Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khoa học công nghệ
Trả lời

Ngày 01/2/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và Công nghệ. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2019.
Theo khoản 1 Điều 6, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
  2. Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này;
  3. Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Như vậy, ngoài điều kiện để thành lập doanh nghiệp thông thường, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp phải đảm bảo thêm các điều kiện riêng biệt để được cấp giấy chứng nhận khoa học và công nghệ.

Quy định về thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Trả lời

Ngày 01/03/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BYT quy định về thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/04/2019.
Theo đó, Điều 3, Thông tư số 01/2019/TT-BYT điều chỉnh cụ thể về các tiêu chí điều trị nội trú ban ngày như sau:

  1. Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú nhưng không nhất thiết phải theo dõi, điều trị 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  2. Thời gian theo dõi, điều trị nội trú ban ngày cho người bệnh tối thiểu 4 giờ/ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
  3. Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú thì không áp dụng điều trị nội trú ban ngày;
  4. Đối với người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.

Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày do bác sĩ quyết định. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày
Quy định về hoạt động thăm, khám, chữa bệnh đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Việc ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BYT cho thấy sự quan tâm, khách quan của cơ quan nhà nước quản lý trọng việc đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong hoạt động thăm, khám, chữa bệnh.

Hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 07/03/2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn số 679/BHXH-BT về việc hướng dẫn thu BHXH bắt buộc đối với lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực ngày 07/3/2019.
Theo đó, Công văn số 679/BHXH-BT có nội dung nổi bật như sau:

  • Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam..
  • Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động nước ngoài nêu trên hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, Công văn số 679/BHXH-BT đã xác định rõ đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc, mức đóng BHXH đối với người lao động là công dân nước ngoài, đảm bảo thống nhất trong hoạt động quản lý các nguồn thu của quỹ Bảo hiểm xã hội.

Thời gian thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề đối với lương y
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2018/TT-BYT quy định việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận và thực hành chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2019. Theo đó, Thông tư quy định cụ thể về thời gian thực hành đối với người có giấy chứng nhận là lương y như sau:

  • Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền là 01 năm;
  • Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu là 06 tháng;
  • Thời gian thực hành của người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu là 01 năm.

Việc ban hành Thông tư số 47/2018/TT-BYT quy định điều kiện bắt buộc đối với những người hành nghề trong lĩnh vực y tế, sức khỏe nhằm đảm bảo tiêu chí tối thiểu của chủ thể hành nghề bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền và cũng như khía cạnh an toàn sức khỏe cho nhân dân.

Bản tin pháp luật số 06/2019
Trả lời

Quy định cửa khẩu nhập khẩu phế liệu
Trả lời

Ngày 09/01/2019, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BCT quy định cửa khẩu nhập khẩu phế liệu có hiệu lực ngày 22/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 01/2019/TT-BC có nội dung nổi bật như sau:
– Việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thực hiện qua các cửa khẩu theo quy định, trừ cửa khẩu đường bộ và cửa khẩu đường sắt.
– Nội dung trên không áp dụng đối với hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh phế liệu.
Như vậy, Thông tư số 01/2019/TT-BCT đã quy định rõ về cửa khẩu nhập khẩu phế liệu, các thương nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, qua đó hướng tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động này được chính xác, tiết kiệmthời gian cũng như nâng cao hiệu quả.

Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu thuộc về Chi cục kiểm dịch thực vật vùng hoặc Trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.
Bên cạnh đó, Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm tra đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu, cụ thể:
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Cơ quan kiểm tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xem xét: trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận để giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thành hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan kiểm tra phải kiểm tra hồ sơ lô hàng và ra Thông báo kết quả kiểm tra thực phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Có thể thấy, việc ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc các cơ quan có thẩm quyền đang siết chặt quản lý đối với thực phẩm xuất khẩu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, bảo đảm phát triển bền vững cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Trả lời

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 53/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2019.
Theo đó, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 03 chi nhánh trong 01 năm tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;
– Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị. Điều kiện này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nộp hồ sơ đề nghị vào năm thứ hai tính từ ngày khai trương hoạt động;
– Tại thời điểm đề nghị không bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp không cho mở rộng địa bàn hoạt động;
– Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
– Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
– Tại thời điểm đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc);
– Tại thời điểm đề nghị không vi phạm quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định đối với Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị) được phép thành lập không quá 02 chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau: Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị không vượt quá 4% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; Các quy định tại điểm c, d, e, g, h, i khoản 1 Điều này.
Như vậy, thông qua việc ban hành Thông tư số 53/2018/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 53/2018/TT-NHNN đã có những quy định chi tiết và cụ thể về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, qua đó tạo cơ sở và điều kiện cho hoạt động của của các tổ chức này được thực hiện một cách thuận lợi và chính xác nhất.

Quy định mới về hụi, họ, biêu, phường
Trả lời

Ngày 19/02/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP quy định về hụi, họ, biêu, phường. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/04/2019.
Theo đó, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP có các nội dung đáng chú ý như sau:
1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự; việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ; không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Điều kiện về thành viên: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý; điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
3. Điều kiện làm chủ họ: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật Dân sự; trường hợp các thành viên tự tổ chức dây họ thì chủ họ là người được hơn một nửa tổng số thành viên bầu, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác; điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.
Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ.
Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau: Tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100 triệu đồng trở lên; tổ chức từ hai dây họ trở lên.
4. Thỏa thuận về dây họ: Phải được lập thành văn bản và có thể được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định nêu trên.
5. Thủ tục góp họ, lĩnh họ: Khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan thì thành viên có quyền yêu cầu chủ họ hoặc người lập và giữ sổ họ cấp giấy biên nhận về việc đó.
6. Lãi suất: Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Có thể thấy, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP đã quy định rõ khung pháp lý cho các hoạt động hụi, họ, biêu, phường, qua đó góp phần triệt tiêu nạn “tín dụng đen” ở nông thôn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia.

Hướng dẫn thực hiện một số quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019.
Theo đó, việc lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án được quy định như sau:
Khi có dự án đã có một nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư khác khi dự án có cùng mục tiêu, địa điểm điểm thực hiện và phù hợp với quy hoạch trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đầu tiên.
Tiêu chí lựa chọn hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đầu tiên như sau:
– Đáp ứng các điều kiện quyết định chủ trương đầu tư như quy định pháp luật;
– Sự cần thiết đầu tư;
– Tính khả thi về mặt kỹ thuật, bao gồm phương án sử dụng mặt bằng;
– Hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Tính khả thi về mặt tài chính của dự án;
– Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi báo cáo nghiên cứu khả thi do mình đề xuất.
Từ việc căn cứ vào các điều kiện cụ thể và yêu cầu thực hiện dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương pháp đánh giá để so sánh, lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án có tính khả thi và hiệu quả cao nhất, trong đó xác định tủ trọng giữa các yếu tố: Tính khả thi về mặt kỹ thuật, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, tính khả thi về mặt tài chính của dự án, và năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi do mình đề xuất.
Như vậy, Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT đã có nhưng quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá phê duyệt dự án của nhà đầu tư. Là căn cứ để các nhà đầu tư có phương hướng thực hiện đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước đánh giá tính phù hợp của dự án.