Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hoá xuất khẩu theo Hiệp định EVFTA
Trả lời

Ngày 18/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2020/NĐ-CP quy định về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 – 2022.

Nghị định này áp dụng đối với người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Cơ quan hải quan, công chức hải quan; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Được nhập khẩu vào các lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm:
  • Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu; và
  • Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.

      2. Có chứng từ vận tải thể hiện đích đến là các lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu hoặc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;

      3. Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào các lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu hoặc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.

Các quy định áp dụng thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng đối với hàng hoá được xuất khẩu từ Việt Nam vào Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len trong giai đoạn kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng xuất khẩu đăng ký từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 09 năm 2020.

 

Điểm qua một số hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2020. 

  Cùng điểm qua một số hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan: 

  1. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam

Mức phạt đối với hành vi này là từ 10.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ, ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm đồng thời buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

  1. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 3.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ, ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm đồng thời buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

  1. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

Mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 30.000.000 VNĐ đến 50.000.000 VNĐ, ngoài ra áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và đồng thời buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

  1. Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa

Mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 10.000.000 VNĐ đến 80.000.000 VNĐ, ngoài ra áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm đồng thời buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung điểm qua một số các hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Quý khách hàng vui lòng tham khảo tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP để có các hoạt động điều chỉnh, rà soát tiếp theo tránh các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động, kinh doanh. 

Tăng mức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện
Trả lời

Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP (“Nghị định số 117/2020/NĐ-CP”). 

Theo đó, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện. Cụ thể như sau:

  1. Những hành vi và mức phạt tiền cụ thể được quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP: 

          Tại điểm a, d, đ Khoản 2 Điều 49 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định:

          Điều 49. Vi phạm quy định về thông tin thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

           c) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm không đúng với hồ sơ đăng ký tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

          d) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm với nội dung đã đăng ký hết giá trị; tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm khi đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật;

        đ) Tổ chức hội thảo, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm đã được Sở Y tế cấp giấy tiếp nhận nhưng khi có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức chính thức mà không thông báo cho Sở Y tế trước khi tiến hành tổ chức

          Như vậy, mức phạt tiền theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP chỉ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện (đây mà mức phạt với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần).

         2. Những hành vi và mức phạt tiền cụ thể được quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP

               Tại Điều 69 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

               Điều 69. Vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện

                Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện giới thiệu mỹ phẩm sau đây:

  1. Không thông báo tới cơ quan có thẩm quyền trước khi tổ chức theo quy định của pháp luật.
  2. Không đúng với nội dung đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

               Như vậy, mức phạt tiền theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện (đây mà mức phạt với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần). Có thể thấy rằng, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo mỹ phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện. 

               Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2020.

               Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Bổ sung nhiều hành vi vi phạm có liên quan đến rượu, bia trong Nghị định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Trả lời

Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP (“Nghị định số 117/2020/NĐ-CP”). 

Theo đó, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã bổ sung nhiều hành vi vi phạm có liên quan đến rượu, bia mà trước đó, những hành vi này không được quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP. 

Bao gồm 8 Điều, từ Điều 30 đến Điều 37 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

  • Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
  • Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia
  • Điều 32. Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia
  • Điều 33. Vi phạm các quy định về quảng cáo rượu, bia
  • Điều 34. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
  • Điều 35. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
  • Điều 36. Vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia
  • Điều 37. Vi phạm các quy định về tài trợ rượu, bia

Như vậy, có thể thấy rằng, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã bổ sung nhiều hành vi vi phạm có liên quan đến rượu, bia mà trước đó, những hành vi này không được quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Siết chặt hơn trong giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thay thế Nghị định 176/2013/NĐ-CP (“Nghị định số 117/2020/NĐ-CP”). 

