Ngày 22/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Thông tư ngày quy định các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải khai thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2021.
Ngày 11/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Thông tư quy định về điều kiện được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ như sau:
Theo đó, doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện như trên sẽ được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì năm đầu tiên tính thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Trong thời gian đang được ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm nào doanh nghiệp khoa học và công nghệ không đáp ứng điều kiện số 3 như trên thì năm đó không được hưởng ưu đãi và được tính trừ vào thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.
Ngày 12/01/2021, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 1921/QĐ-TLĐ (“Quyết định số 1921”). Quyết định 1921 được ban hành với hy vọng có thể hỗ trợ một khoản tài chính đối với các đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Sau đây sẽ là quy định cụ thể của Quyết định 1921 về mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 có thể nhận được trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
(1) Hỗ trợ bằng tiền: Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người (một triệu đồng chẵn).
(2) Trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, thiên tai, mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000 đồng/người (hai triệu đồng chẵn).
Lưu ý:
Bên cạnh đó, Quyết định 1921 cũng nhấn mạnh: Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động được nhận hỗ trợ trước ngày 05/02/2021.
Trên đây là quy định cụ thể của Quyết định 1921 về mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 có thể nhận được trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Quyết định 1921 có hiệu lực kể từ ngày 12/01/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 12/01/2021, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định 1921/QĐ-TLĐ (“Quyết định số 1921”). Quyết định 1921 được ban hành với hy vọng có thể hỗ trợ một khoản tài chính đối với các đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
Sau đây sẽ là quy định cụ thể của Quyết định 1921 về đối tượng và tiêu chí cụ thể cho khoản hỗ trợ tài chính từ Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đoàn viên, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020.
Là đoàn viên, người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị từ 01 năm trở lên, tính đến ngày 31/12/2020, định hướng tiêu chí như sau:
(1) Bản thân hoặc có vợ, chồng, con, bố, mẹ (đang ở cùng và phải trực tiếp nuôi dưỡng) bị bệnh hiểm nghèo; bản thân là người khuyết tật hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang được hưởng trợ cấp hàng tháng.
(2) Làm việc trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải ngừng hoạt động, không có việc làm, nghỉ luân phiên hoặc giãn việc làm, có thu nhập không ổn định với mức bình quân chung trong năm 2020 không quá 03 triệu đồng/tháng.
(3) Làm việc tại các cơ sở giáo dục phải nghỉ việc từ 1,5 tháng trở lên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, thu nhập của bản thân và gia đình do tác động bởi dịch bệnh Covid-19 và thiên tai năm 2020.
(4) Có hoàn cảnh khó khăn, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, địa bàn bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai năm 2020.
(5) Có hoàn cảnh khó khăn đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi, có thu nhập trung bình hàng tháng trong năm thấp dưới mức lương tối thiểu vùng.
Trên cơ sở các tiêu chí trên, căn cứ vào tình hình số lượng đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; sự hỗ trợ của cơ quan, ngành, chính quyền địa phương; nguồn tài chính tích lũy của đơn vị, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bổ sung, cụ thể hóa các tiêu chí theo phương châm ưu tiên những đối tượng khó khăn nhất, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 và thiên tai năm 2020.
Đoàn viên, người lao động đã được hỗ trợ theo Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 thì không được nhận hỗ trợ theo Quyết định 1921. Trường hợp đã được hỗ trợ theo Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhưng đoàn viên, người lao động vẫn gặp khó khăn đặc biệt, thì các cấp công đoàn xem xét kỹ lưỡng và tiếp tục hỗ trợ theo mức tại Quyết định 1921.
Trên đây là quy định tại Quyết định 1921 về đối tượng và tiêu chí cụ thể cho khoản hỗ trợ tài chính từ Liên đoàn lao động Việt Nam. Quyết định 1921 có hiệu lực vào ngày 12/01/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145”). Trong đó có nhiều quy định mới mà Người lao động và Người sử dụng lao động cần quan tâm.
Một trong số đó là quy định về Nội quy lao động, hướng dẫn chi tiết cho Điều 118 Bộ luật lao động 2019, cụ thể như sau:
– Thứ nhất, Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động:
+ Nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản;
+ Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động 2012, tại Khoản 1 Điều 119 chỉ quy định: “Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.”
– Thứ hai, bổ sung thêm quy định về những nội dung cơ bản mà một Nội quy lao động phải có, cụ thể:
(1) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
(2) Trật tự tại nơi làm việc;
(3) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
(4) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(5) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
(6) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
(7) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
(8) Trách nhiệm vật chất:
(9) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Mục số (4), (6) và (9) là những nội dung được bổ sung là những nội dung cơ bản mà một Nội quy lao động phải có.
