Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Sửa đổi quy định quản lý Người giữ chức vụ tại doanh nghiệp Bộ Quốc phòng
Trả lời

Ngày 24/07/2018, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 105/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và người đại diện tại các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại diện. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/09/2018.
Theo đó, Thông tư số 105/2018/TT-BQP có những sửa đổi, bổ sung mới đáng chú ý như sau:
1. Quy định về kiêm nhiệm chức danh, chức vụ quản lý đối với người quản lý:
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty: a- Không phải là cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng; nếu bổ nhiệm cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác; b- Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình và các doanh nghiệp khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c- Không được kiêm nhiệm chức danh quản lý, điều hành ở tổng công ty, công ty thành viên.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh thành viên Hội đồng thành viên: a- Thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm c trên; b- Có thể kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tập đoàn, tổng công ty, công ty mình.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc: a- Không phải là cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thuộc Bộ Quốc phòng; nếu bổ nhiệm cán bộ đang công tác tại đơn vị dự toán thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác; b- Không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên doanh nghiệp khác và Kế toán trưởng tại tập đoàn, tổng công ty, công ty mình.
2. Quy định về thẩm quyền đánh giá đối với người quản lý
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá: a- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên Chủ tịch Tập đoàn (Tổng công ty, Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng; b- Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Tổng công ty (Công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) tại các doanh nghiệp thuộc đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đánh giá Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp thuộc đơn vị đầu mối trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá.
Hội đồng thành viên, Chủ tịch (Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty) đánh giá các chức danh người quản lý còn lại thuộc doanh nghiệp mình và các đơn vị thành viên trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng đơn vị đầu mối đánh giá.
Như vậy, Thông tư số 105/2018/TT-BQP đã có những quy định chi tiết và cụ thể về quản lý Người giữ chức vụ tại doanh nghiệp Bộ Quốc phòng, thông qua đó tăng cường sự quản lý, giám sát và đánh giá về các vị trí này một cách chi tiết, cụ thể, góp phần đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp này.

Đẩy mạnh áp dụng hóa đơn thuế điện tử
Trả lời

Ngày 09/09/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 08/2018. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị quyết số 119/NQ-CP có những nội dung nổi bật đáng chú ý cụ thể như sau:
Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, thẩm tra của Văn phòng Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật quản lý thuế (sửa đổi). Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội dự án Luật này.
Bộ Tài chính thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ ngân sách nhà nước từ khâu dự toán đến điều hành, thực hiện, quyết toán; tập trung chống thất thu thuế, nợ đọng thuế, chống chuyển giá, phối hợp chặt chẽ với các địa phương quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; điều hành chi chặt chẽ, tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là chi mua sắm tài sản công, hội họp, phấn đấu giảm bội chi ngân sách dưới mức 3,7%/GDP. Chủ động phát hành trái phiếu Chính phủ đa dạng kỳ hạn, kênh huy động, phù hợp với yêu cầu thanh toán, giải ngân và diễn biến thị trường. Đẩy mạnh áp dụng hóa đơn thuế điện tử. Tập trung cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo chuẩn quốc tế. Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Như vậy, việc đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử được kỳ vọng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí tối ưu cho doanh nghiệp, đảm bảo độ an toàn và chính xác trong các hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như đa dạng hóa phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng.

Xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Trả lời

Ngày 04/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2018.
Theo đó, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm khi bán thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật về bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
e) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm buộc tiêu hủy thực phẩm đối với các hành vi vi phạm về việc Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn.
Như vậy, bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, góp phần bảo đảm an toàn về sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Quy định rút gọn đối với thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại các cơ quan trong nước và tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Trả lời