Theo đó, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã đưa ra những quy định siết chặt hơn trong giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, cụ thể như sau:

  1. Tất cả hành vi vi phạm trong giám sát bệnh truyền nhiễm đều bị xử phạt tiền.
  • Trước kia, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP vẫn xem xét áp dụng hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính đối với 01 hành vi là: Không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
  • Tuy nhiên, tại Điều 7 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã loại bỏ hình thức phạt cảnh cáo, thay vào đó chỉ áp dụng hình phạt tiền cho nhóm các hành vi vi phạm về giám sát bệnh truyền nhiễm.

       2. Áp dụng mức phạt tiền cao hơn, có tính răn đe hơn.

  • Trước kia, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong giám sát bệnh truyền nhiễm: Từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối đối với cá nhân (gấp 2 lần đối với tổ chức).
  • Tuy nhiên, tại Điều 7 của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong giám sát bệnh truyền nhiễm: Từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (gấp 2 lần đối với tổ chức).

         3. Bổ sung thêm hành vi bị xem là vi phạm hành chính trong hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. 

Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP chỉ quy định: 3 nhóm hành vi.

  • Hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tại Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định 07 hành vi:

  • Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
  • Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
  • Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân;
  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
  • Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy, có thể thấy rằng, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã đưa ra những quy định siết chặt hơn trong giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. 

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Hàng hóa nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện sau đây sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA
Trả lời

Ngày 18/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2020 – 2022.

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 111/2020/NĐ-CP;
  2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ:
    • Lãnh thổ thành viên Liên minh châu Âu;
    • Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;
    • Công quốc An-đô-ra; Cộng hòa San Ma-ri-nô; và
    • Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước).

      3. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định EVFTA.

Quy định về áp dụng thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len trong giai đoạn kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020. 

Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam tại Nghị định này và đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 09 năm 2020.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.

Theo đó, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ được thực hiện như sau: 

  1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
  3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:

a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.

Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;

c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;

d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.

       4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.

       5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Trả lời

Ngày 19/10/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật quản lý thuế, văn bản có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2020.
Một trong những điểm nổi bật của Nghị định này là chế định về quản lý thuế đối với người nộp
thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh, cụ thể như sau:
1. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp NNT tạm ngừng hoạt động, kinh
doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế
tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh
doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
3. Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa
đơn; trường hợp NNT được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn theo quy định thì phải nộp hồ
sơ khai thuế, nộp báo cáo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
4. Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc, thu
nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về thuế và xử lý hành vi vi phạm về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Bản Tin Pháp Luật Số 16/2020
Trả lời

Những đối tượng được mua hàng miễn thuế
Trả lời

Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh hàng
miễn thuế đã quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện được mua hàng miễn thuế. Văn bản có hiệu
lực kể từ ngày 15/10/2020

Đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế được quy định gồm: Người xuất cảnh, quá cảnh
sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ
Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế. Bao gồm:

(1) người xuất cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế; cửa khẩu ga đường sắt
liên vận quốc tế, cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế được mua
hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế nằm trong khu vực cách ly. (2)Người chờ xuất cảnh được mua
hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Hàng hoá miễn thuế được nhận tại quầy nhận
hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế nơi hành khách xuất cảnh. (3) Khách du lịch là người
nước ngoài theo đoàn bằng đường biển, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế được mua
hàng miễn thuế tại cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Trường hợp mua
hàng miễn thuế trong nội địa thì khách du lịch được nhận hàng tại quầy nhận hàng trong khu cách ly
tại cửa khẩu cảng biển loại 1 nơi khách du lịch xuất cảnh.

Ngoài địa điểm nhận hàng quy định tại khoản này, khách mua hàng quy định tại điểm 1, điểm
2, điểm 3 nêu trên (trừ khách mua hàng trên chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam) được nhận
hàng ở nước ngoài. Đây là quy định mới được bổ sung tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP năm 2020.

Ngoài ra, các đối tượng mua hàng miễn thuế khác như hành khách trên các chuyến bay quốc
tế xuất cảnh từ Việt Nam, người nhập cảnh, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt
Nam… vẫn giữ nguyên như trước đây.