Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Thắt chặt công tác quản lý vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 29/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó Nghị định số 131/2018/NĐ-CP có những nội dung mới đáng chú ý cụ thể như sau:
Thứ nhất, thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước (“Ủy ban”) với tên giao dịch quốc tế là Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC. Ủy ban cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ phần vốn góp.
Thứ hai, Ủy ban có các trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
– Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp sau khi được Chính phủ chấp thuận;
– Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động dài hạn, 05 năm và hằng năm của Ủy ban và các chương trình theo quy định của pháp luật sau khi được Chính phủ chấp thuận;
– Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật như: Đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp nhà nước; tham mưu trong quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp; Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn trong việc quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp hoặc chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp; đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp …
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và gia tăng tổng giá trị danh mục vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được giao quản lý.
– Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
– Thực hiện việc báo cáo, giải trình trước cơ quan có thẩm quyền về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
Có thể nhận thấy thực trạng rằng trong những năm qua tình trạng sử dụng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sử dụng vốn Nhà nước không hiệu quả, gây thất thoát, thâm hụt ngân sách Nhà nước đồng thời xảy ra nhiều tình trạng tham nhũng, lạm dụng phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp tại nhiều vụ án trọng điểm như Vinashin, Ocean bank, PVN … Chính vì vậy, việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước với những nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể là một bước tiến mới trong việc tăng cường hiệu quả quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay.

Bản tin pháp luật số 38/2018
Trả lời

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cạnh tranh
Trả lời

Ngày 24/09/2018, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật cạnh tranh. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Quyết định số 1227/QĐ-TTg quy định về triển khai kế hoạch triển khai thi hành Luật Cạnh tranh cụ thể như sau:
– Tổ chức quán triệt, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật;
– Tổ chức rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cạnh tranh; tự mình hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về cạnh tranh. Tổ chức rà soát nội dung các văn bản cá biệt, văn bản chỉ đạo điều hành, chủ trương, chính sách có liên quan tới cạnh tranh, các quyết định hành chính nhằm đảm bảo không chứa đựng các nội dung trái với quy định của Luật;
– Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật;
– Xây dựng, biên soạn các bộ sách, tài liệu thống nhất về pháp luật cạnh tranh phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho đối tượng là học sinh, sinh viên trong các nhà trường, cơ sở đào tạo.
Như vậy, với kế hoạch triển khai nêu trên Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Chính phủ đã và đang hướng tới việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng Luật cạnh tranh một cách đồng bộ, thống nhất.

Sửa đổi một số hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài Thương mại
Trả lời

Ngày 19/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/07/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trọng tài Thương mại. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 124/2018/NĐ-CP có những sửa đổi, bổ sung quan trọng đáng chú ý, cụ thể như sau:
– Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 8: Loại bỏ thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài về giấy tờ chứng minh trụ sở hoạt động của trung tâm trọng tài;
– Bãi bỏ thành phần trong hồ sơ đăng ký hoạt động của Chi nhánh trung tâm trọng tài tại điểm đ, khoản 1 Điều 10: Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh;
– Sửa điểm đ, khoản 1 Điều 21 đối với hồ sơ thành lập chi nhánh trung tâm trọng tài đã loại bỏ thành phần hồ sơ là Quyết định cử trọng tài viên làm Trưởng chi nhánh;
– Bãi bỏ thành phần hồ sơ thành lập chi nhánh gồm: Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp của tổ chức trọng tài nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài; Danh sách trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc tại Chi nhánh;
– Sửa đổi Khoản 3 Điều 21, quy định về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện hiện chỉ còn 02 loại tài liệu sau: Đơn đề nghị thành lập Văn phòng đại diện; Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
– Bãi bỏ điểm b, điểm d khoản 2 Điều 22 về thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động Chi nhánh, thông báo việc thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam: Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Chi nhánh; Quyết định về việc cử Trưởng Chi nhánh.
Có thể thấy, các nội dung đã được bãi bỏ, sửa đổi theo Nghị định này sẽ góp phần đơn giản hóa hồ sơ đăng ký hoạt động cho các trung tâm trọng tài thương mại, góp phần tạo điều kiện để các tổ chức đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài dễ dàng hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Đồng thời, góp phần thu hút nhiều Trung tâm trọng tài nước ngoài đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam, góp phần giúp các bên tranh chấp có nhiều lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp.

Đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu
Trả lời

Ngày 14/08/2018, Bộ Tài nguyên môi trường đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ tài nguyên và môi trường, trong đó có thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2018.
Theo đó, Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về thủ tục cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cụ thể như sau:
– Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đối với cá nhân, tổ chức trực tiếp sử dụng phế liệu nhập làm nguyên liệu sản xuất (gọi chung là hồ sơ), chỉ quy định một báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thay vì phải có bảy báo cáo như trước đây;
– Không còn yêu cầu phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế phải có trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu;
– Tổ chức cá nhân được phép nhập khẩu phế liệu có thể nộp hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
– Thời hạn của giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được Bộ Tài nguyên – Môi trường được cấp tăng từ 02 năm lên 03 năm kể từ ngày cấp.
Bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt cho các cá nhân, tổ chức có dự định trực tiếp sử dụng phế liệu nhập làm nguyên liệu sản xuất, đồng thời cũng góp phần vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính quốc gia.

Phân công nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trước thông quan
Trả lời

Ngày 23/08/2018 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 3346/QĐ-BNN-TCCB điều chỉnh phân công nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với một số sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trước thông quan thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2018.
Theo đó, Quyết định số 3346/QĐ-BNN-TCCB điều chỉnh phân công nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với một số sản phẩm, hàng hóa chi tiết như sau:
1. Cục Bảo vệ thực vật:
– Thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trước thông quan theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện kiểm dịch kén tằm, côn trùng theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thú y: Thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan theo quy định pháp luật.
Có thể thấy, Quyết định số 3346/QĐ-BNN-TCCB được ban hành nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi thông quan, cũng như phân chia rõ thẩm quyền giải quyết khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Quy định mới về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa
Trả lời

Ngày 24/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 128/2018/NĐ-CP có những nội dung mới nổi bật cụ thể như sau:
Thứ nhất, chỉ Doanh nghiệp, Hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật liên quan mới được kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Hộ kinh doanh cá thể sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh hoạt động này.
Đối với đơn vị đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì vẫn được tiếp tục thực hiện kinh doanh.
Do đó, kể từ ngày 24/09/2018, các đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa buộc phải thành lập Doanh nghiệp, Hợp tác xã theo quy định.
Thứ hai, điều kiện điều kiện về cơ sở vật chất đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất tương ứng như: phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; Xưởng thực hành; Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy.
Thứ ba, bổ sung đối tượng là Hợp tác xã cũng được phép kinh doanh hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa, thay vì trước đây chỉ có Doanh nghiệp mới được phép kinh doanh hoạt động này.
Như vậy, kể từ ngày 24/09/2018 các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa đã có nhiều thay đổi theo hướng quy định chặt chẽ hơn các điều kiện nhằm nâng cao sự an toàn, chất lượng đối với lĩnh vực này.

Bản tin pháp luật số 37/2018
Trả lời

Ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 10/09/2018 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển Dự án điện gió tại Việt Nam. Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2018.
Theo đó, giá điện đối với dự án điện gió nối lưới tại Việt Nam đã được sửa đổi cụ thể như sau: Bên mua có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện như sau:
– Đối với các dự án điện gió trong đất liền: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD;
– Đối với các dự án điện gió trên biển: Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
Giá mua điện nêu trên được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện gió nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 01/11/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Như vậy, Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ban hành nhằm mục đích tăng cường cơ chế hỗ trợ cho các nhà đầu tư vào dự án năng lượng điện gió tại Việt Nam, qua đó thu hút các nhà đầu tư, góp phần tạo điều kiện phát triển các hoạt động liên quan đến năng lượng sạch tại Việt Nam trong tương lai.

Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng
Trả lời

Ngày 08/08/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 06/2018/TT-BXD ban hành hệ thống Chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 25/09/2018.
Theo đó hệ thống này gồm 33 chỉ tiêu và thuộc 4 nhóm lĩnh vực, cụ thể như sau:
– Hoạt động đầu tư xây dựng (gồm 09 chỉ tiêu);
– Phát triển đô thị và nông thôn (gồm 16 chỉ tiêu);
– Nhà ở, bất động sản và công sở (gồm 07 chỉ tiêu);
– Vật liệu xây dựng (gồm 01 chỉ tiêu).
Ngoài ra, đi kèm với hệ thống chỉ tiêu nêu trên là nội dung mà Bộ Xây dựng làm rõ khái niệm, phương pháp tính, nguồn số liệu, phân tổ chủ yếu của từng chỉ tiêu.
Có thể thấy, thông qua việc ban hành hệ thống Chỉ tiêu thống kê ngành xây dựng theo Thông tư số 06/2018/TT-BXD, Bộ Xây dựng đã có những bổ sung quan trọng, thông qua đó chi tiết hóa các chỉ tiêu cũng nhưng phân loại một cách cụ thể các nhóm lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hoạt động được thuận lợi, hiệu quả và đúng quy định pháp luật