– Thứ ba, những công việc trước và sau khi ban hành/sửa đổi nội quy lao động:
+ Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145.
+ Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
+ Bên cạnh hướng dẫn chi tiết tại Nghị địn 145, tại Khoản 4 Điều 119 Bộ Luật Lao động 2019 còn bổ sung một quy định có liên quan đến đăng ký nội quy lao động, theo đó: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là một vài điểm mới đáng chú ý có liên quan nội quy lao động theo pháp luật lao động mới, được hướng dẫn tại Nghị định 145. Nghị định 145 có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao
động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145”). Trong đó có nhiều quy định
mới mà Người lao động và Người sử dụng lao động cần quan tâm.
Một trong số đó là quy định về trình tự xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:
Nghị định 145 ra đời đã có một số nội dung điều chỉnh khác đi so với quy đinh tại Khoản 12
Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP về quy trình xử lý kỷ luật lao động, cụ thể về quy trình xử lý kỷ
luật lao động sẽ được tiến hành theo quy trình gồm 5 bước như sau:
(Cơ sở pháp lý: Điều 70 + 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Bước 1: NSDLĐ Lập biên bản vi phạm và thông báo đến các chủ thể liên quan:
+Trường hợp 1: Phát hiện tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm:
NLSDLĐ lập biên bản vi phạm => Thông báo đến công đoàn cơ sở mà người lao động là
thành viên; người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
+ Trường hợp 2: Phát hiện sau thời điểm xảy ra hành vi vi phạm:
NLSDLĐ không lập biên bản vi phạm, NSDLĐ thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi
của NLĐ.
Bước 2: Thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:
+ Chủ thể phải nhận được thông báo: Người lao động; Tổ chức đại diện người lao động tại cơ
sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; Luật sư hoặc tổ chức đại diện người
lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại
diện theo pháp luật.
+ Hình thức thông báo: Pháp luật không quy định cụ thể hình thức thông báo, nhưng phải bảo
đảm các thành phần nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;
+ Nội dung thông báo: Nội dung; Thời gian; Địa điểm; Người bị xử lý kỷ luật lao động; Hành
vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động.
+ Thời hạn thông báo: Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao
động;
Bước 3: Kiểm tra xác nhận tham dự và Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Các chủ thể nhận thông báo phải xác nhận về khả năng tham dự cuộc họp:
+ Trường hợp 1: Không thể tham dự theo thông báo => Có thể thỏa thuận lại với NSDLĐ, nếu
các bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định.
+ Trường hợp 2: Xác nhận tham gia mà vắng mặt hoặc không xác nhận tham gia thì cuộc họp
xử lý kỷ luật được tổ chức.
Bước 4: Nội dung cuộc họp
+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi
kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp.
+ Trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do
không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật
+ Thời hạn ban hành: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn
của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
+ Gửi quyết định xử lý kỷ luật: Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến: Người
lao động; Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là
thành viên; Luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa
đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
Trên đây là quy trình xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Nghị định 145. Nghị định 145
có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145”). Trong đó có nhiều quy định mới mà Người lao động và Người sử dụng lao động cần quan tâm.
Một trong số đó là quy định về căn cứ tiền lương để thanh toán tiền cho những ngày Người lao động chưa nghỉ phép, cụ thể như sau:
Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ = Căn cứ tiền lương (:) Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề (x) số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết.
– Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2012, được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 3, Khoản 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, căn cứ tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép của Người lao động được xác định như sau:
Căn cứ tiền lương:
+ Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên: Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm hoặc trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng: Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
– Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 66, Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145, việc tính tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép của Người lao động được xác định như sau:
Căn cứ tiền lương: Là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Trên đây là sự thay đổi về căn cứ tiền lương để thanh toán tiền cho những ngày Người lao động chưa nghỉ phép được quy định tại Nghị định 145. Nghị định 145 có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, Nghị định này quy định về cho thuê lại lao động, trong đó có quy định điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là giấy phép được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo đó, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải đảm bảo các điều kiện để được cấp Giấy phép như sau:
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động sau khi được cấp Giấy phép sẽ được tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Ngày 14/12/2020, Chính phủ ban Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, Nghị định này quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên khi Hợp đồng lao động (HĐLĐ) bị tuyên vô hiệu như sau:
Trường hợp HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.