Ngày 31/12/2018, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 51/2018/TT-NHNN quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2019.
Theo đó, Thông tư số 51/2018/TT-NHNN quy định trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng (Điều 6), cụ thể như sau:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản kèm hồ sơ gửi lấy ý kiến:
Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến các đơn vị có liên quan, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Tóm lại việc quy định về trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng tại Thông tư 51/2018/TT-NHNN nhằm tăng cường sự minh mạch về mặt thủ tục, đồng thời, mở ra cơ hội cho các tổ chức, cá nhân đang có dự định đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Ngày 08/04/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 17/2019/QĐ-TTg về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22/05/2019.
Theo đó, Quyết định Số 17/2019/QĐ-TTg đã quy định cụ thể về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầy trong trường hợp đặc biệt, trong đó nổi bật là 06 gói thầu, nội dung sau:
Gói thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực của Việt Nam tại nước ngoài do các cơ sở đào tạo tại nước ngoài trực tiếp thực hiện với chuyên môn đặc thù hoặc kỹ thuật chuyên sâu đối với các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội;
Ngày 02/05/2019, Bộ công thương đã ban hành Công văn Số 3006/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Công văn này có hiệu lực từ 16 giờ 00 ngày 02/5/2019.
Theo đó, Công văn Số 3006/BCT-TTTN Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu kể từ ngày 02/05/2019 như sau:
Theo công văn, Liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng có quyết định:
Trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 16 giờ 00 ngày 02 tháng 5 năm 2019.
Qua đó, có thể thấy rằng, thời gian kể từ ngày 02/05/2019, Liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường. Quy định này đã tác động đến hoạt động kinh doanh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, đặt ra “mức trần” đối với giá bán các mặt hàng xăng dầu, tạo ra hoạt động kinh doanh xăng dầu minh bạch, công bằng và đảm bảo mức giá phù hợp với diễn biến thành phẩm xăng dầu trên thế giới và năng lực kinh tế của người dân.
Ngày 19/29/03/2019, Bộ kế hoạch và đầu tư đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BKHĐT số Hướng dẫn quy chế và tổ chức hoạt động của mạng lưới tư vấn viên, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên. Thông tư 06/2019/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 12/05/2019
Theo đó, Thông tư 06/2019/TT-BKHĐT quy định về việc tổ chức hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn viên như sau:
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên;
– Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn;
– Phê duyệt hỗ trợ tư vấn;
– Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, Các Bộ và cơ quan ngang Bộ sẽ xây dựng các phần mềm trực tuyến để tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đăng ký và được công nhận tự động vào mạng lưới tư vấn viên.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tra thông tin về mạng lưới tư vấn viên, bao gồm tên tổ chức/cá nhân tư vấn; số đăng ký và hồ sơ năng lực tư vấn tại:
– Các trang thông tin điện tử của các Bộ và cơ quan ngang Bộ có mạng lưới tư vấn viên;
– Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, Thông tư 06/2019/TT-BKHĐT không những cụ thể hóa quy định tại Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về việc hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn tạo một hành lang pháp lý chuẩn mực cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy định này tạo điều kiện tối đa đối và thể hiện mức độ ưu tiên của Nhà nước để phát triển mô hình doanh nghiệp này cùng với định hướng phát triển nền kinh tế tại Việt Nam.
Ngày 19/04/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2019.
Theo đó, Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đã quy định cụ thể về Tiêu chí nhập khẩu đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
Trường hợp không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến dây chuyền công nghệ nhập khẩu, thì dây chuyền công nghệ phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi dây chuyền công nghệ trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại phải đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế.
Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.
Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Công nghệ của dây chuyền công nghệ phải đang được sử dụng tại ít nhất 03 cơ sở sản xuất trong các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Qua đó, có thể thấy rằng, thời gian kể từ ngày 15/6/2019, Thủ tướng chính phủ đã quy định rõ về tiêu chí nhập khẩu đối với dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, được phép nhập khẩu.
Quy định này đã góp phần tháo gỡ các vướng mắc của nhà đầu tư khi có nhu cầu nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư được nhập khẩu theo tiêu chí rõ ràng, minh bạch, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, giảm tải chi phí cho nhà đầu tư, kinh doanh.
Ngày 11/03/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT sửa đổi thông tư 16/2017/TT-BCT quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho dự án điện mặt trời. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/04/2019.
Theo đó, giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà được sửa đổi, bổ sung như sau:
Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD);
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, giá mua bán điện áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày công bố tỷ giá cuối cùng của năm trước.”.
Bổ sung nội dung Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời trên mái nhà quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung về giá mua bán điện của dự án điện mặt trời mái nhà phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Ngày 28/12/2018 vừa qua Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 136/2018/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 về quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước.
Theo đó, từ thời điểm ngày 01/04/2019, thời điểm thông tư có hiệu lực, việc thu, chi, sử dụng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà Nước sẽ được quản lý chặt chẽ hơn so với thời gian trước đó.
Theo đó, các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng thương mại sẽ thực hiện việc nộp ngân sách nhà nước bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hoặc nộp bằng tiền mặt tại ngân hàng thương mại để chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Theo quy định, thì kể từ ngày 01/04/2019, tất cả các tổ chức kinh t được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức thực hiện đầu tư kinh doanh khác sẽ không sử dụng tiền mặt khi thực hiện các hoạt động nộp ngân sách Nhà Nước.
Thêm vào đó, việc rút, chi bằng tiền mặt của các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước cũng bị hạn chế, giới hạn. Theo quy định mới có hiệu lực, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước sẽ không được sử dụng quá 100.000.000 đồng tiền mặt cho mỗi lần giao dịch.
Như vậy, với việc ban hành Thông tư số 136/2018 nêu trên, Bộ Tài chính đã hưởng ứng một cách chủ động, tích cực chỉ đạo của Chính Phủ trong việc nâng cao minh bạch, hiệu quả của việc thu, chi, sử dụng Ngân sách Nhà Nước, góp phần đầy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 20/03/2019, Bộ tài chính ban hành Nghị định số 29/2019/NĐ-CP quy định về chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động có hiệu lực ngày 05/05/2019.
Theo đó, Nghị định số 29/2019/NĐ-CP có nội dung nổi bật như sau:
Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động là doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.
Ban hành 20 danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Như vậy, Nghị định số 29/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Ngày 22/1/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2019.
Theo đó, Nghị định đã quy định cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ, bao gồm:
Công ty niêm yết;
Doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
Doanh nghiệp Nhà nước mà công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Các doanh nghiệp này có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ. Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu thông qua tiếp cận một cách có hệ thống và có nguyên tắc để đánh giá và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát cũng như quy trình quản trị, bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp.