Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Hướng dẫn kê khai giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020
Trả lời

Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết thi
hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm
2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (“Nghị định
114/2020/NĐ-CP”).

Sau đây sẽ là Hướng dẫn kê khai giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020, cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN được giảm

– Doanh nghiệp tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm khi tạm nộp hàng quý và
khi kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2020.

– Khi lập hồ sơ khai thuế, doanh nghiệp kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trên
các mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm
2014 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) và trên Phụ lục thuế thu nhập
doanh nghiệp được giảm theo Nghị quyết số 116/2020/QH14 ban hành kèm theo Nghị định
114/2020/NĐ-CP.

2. Khi doanh nghiệp nộp thiếu/nộp thừa so với số thuế phải tạm nộp hàng quý

– Khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu so
với số thuế phải tạm nộp quý thì doanh nghiệp nộp bổ sung số tiền thuế còn thiếu và tính tiền
chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhiều hơn so với số thuế phải nộp của kỳ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2020 thì xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác kêkhai giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020.

– Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không thuộc đối
tượng được giảm thuế theo quy định của Nghị định 114/2020/NĐ-CP hoặc số thuế phải nộp
của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 lớn hơn số thuế đã nộp theo quy định thì
doanh nghiệp phải nộp số tiền thuế thiếu, tiền phạt và tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn
nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính
thuế năm 2020 hoặc thực hiện quyết định sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền
làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo
quy định của Nghị định 114/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính
thuế năm 2020 hoặc thực hiện quyết định sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền
làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì xử lý số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo
quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Ý nghĩa của Nghị định 114/2020/NĐ-CP mang lại:

– Là một chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn do tác
động của dịch Covid-19;

– Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả
năng cạnh tranh, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất.

– Duy trì nguồn thu dài hạn cho ngân sách nhà nước.

Trên đây là điểm tin: Hướng dẫn kê khai giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020 tại Nghị định
số 114/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 114/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu
lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, tức nhằm ngày
03/8/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Một số lưu ý về quy định giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020
Trả lời

Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết thi
hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm
2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (“Nghị định
114/2020/NĐ-CP”).

Sau đây sẽ là một số lưu ý về quy định giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020, cụ thể như sau:

1. Lưu ý về thuế TNDN được giảm trừ

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020
được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định
tại khoản 3 Điều 18 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm quy định tại Nghị định này được tính trên số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, sau khi đã
trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Lưu ý về kỳ tính thuế TNDN

– Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh
nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn
bản hướng dẫn thi hành.

– Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập là năm 2019 hoặc kỳ
tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi
hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2021 có thời gian
ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 để hình
thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc xác định tổng doanh thu và số thuế được
giảm trong trường hợp này chỉ áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 (12
tháng).

3. Ý nghĩa của Nghị định 114/2020/NĐ-CP mang lại:

– Là một chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn do tác
động của dịch Covid-19;

– Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả
năng cạnh tranh, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất.

– Duy trì nguồn thu dài hạn cho ngân sách nhà nước.

Trên đây là điểm tin: Một số lưu ý về quy định giảm thuế TNDN phải nộp năm 2020 tại Nghị
định số 114/2020/NĐ-CP.

Nghị định số 114/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu
lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, tức nhằm ngày
03/8/2020.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020
Trả lời

Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP, quy định chi tiết thi
hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 của Quốc hội về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm
2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác (“Nghị định
114/2020/NĐ-CP”).

Theo đó, doanh nghiệp nếu đáp ứng những điều kiện sau đây sẽ được giảm 30% thuế TNDN
phải nộp năm 2020, cụ thể như sau:

1. Điều kiện về đối tượng được áp dụng chính sách giảm thuế:

– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất,
kinh doanh có thu nhập.

2. Điều kiện về tổng doanh thu năm 2020 được áp dụng chính sách giảm thuế:

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng. Trong đó:

– Tổng doanh thu năm 2020 là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể
cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp,
chuyển đối hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 hoạt động không đủ 12 tháng thì tổng doanh thu năm
2020 được xác định bằng tổng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2020 chia (:) cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp
mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,
hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính
đủ tháng.

– Trường hợp doanh nghiệp dự kiến tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2020 không quá 200 tỷ đồng thì doanh nghiệp xác định tạm nộp hàng quý bằng 70% số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý.

