Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định mới về chế độ tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 17/10/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động tới cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động, cụ thể như sau:
– Số lần kiểm tra trong năm: Ít nhất 01 lần trong 1 năm doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động tự kiểm tra;
– Thời gian kiểm tra: Do doanh nghiệp quyết định;
– Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra;
– Nội dung tự kiểm tra: Việc thực hiện báo cáo định kỳ; Việc tuyển dụng và đào tạo lao động; Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; Việc trả lương cho người lao động; Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài; Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất; Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia; Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;
– Hồ sơ tự kiểm tra: Phiếu tự kiểm tra; kết luận tự kiểm tra; văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra và các tài liệu, hồ sơ phát sinh.
– Báo cáo kết quả kiểm tra: Doanh nghiệp phối hợp với đại diện tập thể lao động thực hiện báo cáo trực tuyến khi có yêu cầu của cơ quan Thanh tra lao động.
Có thể nhận thấy, quy định về việc tự kiểm tra kiến việc pháp luật lao động tại doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đồng thời cũng thể hiện chính sách của pháp luật Việt Nam trong việc nâng cao quyền tự do, tự chủ của doanh nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật.

Quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP có những nội dung mới nổi bật đáng chú ý như sau:
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam sẽ là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, người lao động nước là công dân nước ngoài sẽ thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Trong trường hợp người lao động là công dân nước ngoài chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép, người lao động có quyền hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Có thể thấy, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết về Bảo hiểm xã hội cho đối tượng đặc thù là người ngoài, qua đó tạo điều kiện thuận cho quá trình làm việc cũng như sinh sống của họ tại Việt Nam, cũng như tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với các đối tượng này.

Ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Trả lời

Ngày 17/10/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2018.
Theo đó, Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài kèm theo, bao gồm:
– Mẫu số 1: Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Mẫu số 2: Đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài;Mẫu số 3: Bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Mẫu số 4: Giải trình về điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Mẫu số 5: Văn bản cam kết tự thu xếp ngoại tệ;
– Mẫu số 6: Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép;
– Mẫu số 7: Văn bản xác nhận việc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước;
– Mẫu số 8a: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (đăng ký lần đầu);
– Mẫu số 8b: Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (đăng ký điều chỉnh);
– Mẫu số 9: Thông báo hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
– Mẫu số 10: Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài;
– Mẫu số 11: Báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện dự án tại nước ngoài;
– Mẫu số 12: Mẫu báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài hàng năm sau khi có quyết toán thuế tại nước ngoài;
– Mẫu số 13: Mẫu văn bản đề nghị gia hạn việc chuyển lợi nhuận về nước;
– Mẫu số 14: Mẫu chấp thuận việc gia hạn chuyển lợi nhuận về nước;
– Mẫu số 15: Mẫu thông báo của nhà đầu tư gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư chuyển toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
– Mẫu số 16: Mẫu văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
– Mẫu số 17: Mẫu văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Có thể thấy, bằng việc ban hành các biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài qua Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT được kỳ vọng sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài, đồng thời góp phần giúp quá trình áp dụng và quản lý của cơ quan nhà nước được thống nhất và hiệu quả hơn.

Quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Trả lời

Ngày 16/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định về vận tải đa phương thức. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định 144/2018/NĐ-CP có những quy định mới đáng chú ý, cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR (Quyền rút vốn đặc biệt) hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Bên cạnh đó, Nghị định này cũng đã bãi bỏ quy định doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Quy định này, nhằm tránh sự lặp lại không cần thiết bời vì khi doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, thì cũng nhất thiết phải có “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế”.
Thứ hai, doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
– Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Ngoài ra, Nghị định số 144/2018/NĐ-CP cũng quy định Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Như vậy, Nghị định số 144/2018/NĐ-CP với những quy định chi tiết và cụ thể, được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi đáng kể, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc cắt giảm một số điều kiện liên quan đến kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Qua đó, góp phần tạo điều kiện nhằm xóa bỏ những rào cản hiện tại, khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực này nhằm mục tiêu phát triển doanh nghiệp nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung.

Hướng dẫn mới về giá điện kinh doanh cho đơn vị kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ
Trả lời

Ngày 12/09/2018, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2018/TT-BTC hướng dẫn xác định giá điện kinh doanh cho đơn vị kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà trọ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/10/2018.
Theo đó, trong việc xác định giá bán lẻ điện dành cho đối tượng sinh viên, người lao động khi thuê nhà đã có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:
Bãi bỏ quy định về việc chủ nhà trọ có thể thu tiền điện của người thuê nhà theo giá bán điện trên hóa đơn tiền điện cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước chung. Thay vào đó, chủ nhà trọ này có nghĩa vụ kê khai, thông báo cho đơn vị bán điện số người sử dụng điện để làm căn cứ xác định định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt theo nguyên tắc 4 người được tính là một hộ sử dụng điện, 1 người là ¼ định mức, 2 người là ½ định mức, 3 người là ¾ định mức, 4 người là 1 định mức.
Trường hợp xảy ra sự thay đổi về số người sử dụng điện, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện
Trường hợp bên chủ nhà trọ không thể đăng kí được đầy đủ số người sử dụng điện thì giá bán điện được áp dụng theo bậc 3 là 1450 đồng/Kwh.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định cơ quan bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu cung cấp sổ đăng kí tạm trú hàng tháng để xác định số người tính định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện.
Như vậy, với việc Thông tư số 25/2018/TT-BTC được ban hành, việc xác định giá bán điện cho học sinh, người lao động đã được siết chặt, gắn liền với trách nhiệm của chủ nhà cho thuê và được đảm bảo thông qua hoạt động kiểm tra cho đơn vị bán điện góp phần hạn chế việc người thuê nhà phải sử dụng điện với mức giá cao hơn quy định của Nhà nước.

Quy định mới về việc hộ gia đình cá nhân thực hiện việc đưa Quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 15/10/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện việc hộ gia đình cá nhân thực hiện việc đưa Quyền sử dụng đất (“QSDĐ”) vào doanh nghiệp.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2018.
Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân được UBND huyện cho thuê đất hoặc giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trong trường hợp muốn đưa QSDĐ của mình vào doanh nghiệp thì được thực hiện theo quy trình như sau. Tổ chức nhận QSDĐ nộp hồ sơ tới Sở Tài nguyên môi trường gồm:
– Mẫu đăng kí biến động QSDĐ;
– Các tài liệu liên quan tới nguồn gốc sử dụng đất;
– Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp;
– Hồ sơ dự án; kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp, Sở Tài nguyên Môi trường sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất và kê khai xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ.
Đặc biệt giá thuê đất với doanh nghiệp được xác định theo giá thuê đất đã được tính cho hộ gia đình, cá nhân
Như vậy, với việc Quyết định 25/2018 được ban hành, UBND thành phố Hà Nội đang từng bước hiện thực hóa các chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bản tin pháp luật số 41/2018
Trả lời

Điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với quân nhân đã xuất ngũ, thôi việc
Trả lời

Ngày 28/08/2018, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 138/2018/TT-BQP hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/10/2018.
Theo đó, Thông tư số 138/2018/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, cụ thể:
Điều chỉnh tăng thêm mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2018 đối với:
– Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008;
– Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011.
Mức trợ cấp hàng tháng hưởng từ 1/7/2018 = Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692
Như vậy, mức trợ cấp hàng tháng sau khi đã điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
– Từ đủ 15 đến dưới 16 năm: 1.764.000 đồng/tháng;
– Từ đủ 16 đến dưới 17 năm: 1.844.000 đồng/tháng;
– Từ đủ 17 đến dưới 18 năm: 1.925.000 đồng/tháng;
– Từ đủ 18 đền dưới 19 năm: 2.005.000 đồng/tháng;
– Từ đủ 19 đến dưới 20 năm: 2.085.000 đồng/tháng.
Có thể thấy, thông qua Thông tư số 138/2018/TT-BQP, Bộ Quốc phòng đã có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời đối với với quân nhân, người làm công tác cơ yếu, qua đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước cũng như góp cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của anh em chiến sĩ cũng như những người đang làm công tác cơ yếu, đảm bảo quyền lợi cũng như góp phần giúp họ có thể yên tâm công tác và cống hiến cho đất nước.

Chương trình hành động của Chính phủ về chính sách bảo hiểm xã hội
Trả lời

Ngày 08/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Theo đó, Chính phủ có một loạt điều chỉnh liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội trong thời gian tới yêu cầu thực hiện. Cụ thể:
– Sửa đổi các quy định về tiền lương để thuận lợi cho việc xác định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp ít nhất bằng 70% tổng tiền lương các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động;
– Điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng – hưởng; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Thí điểm thực hiện gói bảo hiểm tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng;
– Quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và việc thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, chương trình hành động của Chính phủ được ban hành được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cho việc thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội được thực thi một cách nghiêm túc, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Sửa đổi quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định khu vực thương mại tự do Asean – Hàn Quốc
Trả lời

Ngày 14/09/2018, Chính phủ đã ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung phụ lục iv ban hành kèm theo thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/06/2014 quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định khu vực thương mại tự do Asean – Hàn Quốc. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 29/10/2018.
Theo đó, Thông tư số 26/2018/TT-BCT có những nội dung nổi bật đáng chú ý như sau:
– “Hàng hóa đặc biệt” được tái nhập khẩu dưới dạng sản phẩm không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến đơn giản nào theo quy định trong lãnh thổ của nước thành viên tái nhập khẩu để xuất khẩu được coi là có xuất xứ từ lãnh thổ của nước tái nhập khẩu đó, với điều kiện:
• Tổng trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ không vượt quá 40% (phần trăm) trị giá FOB của thành phẩm được coi là có xuất xứ;
• Trị giá nguyên liệu có xuất xứ được xuất khẩu từ một nước thành viên phải đạt ít nhất 60% (phần trăm) tổng trị giá các nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất thành phẩm.
– Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu phải ghi rõ trên C/O hàng hóa đặc biệt;
– Hàn Quốc hỗ trợ cơ quan hải quan của nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra hàng hóa theo quy định pháp luật.
Có thể thấy, Thông tư số 26/2018/TT-BCT đã góp phần làm rõ một số nội dung thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định khu vực thương mại tự do Asean – Hàn Quốc, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương, đẩy mạnh mối quan hệ ngoại giao về các mặt kinh tế cũng như sẽ hội giữa Việt Nam các nước trong khu vực.