-CP còn quy định Mức phạt tiền trong 03 trường hợp đặc biệt như sau:

  • Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn: Mức phạt tiền là 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định.
  • Đối với hành vi trốn thuế: Mức phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.
  • Đối với hành vi không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước (Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với thuộc trường hợp ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế): Mức phạt tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà trước đó đang nằm rải rác hoặc chưa được quy định tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, cụ thể là Thông tư 166/2013/TT-BTC (hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành); Thông tư 10/2014/TT-BTC (hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành).

Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Các trường hợp công khai thông tin người nộp thuế từ ngày 05/12/2020
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, Nghị định này quy định các trường hợp sẽ công khai thông tin người nộp thuế kể từ ngày 05/12/2020, bao gồm:

  1. Ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
  2. Trốn thuế, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh; phát hành, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
  3. Không nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
  4. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân khác.
  5. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật như: Từ chối không cung cấp thông tin tài liệu cho cơ quan quản lý thuế, không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
  6. Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
  7. Quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành.
  8. Cá nhân, tổ chức không chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
  9. Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.

Như vậy, kể từ ngày 05/12/2020 nếu người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên, thì thông tin của người nộp thuế sẽ bị công khai bằng các hình thức như: đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật hoặc các hình thức khác theo quy định pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, Nghị định này quy định về việc cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh ra nước ngoài. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:

  1. Tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
  2. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  4. Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và lập văn bản gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh. Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

Nếu trường hợp người nộp thuế tiếp tục không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày, cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi người nộp thuế biết.

Như vậy, theo quy định trên, chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thì các trường hợp nêu trên mới được xuất cảnh ra nước ngoài. 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

 

Ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản khách hàng và khấu trừ thuế theo đề nghị của cơ quan thuế
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP (“Nghị định 126”) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Trong đó, Nghị định 126 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tài khoản khách hàng và khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng cho cơ quan thuế.

Nghị định 126 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại như sau:

  • Cung cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế
  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị định 126, Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản. Việc cung cấp thông tin về tài khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05/12/2020 và việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp.
  • Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phải cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  • Khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng
  • Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định 126, các ngân hàng phải khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân trong nước (sau đây gọi là nhà cung cấp ở nước ngoài) nếu nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế. Khi đó, ngân hàng thương mại thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài. Tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài sẽ được Tổng Cục thuế cung cấp cho ngân hàng thương mại.
  • Trong trường hợp cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài có thanh toán bằng thẻ hoặc các hình thức khác mà ngân hàng thương mại không thể thực hiện khấu trừ, nộp thay thì ngân hàng thương mại có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế.
  • Dù Nghị định yêu cầu cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của pháp luật, tuy vậy, vẫn có sự lo ngại về khả năng tiết lộ thông tin của người nộp thuế cũng như nghĩa vụ bảo mật của ngân hàng.
Bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động
Trả lời

Ngày 15/10/2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao việc theo hợp đồng lao động. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020.

Theo đó, bảo vệ việc làm của người được bảo vệ được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.

Trình tự như sau: 

  • Khi có căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 47 Luật Tố cáo, người tố cáo hoặc người giải quyết tố cáo có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ;
  • Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
  • Trường hợp xét thấy đề nghị bảo vệ có căn cứ, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người được bảo vệ theo quy định.
  • Trường hợp đề nghị bảo vệ không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo không áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm theo quy định.

 

Tuổi nghỉ hưu của Người lao động
Trả lời

Ngày 18/11/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, văn bản này có hiệu lực kể từ 01/01/2021.

Theo đó, quy định về tuổi nghỉ hưu của Người lao động như sau: 

Thứ nhất, đối với Người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Thứ hai, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp luật có quy định khác:

  • Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021. 
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Đồng thời, Nghị định này cũng xác định các mốc thời điểm để áp dụng quy định chuyển tiếp như: Đối với lao động nam sinh tháng 12 năm 1960 và lao động nữ sinh tháng 12 năm 1965 làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020, thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bản Tin Pháp Luật Số 17/2020
Trả lời