– Kết thúc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, trường hợp tổng doanh thu năm 2020
của doanh nghiệp không quá 200 tỷ đồng thì doanh nghiệp thực hiện kê khai giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp của năm 2020 khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

3. Ý nghĩa của Nghị định 114/2020/NĐ-CP mang lại:
– Là một chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp để vượt qua khó khăn do tác
động của dịch Covid-19;

– Tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả
năng cạnh tranh, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất.

– Duy trì nguồn thu dài hạn cho ngân sách nhà nước.

Trên đây là điểm tin: Giảm 30% thuế TNDN phải nộp năm 2020 tại Nghị định số
114/2020/NĐ-CP.
Nghị định số 114/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/QH14 có hiệu
lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, tức nhằm ngày
03/8/2020.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà
Trả lời

Ngày 22/9/2020, Bộ Công thương ban hành Công văn 7088/BCT-ĐL năm 2020 về hướng
dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban
hành.

Hiện nay, có khá nhiều vướng mắc về việc hiểu thế nào là điện mặt trời mái nhà, hay quy
định “tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng” được xác định
trên cơ sở nào. Điều này đã gây nhiều khó khăn, bất cập trong việc áp dụng để xác định
giá mua bán điện phù hợp quy định. Việc ban hành Công văn 7088/BCT-ĐL đã hướng dẫn
cụ thể các vấn đề nêu trên.
Hệ thống điện mặt trời mái nhà là gì?

Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg định nghĩa như sau: “Hệ thống điện
mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái
nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc
gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.”

Tuy nhiên, để chi tiết hơn và đảm bảo việc phát triển điện mặt trời mái nhà được thực hiện
theo đúng tinh thần của chính sách, tại Công văn 7088/BCT-ĐL đã quy định các điều kiện
mà một hệ thống điện mặt trời mái nhà phải đáp ứng, cụ thể:

– Phải được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng có công năng độc lập;

– Mái nhà của công trình xây dựng phải là mái của nhà, mái của kết cấu dạng nhà.

– Mái nhà của công trình xây dựng phải phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của công
trình xây dựng.

Việc áp dụng giá mua điện, ký Hợp đồng mua bán điện:

Tại Công văn 7088/BCT-ĐL cũng đưa ra hướng dẫn, trong một số trường hợp cụ thể, việc
áp dụng giá mua điện, ký Hợp đồng mua điện được thực hiện như sau:

– Đối với trường hợp, chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành,
nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn
viên dự án điện mặt trời để đầu tư điện mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký
hợp đồng mua bán điện cho hệ thống điện mặt trời mái nhà: Thì Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN) được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu thấy phù hợp với quy định về
hệ thống điện mặt trời mái nhà.

– Trường hợp điện mặt trời có công suất không quá 01 MW và không lắp trên mái nhà của
công trình xây dựng có công năng độc lập: thì khi ký Hợp đồng không được áp dụng giá
bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định.

– Trong các trường hợp sau đây thì mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà được ký hợp đồng
mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, bao gồm:

+ Một chủ đầu tư mua lại nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà nằm liền kề nhau, có tổng
công suất trên 01 MW;

+ Nhiều hệ thống điện mặt trời mái nhà có tổng công suất trên 01 MW (mỗi hệ thống có
công suất không quá 01 MW) trên 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu
công nghiệp) được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp, của một hoặc nhiều nhà đầu tư.

Như vậy, Công văn 7088/BCT-ĐL được ban hành đã góp phần giải đáp các vướng mắc,
khó khăn cho các cá nhân, tổ chức có hệ thống điện mặt trời mái nhà, cũng như hướng dẫn
cụ thể hơn đối với bên mua điện – EVN trong việc áp dụng và xác định giá mua điện.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài vào làm nguyên liệu sản xuất
Trả lời

Ngày 24/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 28/2020/QĐ-TTg quy định
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Theo
đó, danh mục này bao gồm:

1) Phế liệu sắt, thép: Phế liệu và mảnh vụn của gang; Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp
kim: bằng thép không gỉ; Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác (khác với loại
bằng thép không gỉ); Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc; Phế liệu và mảnh
vụn khác của sắt hoặc thép: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, phoi cắt và bavia, chưa
được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó; Phế liệu và mảnh vụn khác của sắt
hoặc thép: Loại khác.

