Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Đối tượng nào được hỗ trợ tiền do ảnh hưởng của dịch Covid?
Trả lời

Hiện nay, đai dịch Covid đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch Covid đã có nhiều tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến cắt giảm lao động. Nhằm giúp đỡ và chia sẻ khó khăn trong đại dịch, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, người lao động.
Ngày 09/04/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP quy định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid 19. Nghị quyết có hiệu lực kế từ ngày ban hành và đã quy định các đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên (do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương) thì được hưởng mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: Tính theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được hỗ trợ như sau:
Cách thức hỗ trợ: Được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020:
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/hộ/tháng
Thời gian hỗ trợ: Theo hằng tháng, tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm:
Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: Theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng:
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:
Mức hỗ trợ: 250.000 đồng/khẩu/tháng
Thời gian hỗ trợ: 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.
Chính phủ đã quy định 07 nhóm đối tượng được nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn ảnh hưởng của đại dịch Covid. Đây là một biện pháp tích cực nhằm chia sẻ khó khăn và góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Trả lời

Ngày 08/04/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2020/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Theo đó, trong trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật thì Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể các biện pháp này bao gồm:
Phong tỏa tài khoản;
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản);
Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử;
Tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;
Căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương;
Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong;
Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án;
Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.
Nghị định 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2020.

Thời hạn gia hạn nộp thuế
Trả lời

Ngày 8/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Nghị định này có hiệu lực pháp luật kề từ ngày ký.
Tại Nghị định này có quy định về các đối tượng được gia hạn nộp thuế và thời hạn gia hạn. Đối với những cá nhân, doanh nghiệp đã thuộc đối tượng gia hạn thì một trong những nội dung mà các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm nhất trong thời Covid – 19 có lẽ là thời hạn gia hạn nộp thuế. Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn gia hạn nộp thuế, cụ thể như sau:
1. Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu)
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1, quý 2 năm 2020 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thì thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng đã kê khai. Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là 20/10/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20 /11/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của kỳ tính thuế quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng..
2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp theo quyết toán của kỳ tính thuế năm 2019 và số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế năm 2020 của doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế. Thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức không có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh: Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng gia hạn nộp thuế. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Bản Tin Pháp Luật Số 10/2020
Trả lời

Nguyên tắc quản lý rượu
Trả lời

Ngày 05/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/03/2020.
Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh rượu, Nghị định số 17/2020/NĐ-CP có sửa đổi bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
Theo đó, việc quản lý rượu phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Việc ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội diễn ra không chỉ trong phạm vi quốc gia và quốc tế dẫn tới các đường lối, quy định về quản lý các điều kiện trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định cũng cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại.

Các trường hợp không được xem xét đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
Trả lời

Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, cụ thể:
– Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
– Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
Tuy nhiên, Nghị định quy định rõ 04 trường hợp không giao phương tiện giao thông vi phạm cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản, bao gồm:
– Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
– Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
– Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Nghị định 31/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2020, làm hết hiệu lực một phần Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
Trả lời

Ngày 03/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân được quy định như sau:
Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định 23/2015.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Ngoài ra, Thông tư còn quy đinh Mẫu lời chứng trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;
Thông tư 01/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/4/2020 và thay thế Thông tư 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015.
Như vậy, hiện nay, chứng thực tờ khai lý lịch cá nhân chỉ chứng thực chữ ký, không còn chứng thực nội dung. Do đó, các cá nhân có nhu cầu chứng thực tờ khai lý lịch cá nhân không cần phải về nơi cư trú mà có thể thực hiện tại bất ký Phòng tư pháp, Uỷ ban nhân dân xã, phường khác.