Ngày 04/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ ngoại giao. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị quyết số 116/NQ-CP quy định về việc đơn giản hóa đối với thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ tại các cơ quan trong nước và tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể như sau:
1. Về thành phần hồ sơ: Bỏ yêu cầu nộp các thành phần hồ sơ gồm: Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang (đối với lực lượng vũ trang); bản chụp Giấy khai sinh hoặc Bản sao trích lục khai sinh (đối với con dưới 18 tuổi đi thăm, đi theo cán bộ đi công tác nước ngoài tại các cơ quan đại diện Việt Nam). Thay vào đó, người đề nghị cấp hộ chiếu nộp bản sao chụp giấy tờ có số định danh cá nhân (xuất trình bản chính để đối chiếu);
2. Về mẫu Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, công hàm xin thị thực: Không yêu cầu cung cấp thông tin về ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, hộ khẩu thường trú, thông tin về bố, mẹ, vợ/chồng; tuy nhiên vẫn đề nghị cung cấp thông tin về con vì không có thông tin này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Có thể thấy, bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Nghị quyết số 116/NQ-CP đã có những cải cách cần thiết trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, góp phần giảm thiểu các khâu rườm rà không thực sự cần thiết, tiết kiệm thời gian và đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người dân khi thực hiện các thủ tục này.

Bản tin pháp luật số 35/2018
Trả lời

Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Trả lời

Ngày 24/08/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
Theo đó, Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ, tin học, cụ thể như sau:
1. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu của người học;
2. Tuyển sinh và quản lý người học;
3. Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học;
4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân khi đủ Điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Thực hiện các công việc có liên quan như biên dịch, phiên dịch, lập trình, cài đặt phần mềm;
6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm;
7. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu phát triển trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục;
8. Công khai các Điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;
9. Được xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng;
10. Xây dựng nội quy, quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc trung tâm; quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến lược phát triển của trung tâm;
11. Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm và được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
12. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, việc quy đinh về quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết và thiết thực, điều này được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển các tổ chức theo định hướng chuyên nghiệp cũng như xây dựng nên những khuôn khổ để các hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả, nghiêm túc.

Website các trường đại học phải thông tin công khai về cam kết chất lượng giáo dục
Trả lời

Ngày 27/07/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm. Thông tư này có hiệu lự thi hành từ ngày 11/09/2018.
Theo đó, các trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam (.vn) cấp 2, duy trì hoạt động ổn định, có kế hoạch nâng cấp, bảo trì thường xuyên. Thông tin cung cấp trên trang thông tin điện từ của các cơ sở giáo dục đại học phải đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và có giá trị pháp lý. Những thông tin này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, báo chí, sở hữu trí tuệ và quản lí thông tin trên internet.
Bên cạnh đó, trên trang thông tin điện tử, các cơ sở giáo dục đại học phải cung cấp, cập nhật thường xuyên, chính xác các thông tin về tổ chức, hành chính, thông tin công khai về cam kết chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Ngoài ra còn có các thông tin về tuyển sinh các trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ, thông tin kiểm định chất lượng giáo dục và cấp văn bằng, chứng chỉ, niên giám thống kê về giáo dục.
Có thể thấy, những quy định tại Thông tư số 15/2018/TT-BGDĐT là cần thiết và phù hợp bởi lẽ những thông tin chính thống sẽ được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các trường đại học nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin chính thống của cơ sở giáo dục đại học trên môi trường mạng.

Quy trình giải quyết miễn thuế hàng hóa nhập khẩu
Trả lời

Ngày 23/08/2018, Tổng cục hải quan ban hành Quyết định số 2503/QĐ-TCHQ về việc ban hành quy trình giải quyết miễn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Điều ước Quốc tế, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các Tổ chức Phi Chính phủ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 07/09/2018.
Theo đó, Quyết định số 2503/QĐ-TCHQ có những nội dung nổi bật đáng chú ý như sau:
– Về quy trình giải quyết miễn thuế hàng hóa nhập khẩu theo điều ước quốc tế tại Tổng cục hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận, phân công xử lý hồ sơ miễn thuế nhập khẩu hàng hóa theo Điều ước Quốc tế, Thỏa thuận
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ miễn thuế theo Điều ước Quốc tế, Thỏa thuận
Bước 3: Xử lý hồ sơ trong trường hợp Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận không quy định chủng loại, định lượng hàng hóa miễn thuế
Bước 4: Thông báo kết quả xử lý cho người đề nghị miễn thuế
– Về quy trình giải quyết miễn thuế hàng hóa nhập khẩu theo điều ước quốc tế tại ục hải quan các tỉnh, thành phố:
Bước 1: Xử lý hồ sơ thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế tại Cục Hải quan
Bước 2: Giải quyết miễn thuế tại Chi cục Hải quan
Bước 3: Xử lý khi hết lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi trừ lùi
Như vậy, với những nội dung chi tiết và cụ thể, Quyết định số 2503/QĐ-TCHQ đã góp phần làm rõ quy trình Giải quyết miễn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Điều ước Quốc tế, thỏa thuận giữa Việt Nam với các Tổ chức phi Chính phủ.