2) Phế liệu nhựa:
– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE): Dạng xốp, không cứng
– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Etylen (PE): Loại khác
– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Styren (PS): Loại khác
– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác
– Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ các loại plastic (nhựa) khác: Polyethylene
Terephthalate (PET); Polypropylen (PP); Polycarbonat (PC); Polyamit (PA); Acrylonitrin
Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Poly Oxy Methylene (POM);
Poly Methyl Methacrylate (PMMA); Expanded Polystyrene (EPS); Thermoplastic
Polyurethanes (TPU); Ethylene Vinyl Acetate (EVA); Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản
xuất và chưa qua sử dụng.

3) Phế liệu giấy:
– Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy
hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng.
– Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa khác được làm chủ
yếu bằng bột, giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ.
– Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu
bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ: giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm
tương tự).
– Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn
thừa chưa phân loại.

4) Phế liệu thủy tinh: Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác; thủy tinh ở dạng
khối.

5) Phế liệu kim loại màu: Đồng phế liệu và mảnh vụn; Niken phế liệu và mảnh vụn; Nhôm
phế liệu và mảnh vụn; Kẽm phế liệu và mảnh vụn; Thiếc phế liệu và mảnh vụn; Mangan
phế liệu và mảnh vụn.

6) Phế liệu xỉ hạt lò cao: Xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (xỉ hạt lò cao
gồm: xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện gang, sắt, thép).

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 và thay thế Quyết định
số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh
mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Các loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Giấy xác nhận đủ điều kiện về
bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất do cơ quan có thẩm
quyền cấp theo quy định của pháp luật được tiếp tục nhập khẩu đến hết hiệu lực của Giấy
xác nhận.

Doanh nghiệp tư nhân trực tiếp chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
Trả lời

Ngày 17/6/2020, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc thành lập,
tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;
quy định về nhóm công ty.

Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi trực
tiếp thành Công ty cổ phần theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; Tên của doanh nghiệp
    được đặt theo đúng quy định; Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; Nộp đủ lệ phí đăng
    ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ
    tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ
    khi đến hạn;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa
    thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các
    thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp
    tư nhân.

Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu không kèm theo chứng quyền
Trả lời

Ngày 9/7/2020, Chính Phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/2/2018 quy định về phát hành trái phiếu Doanh nghiệp, văn
bản có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2020.
Một trong những nội dung điều chỉnh, bổ sung được xem là nổi bật chính là điều kiện phát hành trái
phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền. Theo đó, ngoài những điều kiện đã
được quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP thì Nghị định 81/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm các điều
kiện sau đây:
(1) Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu, trừ trường hợp doanh
nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy
định của pháp luật.
(2) Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả
khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý
gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước
khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát
hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều khoản.
(4) Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu không phải đáp ứng quy định tại mục (2) và mục (3) của
các điều kiện trên.
Như vậy, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn so
với quy định hiện hành nhằm tiếp tục vận hành và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp an toàn,
bền vững.

Bản Tin Pháp Luật Số 15/2020
Trả lời

Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án
Trả lời

Ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật mới này đã quy định những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể như sau:

Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án)

  • Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
  • Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
  • Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
  • Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
  • Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!

Vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án
Trả lời

Ngày 16/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật mới này đã quy định vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể như sau:

  1. Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên (Điều 21 Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án)

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:

  • Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
  • Vào sổ theo dõi vụ việc;
  • Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
  • Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
  • Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
  • Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
  • Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
  • Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.

 

       2 .Nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 23 Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án)

 

  • Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.
  • Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
  • Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.

Hoà Giải Viên xử lý cả vấn đề tình tiết và vấn đề pháp lý, nhưng luật không phải là trọng tâm của quy trình hòa giải. Hòa giải không phải là việc quyết định ai đúng ai sai, người nào có lỗi, tuyên bố ai thắng ai thua mà là nhìn vào tương lai. Trọng tâm không phải là ai nói gì, làm gì trong quá khứ. Thay vào đó, mục đích của nó là tìm ra một giải pháp thực tiễn có thể chấp nhận được với bất kỳ ai liên quan, có tính đến những lợi ích khác nhau, lợi ích pháp lý cũng như các lợi ích khác (ví dụ: Để bảo toàn quan hệ hay danh dự hoặc tìm ra ranh giới cạnh tranh trên thương trường).

Trên đây là một số quy định về vai trò của Hòa Giải Viên trong thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án. Luật Hòa giải, Đối thoại tại Tòa án sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng bạn!