Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, có 06 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, cụ thể như sau:
Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:
Hành vi vi phạm | Thời hiệu xử phạt | Thời điểm tính thời hiệu xử phạt |
Về hóa đơn | 01 năm | Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm. |
Về thủ tục Thuế | 02 năm | Kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. |
Trốn thuế (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) | 05 năm | Kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. |
Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2020/NĐ-CP (“Nghị định 125/2020/NĐ-CP”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Sau đây là một số nội dung đáng lưu ý của Nghị định 125/2020/NĐ-CP về: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Khoản 1 Điều 7 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
Chủ thể vi phạm | Lĩnh vực | |
Thủ tục Thuế | Hóa đơn | |
Tổ chức | Tối đa 200 triệu đồng | Tối đa 100 triệu đồng |
Cá nhân | Tối đa 100 triệu đồng | Tối đa 50 triệu đồng |
Ngoài mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực Thủ tục thuế và Hóa đơn nêu trên, Nghị định 125/2020/NĐ-CP còn quy định Mức phạt tiền trong 03 trường hợp đặc biệt như sau:
Như vậy, có thể thấy rằng, Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã đưa ra những quy định cụ thể, chi tiết về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà trước đó đang nằm rải rác hoặc chưa được quy định tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính, cụ thể là Thông tư 166/2013/TT-BTC (hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành); Thông tư 10/2014/TT-BTC (hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành).
Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, Nghị định này quy định các trường hợp sẽ công khai thông tin người nộp thuế kể từ ngày 05/12/2020, bao gồm:
Như vậy, kể từ ngày 05/12/2020 nếu người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên, thì thông tin của người nộp thuế sẽ bị công khai bằng các hình thức như: đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế các cấp; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Niêm yết tại trụ sở cơ quan quản lý thuế; Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan quản lý thuế các cấp theo quy định của pháp luật hoặc các hình thức khác theo quy định pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, Nghị định này quy định về việc cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh ra nước ngoài. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
Sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và lập văn bản gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh. Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Nếu trường hợp người nộp thuế tiếp tục không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày, cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi người nộp thuế biết.
Như vậy, theo quy định trên, chỉ khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thì các trường hợp nêu trên mới được xuất cảnh ra nước ngoài.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.
Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP (“Nghị định 126”) quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Trong đó, Nghị định 126 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin tài khoản khách hàng và khấu trừ thuế trên tài khoản khách hàng mở tại ngân hàng cho cơ quan thuế.
Nghị định 126 quy định về trách nhiệm của ngân hàng thương mại như sau:
Ngày 15/10/2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn bảo vệ việc làm của người tố cáo là người lao việc theo hợp đồng lao động. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020.
Theo đó, bảo vệ việc làm của người được bảo vệ được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại Khoản 2 Điều 57 Luật tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Trình tự như sau:
Ngày 18/11/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, văn bản này có hiệu lực kể từ 01/01/2021.
Theo đó, quy định về tuổi nghỉ hưu của Người lao động như sau:
Thứ nhất, đối với Người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng và đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Thứ hai, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp luật có quy định khác:
Đồng thời, Nghị định này cũng xác định các mốc thời điểm để áp dụng quy định chuyển tiếp như: Đối với lao động nam sinh tháng 12 năm 1960 và lao động nữ sinh tháng 12 năm 1965 làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020, thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày 01 tháng 01 năm 2021.