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu
Trả lời

Ngày 31/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/08/2018.
Theo đó, Chỉ thị số 25/CT-TTg quy định về những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu, chi tiết cụ thể như sau:
– Bộ Tài chính có giải pháp giảm thời gian xem xét hồ sơ xin hoàn thuế VAT giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tháo gỡ quy định về kiểm tra chỉ tiêu một số hoạt chất trong các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của các doanh nghiệp chế biến thủy sản;
– Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét khả năng cho phép nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị chế biến gỗ đã qua sử dụng nhiều năm nhưng vẫn có giá trị sử dụng cao.
Như vậy Chỉ thị số 25/CT-TTg được ban hành nhằm hạn chế sự bấp bênh thiếu ổn định trong thị trường xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

Quy định mới về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng
Trả lời

Ngày 21/08/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 18/2018/TT-NHNN thay thế Thông tư số 31/2015/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Theo Thông tư số 18/2018/TT-NHNN, thông tin xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin được phân loại theo thuộc tính bí mật như sau:
– Thông tin công cộng là thông tin được công khai cho tất cả các đối tượng mà không cần xác định danh tính, địa chỉ cụ thể của các đối tượng đó;
– Thông tin nội bộ là thông tin của tổ chức được phân quyền quản lý, khai thác cho một hoặc một nhóm đối tượng trong tổ chức được xác định danh tính;
– Thông tin bí mật là thông tin: (i) Được xếp ở mức Mật theo quy định của tổ chức và hạn chế đối tượng được tiếp cận; (ii) Mật, Tối Mật, Tuyệt Mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy chế an toàn thông tin tối thiểu gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý tài sản công nghệ thông tin; quản lý nguồn nhân lực; bảo đảm an toàn về mặt vật lý và môi trường lắp đặt; quản lý vận hành và trao đổi thông tin; quản lý truy cập; quản lý sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba; quản lý tiếp nhận, phát triển, duy trì hệ thống thông tin; quản lý sự cố an toàn thông tin; bảo đảm hoạt động liên tục của hệ thống thông tin.
Yêu cầu đối với hệ thống thông tin của tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cho khách hàng: Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trao đổi với khách hàng trong giao dịch trực tuyến; dữ liệu trên đường truyền phải bảo đảm tính bí mật và phải được truyền đầy đủ, đúng địa chỉ và có biện pháp bảo vệ để tránh bị sửa đổi hoặc nhân bản trái phép; trang thông tin điện tử giao dịch trực tuyến phải được áp dụng các biện pháp chứng thực chống giả mạo và ngăn chặn, chống sửa đổi trái phép.
Xác thực giao dịch của khách hàng phải được thực hiện trực tiếp tại hệ thống thông tin của tổ chức. Trường hợp tổ chức sử dụng dịch vụ xác thực của bên thứ ba thì tổ chức phải quản lý tối thiểu một yếu tố xác thực.
Hệ thống dịch vụ giao dịch trực tuyến phải được áp dụng các biện pháp để giám sát chặt chẽ và phát hiện, cảnh báo về: Giao dịch đáng ngờ dựa vào các tiêu chí tối thiểu gồm: thời gian giao dịch, địa điểm giao dịch (vị trí địa lý, địa chỉ IP mạng), tần suất giao dịch, số tiền giao dịch, số lần xác thực sai quy định.
Tổ chức hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và cảnh bảo rủi ro cho khách hàng trước khi tham gia sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến và theo định kỳ.
Có thể thấy, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN được ban hành nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn, đồng thời điều chỉnh các yêu cầu về an ninh bảo mật phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng, đa dạng của công nghệ thông tin và tình hình an toàn thông tin mạng trong ngành Ngân hàng.