Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định mới về thực hiện phát triển dự án điện gió
Trả lời

Ngày 15/01/2019, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BCT quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2019.
Theo đó, Bộ Công thương đã quy định cụ thể về quy hoạch các dự án điện gió việc thực hiện phát triển dự án gió và điều kiện thi công xây dựng công trình sự án điện gió. Cụ thể như sau:
– Phát triển các dự án điện gió được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực đối với những dự án chưa có trong quy hoạch;
– Tiến độ vận hành, quy mô công suất các giai đoạn của dự án phải tuân thủ theo đúng quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch phát triển điện gió đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– UBND tỉnh phải cập nhật quy hoạch đấu nối dự án điện gió vào hệ thống điện để đảm bảo truyền tải công suất dự án và khả năng hấp thụ hệ thống điện khu vực dự án;
– Dự án điện gió chỉ được khởi công và thi công xây dựng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, yêu cầu về bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện như: Hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định và phê duyệt theo quy định hiện hành; Hợp đồng mua bán điện đã ký với Bên mua điện; Có hợp đồng cung cấp tài chính và cam kết về nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình đúng với tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
Có thể thấy, quy định mới của Bộ Công thương sẽ thúc đẩy khai thác, phát triển và thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện năng lượng gió, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.

Bản tin pháp luật số 05/2019
Trả lời

Quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/02/2019
Theo đó, từ ngày 11/02/2019 Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/09/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại hết hiệu. Thay vào đó, các Bộ, Ban, Ngành, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ áp dụng các tiêu chí được nêu trong Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT để xác định loài ngoại lai xâm hại.
Khác với Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT đã bổ sung thêm những tiêu chí cần nội dung cần đánh giá như: lịch sử xâm hại của loài tại Việt nam và trên thế giới, khả năng chống chịu của loài trước các thay đổi về thời tiết. Đồng thời thông tư số 35 cũng có thay đổi cơ bản về các tiêu chí đánh giá loài ngoại lai xâm hại hay loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Ngoài ra, Thông tư số 35 cũng cập nhật lại danh mục các loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đính kèm ở Thông tư này.
Có thể thấy, với việc ban hành Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT nêu trên, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã kịp thời cập nhật các tiêu chí mới để kịp thời đưa ra đánh giá, xác định chính xác về mức độ nguy hại đối với hệ sinh thái trong nước của các loài ngoại lai, từ đó có những biện pháp kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm hại, bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Hướng dẫn về phương án thực hiện hạn chế khai thác nước dưới đất
Trả lời

Ngày 26/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2019.
Theo đó, Chính phủ quy định về phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác nước dưới đất phải được xây dựng cụ thể cho từng khu vực, từng vùng hạn chế, bao gồm các nội dung sau đây:
– Danh sách các công trình khai thác hiện có (đã có giấy phép, không có giấy phép) thuộc từng khu vực, từng vùng;
– Biện pháp hạn chế khai thác cụ thể đối với từng công trình;
– Kế hoạch, lộ trình thực hiện từng biện pháp hạn chế khai thác đối với từng công trình.
Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất được phân loại thành: Vùng hạn chế 1; Vùng hạn chế 2; Vùng hạn chế 3; Vùng bạn chế 4; Vùng hạn chế hỗn hợp.
Các tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến công trình khai thác và hoạt động khai thác của công trình theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường để phục vụ việc khoanh định các vùng hạn chế khai thác; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định phương án, lộ trình thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo phương án đã được phê duyệt.
Có thể thấy, quy định mới của Chính phủ nhằm hạn chế khai thác nước dưới đất ở các vùng chứa nước ngọt thuộc lãnh thổ nước Việt Nam, không cấp phép thăm dò, khai thác để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới nhằm bảo vệ nguồn nước trong lòng đất trên lãnh thổ nước ta.

Hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/04/2019.
Theo đó, đối tượng áp dụng Thông tư số 132/2018/TT-BTC là các doanh nghiệp siêu nhỏ (là doanh nghiệp có không quá 10 lao động đóng BHXH; doanh thu năm hoặc nguồn vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng; Có không quá 10 lao động đóng BHXH và tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng vốn không quá 03 tỷ đồng nếu thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ), bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ có các điểm đặc thù như sau:
– Về tổ chức bộ máy: Doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải có kế toán trưởng;
– Về Sổ kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp. Nếu không tự xây dựng được thì sử dụng biểu mẫu và phương thức ghi chép tại Thông tư này;
– Về phương pháp kế toán: Doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu thì không bắt buộc phải mở các tài khoản kế toán mà chỉ ghi đơn trên sổ kế toán để theo dõi các khoản doanh thu và thu nhập;
– Về báo cáo tài chính: Doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế. Ngoài các báo cáo theo quy định, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lập các báo cáo kế toán phục vụ cho quản trị, điều hành của doanh nghiệp.
Có thể thấy, với những điểm mới nêu trên, Thông tư số 132/2018/TT-BTC được kỳ vọng sẽ giảm bớt chi phí, gánh nặng về nhân sự, gọn nhẹ về chế độ sổ sách kế toán, giải quyết những điểm vướng mắc khi các hộ kinh doanh chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp.

