Ngày 12/07/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2018/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 27/08/2018
Theo đó, kể từ ngày 27/08/2018 sẽ tăng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ 1.417.000 đồng lên 1.515.000 đồng.
Với thay đổi nêu trên, mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng được điều chỉnh tăng đáng kể so với trước đây, cụ thể như sau:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 diện thoát ly: 1.693.000 đồng/tháng (tăng 110.000 đồng so với quy định cũ);
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 diện không thoát ly: 2.874.000 đồng/tháng (tăng 186.000 đồng);
– Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: 1.566.000 đồng/tháng (tăng 101.000 đồng);
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến: 1.270.000 đồng/tháng (tăng 82.000 đồng);
– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 909.000 đồng/tháng (tăng 59.000 đồng).
Như vậy, kể từ ngày 27/08/2018, mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng sẽ được điều chỉnh theo hướng gia tăng, qua đó thể hiện sự quan tâm kịp thời, thiết thực của Nhà nước, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thì trường và đời sống an sinh, xã hội của nhân dân.
Ngày 10/08/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3383/BGDĐT-GDCTHSSV hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – Học sinh, sinh viên” trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm học 2018-2019. Công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 3383/BGDĐT-GDCTHSSV hướng dẫn những nội dung trong việc tổ chức thực hiện “Tuần sinh hoạt công dân – Học sinh, sinh viên” , cụ thể như sau:
– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới HSSV như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, nội dung liên quan tới người học được đề cập tại Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009; Luật Giáo dục đại học năm 2012; Luật Hình sự 2015 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hình sự 2015.
– Tổ chức tuyên truyền, thông tin đúng, đầy đủ đến HSSV về Luật An ninh mạng. Thông tin về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc thảo luận, tiếp thu ý kiến của nhân dân về dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Tuyên truyền về công tác an ninh, an toàn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
– Tuyên truyền chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam; hình thức và phương pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
– Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tác hại của trò chơi trực tuyến có nội dung bạo lực và không lành mạnh; tổ chức hoạt động giáo dục, hướng dẫn sử dụng, khai thác hiệu quả thông tin trên Internet, mạng xã hội, nâng cao khả năng tự đề kháng trước các thông tin xấu, độc hại, tác động tiêu cực của môi trường mạng, tránh bị lôi kéo tham gia các hoạt động tôn giáo, hoạt động gây mất ổn định, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự.
Có thể thấy, việc hướng dẫn tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – Học sinh, sinh viên” có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả những học sinh, sinh viên mới nhập học trước khi vào học chính thức, thông qua đó những học sinh, sinh viên mới sẽ nắm bắt, tiếp thu được những nội dung bổ ích liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của mình, cũng như tiếp thu kịp thời các quy định mới của pháp luật cũng như những thay đổi của đời sống xã hội.
Ngày 14/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1017/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/08/2018.
Theo đó, định hướng đến năm 2025, tiến hành mở rộng phạm vi, nâng cao năng lực giám sát an toàn mạng, an toàn hệ thống thông tin (gọi chung là giám sát an toàn thông tin mạng) cho Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng Internet (nhà mạng ISP) để tăng cường khả năng phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, chính xác về các sự kiện, sự cố, dấu hiệu, hành vi, mã độc xâm phạm, nguy cơ, điểm yếu, lỗ hổng có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử (hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử).
Bên cảnh đó, theo Đề án, đến năm 2020 sẽ tiến hành thiết lập được mạng lưới hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, đảm bảo liên kết, liên thông, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa giám sát tập trung của Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng
Như vậy, có thể thấy, việc phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đó sẽ góp phần hỗ trợ phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời, chính xác về các sự cố, hành vi, mã độc xâm phạm có khả năng gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Ngày 05/07/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP quy định về Chính sách Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/08/2018.
Theo đó, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP có những nội dung mới đáng chú ý như sau:
1. Khuyến khích, hỗ trợ về chi phí tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết
Nghị định nêu rõ, chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ trên thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
2. Khuyến khích, hỗ trợ về khuyến nông, đào tạo, tập huấn
Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để xây dựng mô hình khuyến nông; đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 3 vụ hoặc 3 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông; đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
3. Điều kiện để được hỗ trợ
Theo Nghị định, các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;
– Giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
– Liên kết đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 1 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu là 5 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 1 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 3 năm;
– Dự án liên kết hoặc kế đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, có thể thấy rằng, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP đã có quy định chi tiết và cụ thể về việc khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp của nước nhà.