Chị thỉ của TAND tối cao về việc phòng chống dịch Covid-19 trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Trả lời

Ngày 10/03/2020 vừa qua, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Nguyễn Hòa Bình đã phát hành Chỉ thị 02/2020/CT-CA về việc phòng chống dịch Covid-19 trong hệ thống Tòa án nhân dân các cấp.
Theo đó kể từ ngày 10/03/2020 tới hết tháng 03/2020, Tòa án nhân dân các cấp cần tập trung thực hiện nghiêm túc các yêu cầu cụ thể như sau:
Tòa án sẽ tạm dừng việc tiếp nhận, bàn giao trực tiếp các hồ sơ tài liệu chứng cứ tại trụ sở Tòa án. Thay vào đó Tòa án sẽ tiến hành hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng hình thức điện tử.
Tòa án sẽ tạm dừng việc mở các phiên tòa, phiên họp, tạm dừng triệu tập các đương sự tới trụ sở Tòa án đối với các vụ án còn đang trong thời hạn giải quyết. Đối với các vụ việc buộc phải mở phiên tòa, phiên họp thì phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch. Việc tiếp xúc được yêu cầu thực hiện tại khu vực riêng và phải được vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày.
Với việc ban hành chị thị số 02/2020, ngành Tòa án đã nhanh chóng, kịp thời có những biện pháp phù hợp để ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng cũng đảm bảo việc tuân thủ các quy định về tố tụng.

Gia hạn nộp thuế và miễn số tiền thuế chậm nộp.
Trả lời

Ngày 03/03/2020, Tổng Cục Thuế ban hành Công văn số 897/TCT-QLN về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Công văn đã dẫn chiếu tới quy định tại khoản 1, Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC để hướng dẫn việc gia hạn nộp thuế và miễn tiền chậm nộp thuế.
Về cơ bản, người nộp thuế muốn gia hạn hoặc miễn tiền chậm nộp thuế phải chứng minh được vấn đề “có thiệt hại tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh do tình tình dịch bệnh”.
Về hồ sơ, đối với việc gia hạn nộp thuế, tại khoản 3, Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC (Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BTC ngày 15/05/2017) có quy định hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị gia hạn;
Văn bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất bị thiệt hại (do người nộp thuế lập);
Văn bản xác nhận thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền;
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp thuận (nếu có); hoặc Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Đối với việc miễn tiền chậm nộp thuế, tại khoản 3, Điều 35 Thông tư 156/2013/TT-BTC có quy định hồ sơ bao gồm:
Văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp thuế ;
Văn bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất bị thiệt hại (do người nộp thuế lập);
Văn bản xác nhận thiệt hại của cơ quan có thẩm quyền hoặc công ty định giá có đầy đủ năng lực theo quy định;
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp thuận (nếu có); hoặc Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Việc ban hành Công văn số 8309/ CT-TTHT giúp giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động viết hóa đơn nhằm đảm bảo hoạt động này được thực hiện chính xác và thống nhất.

Viết tắt địa chỉ doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 27/02/2020, Cục thuế thành phố Hà Nội phát hành Công văn số 8309/CT-TTHT để hướng dẫn về việc viết tắt địa chỉ doanh nghiệp theo yêu cầu của Công ty TNH TNT Express WorldWide (Việt Nam).
Nội dung trong Công văn xác định: “Công ty có địa chỉ trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quá dài gây khó khăn trong việc hiển thị đầy đủ địa chỉ trên các chứng từ giao dịch và hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra thì đơn vị được phép viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng đảm bảo đúng, đầy đủ và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp và vẫn xác định được đúng địa chỉ của người mua và địa chỉ của người bán và các tiêu thức khác trên hóa đơn vẫn đảm bảo đủ, đúng theo quy định thì được coi là hóa đơn hợp lệ để sử dụng kê khai, hạch toán”.
Nội dung trên được căn cứ vào Điểm b, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC, cụ thể:
“b) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”.
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 29/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
Việc ban hành Công văn số 8309/ CT-TTHT giúp giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động viết hóa đơn nhằm đảm bảo hoạt động này được thực hiện chính xác và thống nhất.