Quy định tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
Trả lời

Ngày 28/12/2019, Tổng kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/02/2019.
Theo đó, Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN quy định tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán gồm:
– Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) về rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của những bằng chứng kiểm toán đó;
– Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán không đặt ra một số lượng cụ thể mà phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN, tức là KTVNN phải đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính đầy đủ như đánh giá được rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập. Rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở mức độ càng cao thì thường cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán, chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì có thể cần ít bằng chứng kiểm toán hơn;
– Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán yêu cầu KTVNN phải thu thập số lượng bằng chứng cần thiết đảm bảo đủ căn cứ hỗ trợ cho KTVNN đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán;
– Bằng chứng kiểm toán phải đạt được tính đầy đủ để một KTVNN có kinh nghiệm nhưng không có bất kỳ thông tin nào trước về cuộc kiểm toán có thể hiểu được kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, hiểu được căn cứ hình thành đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.
Có thể thấy, Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN đã có những hướng dẫn cụ thể về tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán, qua đó góp phần giúp cho việc thu thập, chứng minh và tổng hợp các bằng chứng này sẽ được thực hiện đầy đủ, chính xác, công khai và minh bạch.

Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Trả lời

Ngày 31/12/2018, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 50/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 50/2018/TT-NHNN quy định một số nội dung thay đổi liên quan đến tên và trụ sở của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nổi bật là quy định liên quan đến hoạt động thay đổi trụ sở chính của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi tổ ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đang có trụ sở, cụ thể:
1. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi trụ sở chính;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với ngân hàng thương mại cổ phần, Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Quyết định của chủ sở hữu đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính; Văn bản của ngân hàng mẹ thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Văn bản, tài liệu chứng minh ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sử dụng hoặc sẽ có quyền sử dụng hợp pháp trụ sở tại địa điểm mới.
2. Trình tự, thủ tục chấp thuận:
a) Gửi bộ hồ sơ đề nghị thay đổi trụ sở chính tới Ngân hàng nhà nước;
b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng thương mại, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký.
Có thể thấy, việc Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 30/2018/TT-NHNN được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ sở pháp lý rõ ràng cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc thay đổi một số nội dung liên quan đến đăng ký kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày nay.

Quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc nhà nước nhận bảo quản
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 135/2018/TT-BTC quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do kho bạc nhà nước nhận bảo quản. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 135/2018/TT-BTC có nội dung nổi bật như sau:
– Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc giao, nhận tài sản gửi bảo quản với các đơn vị Kho bạc Nhà nước là đối tượng áp dụng các quy định tại thông tư.
– .Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản theo hòm/túi/gói đã được niêm phong của đơn vị gửi tài sản; trên niêm phong đóng dấu của đơn vị gửi, chữ ký của người niêm phong.
– Trường hợp đơn vị gửi tài sản bảo quản là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị thực hiện như sau:
a) Đối với tiền mặt nộp tại Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước kiểm đếm xác định giá trị tài sản và hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
b) Đối với tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt (các loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại Ngân hàng) nộp tại Ngân hàng: Đơn vị nộp trực tiếp tại Ngân hàng thương mại để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện nộp tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại. Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.
Như vậy, Thông tư số 135/2018/TT-BTC đã hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục giao nhận tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ cho kho bạc nhà nước, qua đó góp phần giúp các hoạt động này được thực hiện chính xác, đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả.

Quy định mới về kinh doanh thuốc lá
Trả lời

Ngày 26/12/2018 Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 57/2018/TT-BCT về hướng dẫn Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 57/2018/TT-BCT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá như sau:
– Phối hợp với Đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc lá tại nơi kiểm tra;
– Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc lá theo quy định của Thông tư này;
– Chấp hành các hoạt động kiểm tra của cơ quan kiểm tra, Đoàn kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền;
– Thực hiện báo cáo:
+ Tình hình khắc phục các lỗi vi phạm trong quá trình kinh doanh đến cơ quan kiểm tra;
+ Tình hình chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh thuốc lá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Duy trì các điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh thuốc lá theo quy định của pháp luật;
– Khắc phục các lỗi không đạt được nêu trong biên bản kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, Đoàn kiểm tra;
– Khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thông tư số 57/2018/TT-BCT đã có những quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá. Đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có phương pháp quản lý cũng như áp dụng các chế tài đối với các tổ chức có dấu hiệu vi phạm.

Ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo mã hs thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng nhà nước việt nam trong lĩnh vực vàng
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 47/2018/TT-NHNN ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo mã hs thuộc phạm vi quản lý của ngân hàng nhà nước việt nam trong lĩnh vực vàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 47/2018/TT-NHNN quy định, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo mã HS thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực vàng là vàng nguyên liệu được mô tả cụ thể như sau:
– Hàng hóa nhập: Vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác, ngoại trừ vàng dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm;
– Hàng hóa xuất khẩu: Vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác, ngoại trừ vàng dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm;
– Hàng hóa vàng nguyên liệu thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước được áp mã HS như sau: 7108.12.10; 7108.12.90.
Có thể thấy, Thông tư số 47/2018/TT-NHNN đã có những quy định chi tiết về danh mục hàng hóa trong lĩnh vực vàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua đó có sự phân chia rõ ràng về chức năng quản lý cũng như các chủng loại hàng hóa trong lĩnh vực mang tính đặc thù này.