Ngày 10/7/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể ngày 24/08/2018.
Theo đó, Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT quy định cụ thể về công tác kiểm tra tạp chất trong tôm bằng hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất như sau:
– Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra cho đại diện của cơ sở khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp có thông tin vi phạm về tạp chất được thực hiện hoặc tang vật đang được lưu giữ tại cơ sở, Đoàn kiểm tra thực hiện ngay việc kiểm tra tại chỗ, sau đó công bố Quyết định kiểm tra;
– Kiểm tra để phát hiện tạp chất trong tôm;
– Đoàn kiểm tra lập thành biên bản làm việc và thông báo cho đại diện cơ sở về kết quả kiểm tra. Trường hợp phát hiện vi phạm về tạp chất, Đoàn kiểm tra hoặc kiểm tra viên trong trường hợp được phân công kiểm tra độc lập tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng đã quy định cụ thể về việc xử lý khi Đoàn kiểm tra phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính; niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; báo cáo Thủ trưởng để ban hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.
Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tạp chất trong tôm của các đoàn kiểm tra, cơ quan có trách nhiệm thanh tra kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất; giúp đảm bảo chất lượng các sản phẩm tôm được xuất khẩu ra thị trường đạt chuẩn quốc tế.
Ngày 25/06/2018, Bộ Công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về việc phối hợp thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/08/2018.
Theo đó, Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC đã hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm của các cơ quan phải thông báo về các thông tin, tài liệu được thông báo, gửi cung cấp liên quan đến người phạm tội cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án, cụ thể như sau:
Tòa án nhân dân có trách nhiệm thông báo, gửi Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an các loại thông tin, tài liệu sau:
Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch này cũng quy định cụ thể về các loại thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội mà Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thông báo, gửi cho Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ Công an; các loại thông tin, tài liệu mà Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ của ngành Công an có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bằng những quy định, hướng dẫn chi tiết và cụ thể, Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC đã góp phần làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc phối hợp thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, đồng thời góp phần đảm bảo việc giải quyết vụ án được thông suốt, không gặp vướng mắc trong vấn đề thủ tục.
Ngày 28/06/2018 Bộ Nội Vụ đã ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/07/2018 đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20/06/1975 của Hội đồng Chính phủ. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2018.
Theo đó, Thông tư số 08/2018/TT-BNV đã sửa đổi mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã già yếu nghỉ việc theo quy định pháp luật được tăng thêm 6.92% mức trợ cấp hàng tháng, cụ thể như sau:
Có thể thấy, Thông tư số 08/2018/TT-BNV đã có những điều chỉnh kịp thời và thiết thưc, qua đó đã thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Nhà nước đối với đời sống của những cán bộ xã già yếu nghỉ việc, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội của người dân.
Ngày 29/06/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (“Bộ LĐTBXH”) đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định 88/2018/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Thông tư số 05/2018/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/08/2018
Theo đó, kể từ ngày 01/07/2018, mức lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm Xã hội (“BHXH”) và trợ cấp hàng tháng (sau đây gọi tắt là mức hưởng) sẽ được điều chỉnh theo xu hướng tăng lên, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối tượng áp dụng bao gồm:
Thứ hai, mức tăng:
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng nêu trên được tăng thêm 6,92% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 06/2018. Cụ thể:
Mức hưởng từ tháng 07/2018 = Mức hưởng tháng 6/2018 x 1,0692
Như vậy, kể từ ngày 01/07/2018, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp sẽ được điều chỉnh theo hướng gia tăng, quy định này là sự điều chỉnh cần thiết phù hợp với sự biến động của giá cả thị trường, sự biến động của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Ngày 25/6/2018, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 55/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định thu phí trong lĩnh lực tài nguyên, môi trường. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2018.
Theo đó, Thông tư số 55/2018/TT-BTC có một số nội dung sửa đổi, bổ sung nổi bật cụ thể như sau:
Bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Thông tư số 55/2018/TT-BTC đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp phí thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quản lý và sử dụng phí trong lĩnh lực tài nguyên, môi trường.