Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Bản tin pháp luật số 04/2019
Trả lời

Bản tin pháp luật số 03/2019
Trả lời

Điều kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài
Trả lời

Ngày 25/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-NHNN về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo đó, Thông tư số 36/2018/TT-NHNN quy định cụ thể về điều kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài, gồm:
– Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự; nếu khách hàng là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có 02 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn;
– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép;
– Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng trả nợ tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận; nhưng không quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của khách hàng.
Có thể thấy, Thông tư số 36/2018/TT-NHNN đã có những quy định chi tiết và cụ thể về điều kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài, qua đó, giúp các cá nhân tổ chức có cơ sở để thực hiện một cách chính xác, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư.

Quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip
Trả lời

Ngày 28/12/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 41/2018/TT-NHNN quy định lộ trình chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip được quy định cụ thể như sau:
Đối với tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT): Đến ngày 31/12/2019, ít nhất 35% ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Đến ngày 31/12/2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Đối với tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): Đến ngày 31/12/2019, ít nhất 30% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Đến ngày 31/12/2020, ít nhất 60% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Đến ngày 31/12/2021, 100% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của TCPHT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Trong thời gian chuyển đổi, tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ phải đảm bảo hoạt động thẻ diễn ra liên tục, ổn định, an toàn và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ thẻ.
Có thể thấy, Thông tư số 41/2018/TT-NHNN với các quy định rõ ràng về lộ trình chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip nhằm tăng cưởng đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thẻ ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc gia tăng các tính năng, tiện ích cho chủ thẻ.

Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ hoạt động bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài
Trả lời

Ngày 14/12/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ bán đầu giá thuốc là ngoại nhập đảm bảo chất lượng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01/02/2019.
Theo đó, Thông tư số 122/2018/TT-BTC quy định các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ sẽ thí điểm thực hiện việc bán đấu giá thuốc là ngoại nhập còn đủ chất lượng để xuất khẩu. Nguồn thu từ hoạt động này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
– Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống buôn lậu thuốc lá;
– Chi công tác phí, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá;
– Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa công cụ, chi thuê mướn thiết bị, phương tiện; chi các khoản phí, lệ phí đăng ký, kiểm định thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động điều tra chống buôn lậu thuốc lá;
– Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật vi phạm;
– Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá;
– Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ;
– Chi bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương, hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc lá;
– Chi mua tin;
– Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu thuốc lá k) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp xử phạt trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu thuốc lá theo chính sách, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu có).
Có thể thấy, thông qua việc ban hành Thông tư số 122/2018/TT-BTC, Bộ Tài chính đã tạo ra cơ chế tăng nguồn thu góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá, đồng thời sẽ nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Ban hành danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
Trả lời

Ngày 25/12/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/2/2019.
Theo đó, Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ban hành 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, cụ thể như sau:
– Gạo; Cà phê; Cao su; Điều; Hồ tiêu; Chè; Rau, quả; Sắn và sản phẩm từ sắn;
– Thịt lợn; Thịt và trứng gia cầm; Cá tra; Tôm; Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư. Trong quá trình thực hiện, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xem xét, giải quyết.
Như vậy, những quy định mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT được kỳ vọng sẽ định hướng cụ thể mục tiêu phát triển chủ lực của đất nước trong năm 2019 tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp đất nước.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Trả lời

Ngày 22/01/2019, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/03/2019.
Theo đó, Thông tư số 03/2019/TT-BCT có nội dung nổi bật về chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cụ thể như sau:
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 01 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu;
– Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu sẽ không từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa vì lỗi nhỏ hoặc các khác biệt trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đó;
– Trường hợp nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nhận thấy những thông tin, dữ liệu trong chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa chính xác hoặc chưa đáp ứng các quy định về xuất xứ, nhà xuất khẩu, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kịp thời cho nhà nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu.
Như vậy, Thông tư số 03/2019/TT-BCT đã hướng dẫn chi tiết về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, qua đó tạo cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh sản xuất được chính xác, thuận tiện, đồng thời sẽ nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm
Trả lời

Ngày 28/12/2018 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT về danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/02/2019.
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT là Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm, bao gồm:
– Danh mục hàng hóa theo mã số HS và hình thức quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in gồm: Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng;
– Danh mục hàng hóa theo mã số HS và hình thức quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm gồm: Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm in tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn; Sách tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em; Bản đồ và biểu đồ thủy văn hoặc các loại biểu đồ tương tự, kể cả tập bản đồ, bản đồ treo tường, bản đồ địa hình và quả địa cầu, đã in; Các loại lịch in, kể cả bloc lịch; Các ấn phẩm in khác, kể cả tranh và ảnh in.
Có thể thấy, việc ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp cũng như nhà quản lý có căn cứ rõ ràng hơn trong việc thực hiện các hoạt động này.

Quy định các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Trả lời

Ngày 22/11/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 27/2018/TT-NHNN quy định các trường hợp phong tỏa, chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực thi ành từ ngày 10/01/2019.
Theo đó, Thông tư số 27/2018/TT-NHNN có những quy định mới đáng chú ý như sau:
1. Về các trường hợp phong tỏa vốn và tài sản
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau:
– Giá trị thực của vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài giảm thấp hơn mức vốn pháp định liên tục quá thời gian 06 tháng.
– Vi phạm tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu khắc phục nhưng không có biện pháp khắc phục hoặc không khắc phục được trong thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
– Số lỗ lũy kế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 50% giá trị của vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.
– Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu nhưng ngân hàng mẹ không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.
– Khi có thông tin về việc ngân hàng mẹ có dấu hiệu mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc có yêu cầu phải giải thể, thanh lý, phá sản, hoặc bị rút giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Về các trường hợp chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp sau: 1- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khắc phục được các vi phạm, tồn tại. 2- Ngân hàng mẹ đã thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 3- Ngân hàng Nhà nước nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ về việc ngân hàng mẹ đã khắc phục được các tồn tại.
Có thể thấy, Thông tư số 27/2018/TT-NHNN được ban hành được kỳ vọng sẽ chi tiết hơn về việc phong tỏa, chấm dứt phong toả vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua đó sẽ góp phần đảm bảo các hoạt động này được công khai, minh bạch, bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của người gửi tiền.

Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2019
Trả lời

Ngày 05/12/2018, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 119/2018/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2019.
Theo đó, Bộ Tài chính lưu ý các cơ quan tổ chức triển khai một số nội dung để đảm bảo tăng nguồn thư ngân sách như triển khai có hiệu quả các quy định về thuế; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tổ chức thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường hoạt động theo dõi, kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai đầy đủ, kịp thời Luật quản lý tài sản công.
Ngoài ra một trong những nhiệm vụ quan trọng được chú trọng thực hiện trong năm 2019 là thực hiện cơ chế tạo nguồn thu để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp năm 2019. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng mức lương cơ sở lên mức 1,49 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/07/2019, Bộ Tài Chính đã quy định rõ nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương. Sau khi cân đối nguồn thu, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sach, chế độ an sinh xã hội.
Có thể thấy, với việc Thông tư số 119/2018/TT-BTC được ban hành, Bộ Tài chính đang thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước được Thủ tướng chính phủ đề ra cho năm 2019.