Ngày 11/03/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nghị định này đã có nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung liên quan đến các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với người nộp thuế. Trong đó phải kể đến quy định bổ sung về việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu, cụ thể bổ sung đối với sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Theo đó, điều kiện để sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu nêu trên phải là sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải nộp thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư.
Ngoài ra, Nghị định đã quy định bổ sung về cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế như:
Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2021.
Ngày 3/12/2020, Quyết định số 1666/QĐ-BHXH được ban hành bởi Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Theo đó mẫu thẻ Bảo hiểm y tế sẽ được thay đổi. Cụ thể như sau:
Ngoài ra Quyết định này còn quy định về điều khoản chuyển tiếp, theo đó, đối với những phôi thẻ BHYT đã in theo quy định tại Quyết định số 1313/QĐ-BHXH ngày 02/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành mẫu thẻ BHYT chưa sử dụng hết đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục sử dụng cấp cho các đối tượng tham gia BHYT và trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT theo quy định tại Quyết định này, thẻ BHYT đã cấp cho người tham gia BHYT còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được dùng để khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/4/2021
Ngày 31/12/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 21/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hành Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng quốc gia.
Theo đó, Thông tư này đã điều chỉnh nội dung về thời gian làm việc của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (“Hệ thống TTLNN”), cụ thể như sau:
a) Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;
b) Thời điểm Hệ thống TTLNH bắt đầu nhận Lệnh thanh toán ngoại tệ: 9 giờ 00 phút của ngày làm việc;
c) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, thời điểm ngừng nhận yêu cầu xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
d) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
đ) Thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán (nếu có): tối đa 30 phút kể từ thời điểm Hệ thống TTLNH ngừng nhận Lệnh thanh toán;
e) Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia): ngay sau thời điểm được quy định tại điểm đ Khoản này.
Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2021.
Ngày 18/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (“Nghị định 04”). Theo đó, Nghị định 04 đã tăng mức phạt đối với nhóm các hành vi vi phạm về sử dụng và công khai văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định. Cụ thể như sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định
b) Buộc cải chính thông tin
Trước đó, mức phạt đối với nhóm các hành vi vi phạm về sử dụng và công khai văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định được quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể như sau:
Nghị định 04 ra đời, thay thế cho Nghị định 138/2013/NĐ-CP. Nghị định 04 có hiệu lực kể từ ngày 10/03/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 18/12/2020, Chính phủ ban hành 148/2020/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai (“Nghị định 148”). Theo đó, Nghị định 148 đã có những quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền. Cụ thể như sau:
Tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148 đã sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê như sau:
2. Thứ hai, điều kiện đối với dự án: Là các dự án không nằm trong các khu vực/địa bàn sau đây:
3. Các điều kiện khác: Căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở để xác định.
Trên đây là sự thay đổi về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê tại Nghị định 148. Nghị định 148 có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2021.
Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!
Ngày 25/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Cụ thể:
Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực như trên (tức trong thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2021.
Ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2021.
Trong đó, có quy định một số các trường hợp bên chuyển quyền sở hữu chứng khoán không phải thực hiện lưu ký chứng khoán trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:
Ngày 9/02/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về Quản lý vật liệu xây dựng. Tại Nghị định này có ghi nhận nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
Thứ hai, đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:
Thứ ba, nội dung lấy ý kiến bao gồm:
Nghị định số 09/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 09/02/2021.
Ngày 31/12/2020, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 118/2020/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán, chào mua công khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng và huỷ bỏ tư cách công ty đại chúng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2021.
Một trong những điểm nổi bật của văn bản này liên quan đến trình tự thủ tục huỷ tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, cụ thể như sau: