Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Bản tin pháp luật số 45/2018
Trả lời

Thay đổi chính sách thuế đối với xe chuyển nhượng
Trả lời

Ngày 05/10/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/02/2014 quy định thủ tục tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2018.
Theo đó, Thông tư số 93/2018/TT-BTC sửa đổi các quy định về về tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, chuyển nhượng, tiêu hủy xe; thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy; thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy; thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy; thủ tục và chính sách thuế chuyển nhượng xe ô tô.
Trong đó, liên quan đến chính sách thuế đối với xe chuyển nhượng, Thông tư số 93/2018/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế nhập khẩu đối với xe chuyển nhượng là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm chuyển nhượng.
Thời điểm chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg. Trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xe ô tô chuyển nhượng thực hiện theo pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tại thời điểm chuyển nhượng xe.
Về thủ tục chuyển nhượng xe ô tô giữa các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, thông tư quy định đối tượng chuyển nhượng xe thực hiện thủ tục cấp giấy chuyển nhượng xe; đối tượng nhận xe chuyển nhượng thực hiện thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu (trừ yêu cầu nộp vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương).
Các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam căn cứ giấy chuyển nhượng xe, giấy tạm nhập khẩu xe quy định để thực hiện thủ tục chuyển nhượng xe. Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý đối tượng nhận chuyển nhượng xe căn cứ giấy tạm nhập khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng xe để theo dõi, quản lý tiếp.
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 93/2018/TT-BTC đã có những quy định chi tiết và cụ thể về chính sách thuế đối với xe chuyển nhượng, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ,chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước, cũng như tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức thực hiện nhanh chóng và chính xác các quy định của pháp luật về thuế trong các hoạt động chuyển nhượng này.

Quy định mới về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Trả lời

Ngày 27/9/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2018.
Theo đó, Thông tư 87/2018/TT-BTC sửa đổi một số nội dung mới nổi bật đáng chú ý như sau:
1. Trường hợp được tạm dừng cưỡng chế thuế
Thông tư số 87/2018/TT-BTC sửa đổi Khoản 3 Điều 5 bổ sung quy định tạm dừng cưỡng chế thuế. Cụ thể, tạm dừng hoặc chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt mà số tiền đang bị cưỡng chế hoặc đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế, nhưng đã được cơ quan thuế ban hành một trong các văn bản sau: quyết định nộp dần tiền thuế nợ; quyết định gia hạn nộp thuế và thông báo không tính tiền chậm nộp.
2. Hình thức gửi Quyết định cưỡng chế thuế
Quyết định cưỡng chế phải gửi cho đối tượng bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế. Trường hợp người nộp thuế đã có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được gửi theo phương thức điện tử.
Trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
3. Thời điểm ban hành Quyết định cưỡng chế thuế
Quyết định cưỡng chế phải được ban hành sau ngày thứ 90 kể từ ngày số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp thuế hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.
Quyết định cưỡng chế thuế được ban hành ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế và ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt.
Có thể thấy, Thông tư số 87/2018/TT-BTC đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, qua đó được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong hoạt động này.

Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước
Trả lời

Ngày 08/11/2018, Thủ tường Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg nhằm chấn chỉnh, tăng cường kỷ cương trong việc quản lí sử dụng ngân sách Nhà Nước. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo kết quá trình thanh kiểm tra việc quản lí, sử dụng ngân sách tại các bộ ban ngành, chính quyền địa phương các cấp cho thấy sự tồn tại không ít vi phạm dẫn tới việc thiếu hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài chính – ngân sách Nhà Nước. Để khắc phục các yếu kém, thông qua việc ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiệm vụ cụ thể tới các Bộ, ban ngành, Cơ quan thuộc Chính phủ tập trung vào bảy nhóm nhiệm vụ cơ bản:
– Hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật về quản lí ngân sách và đầu tư công
– Tăng cường quản lí thu ngân sách, tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế
– Quản lý ngân sách nhà nước đảm bảo việc phân bổ đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức, đúng chế độ
– Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương, bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn
– Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công
– Thực hiện việc quyết toán, báo cáo đúng chế độ, đúng thời hạn
– Về tăng cường đôn đốc, kiểm tra, xử lý, báo cáo, công khai.
Có thể thấy, thông qua Chỉ thị số 31/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đang thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc khống chế bội chi ngân sách và trần nợ công, đảm bảo nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả, ổn định và phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay.

Định hướng, chủ trương thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2018 – 2020
Trả lời

Ngày 06/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2021 – 2025. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động thu hút, sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2018 – 2020 như sau:
– Tranh thủ, tận dụng vốn ODA còn lại của các nhà tài trợ đa phương trong giai đoạn 2018 – 2020. Đối với nguồn vốn vay ưu đãi IBRD của Ngân hàng Thế giới (WB), OCR của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, tiếp tục huy động và sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng. Việc huy động và sử dụng cần được xem xét trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư công, hạn mức vay nợ và khả năng cân đối trả nợ của ngân sách nhà nước; xem xét, đánh giá tác động đến giai đoạn sau 2021 – 2025 để đảm bảo định hướng giảm dần bội chi, nợ công, chủ trương tái cơ cấu đầu tư công theo các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và khả năng cân đối nguồn trả nợ của các cấp ngân sách;
– Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên;
– Ưu tiên sử dụng vốn vay ODA cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền.
Có thể thấy, thông qua việc phê duyệt định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2021 – 2025, Thủ tướng Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA được hiệu quả, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay.

Sửa đổi một số quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Trả lời

Ngày 09/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khoa học và công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cụ thể như sau:
– Có đủ chuẩn đo lường, phương tiện, điều kiện môi trường thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu của quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng. Quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải phủ hợp với hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khuyến nghị quốc tế của Tổ chức đo lường pháp định quốc tế, yêu cầu của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế, tài liệu của nhà sản xuất có liên quan. Các chuẩn đo lường và phương tiện đo này phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và được duy trì, bảo quản, sử dụng theo quy định của người đứng đầu tổ chức; giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải còn thời hạn có giá trị.
– Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật phù hợp với mỗi lĩnh vực hoạt động. Các nhân viên kỹ thuật này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
– Đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tương ứng với lĩnh vực hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Có văn bản của người đứng đầu tổ chức quy định việc quản lý chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Có thể thấy, việc sửa đổi một số quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Nghị định số 154/2018/NĐ-CP đã có sự tối giản, lược bớt một số điều kiện còn rườm rà, góp phần gỡ bỏ những khó khăn, rào cản về mặt thủ tục đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này.

Đơn giản hóa nhiều điều kiện kinh doanh lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Trả lời

Ngày 07/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2018.
Theo đó, Nghị định 150/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 1, Điều 60 quy định các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có đủ Điều kiện năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Nghị định 102/2099/NĐ-CP, bãi bỏ đa số các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là cá chủ thê như sau:
– Chủ trì thiết kế sơ bộ;
– Tổ chức tư vấn lập dự án;
– Cá nhân làm Giám đốc tư vấn dự án;
– Tổ chức tư vấn quản lý dự án;
– Chủ trì khảo sát;
– Tổ chức tư vấn khảo sát;
– Chủ trì thiết kế thi công;
– Tổ chức tư vấn thiết kế thi công;
– Tổ chức tư cấn giám sát thi công;
– Chỉ huy thi công tại hiện trường;
– Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài khi tham gia hoạt động tư vấn thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, việc ban hành Nghị định 150/2018/NĐ-CP đã góp phần gỡ bỏ những khó khăn, có thể được coi như là những rào cản về mặt hình thức, đồng thời mở ra cơ hội to lớn cho những chủ thể thực sự có đủ tiềm lực và kinh nghiệm tham gia đầu tư, xóa bỏ tâm lý e ngại về thủ tục và thúc đẩy sự năng động hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Cắt giảm 75 điều kiện kinh doanh thuộc hai lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán
Trả lời

Ngày 07/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ tài chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/11/2018.
Theo đó, trong hai lĩnh vực kinh doanh là bảo hiểm và chứng khoán, Nghị định số 151/2018/NĐ-CP đã cắt giảm, đơn giản hóa 75 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
1. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP đã cắt giảm 19 điều kiện, đơn giản hóa 7 điều kiện đầu tư, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
Nghị định cũng bãi bỏ một số điều kiện ban đầu mà doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng (như được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động); bãi bỏ một số điều kiện đối với đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thủy sản.
Một số điều kiện kinh doanh khác được sửa đổi theo hướng đơn giản để phù hợp với điều kiện thực tế, dễ thực hiện, đồng thời tạo sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đề nghị thành lập doanh nghiệp bảo hiểm (giảm yêu cầu về thời gian hoạt động đối với tổ chức nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam từ “10 năm” xuống “7 năm” kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam, đơn giản hoá điều kiện đối với công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập chỉ cần tối thiểu 2 cổ đông (thay vì 2 cổ đông sáng lập là tổ chức…).
2. Trong lĩnh vực chứng khoán
Nghị định số 151/2018/NĐ-CP quy định giảm điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán từ 100 tỷ đồng xuống 50 tỷ đồng; giảm tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức kinh doanh chứng khoán; bãi bỏ điều kiện tổ chức tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán không có lỗ lũy kế; bãi bỏ điều kiện tài chính để công ty chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ gồm điều kiện không có lỗ lũy kế bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ và điều kiện tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần.
Như vậy, có thể thấy, Nghị định số 151/2018/NĐ-CP đã có những quy định nới lỏng hơn điều kiện kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán đối với các tổ chức, đặc biệt là đối với các tổ chức nước ngoài, qua đó tạo điệu kiện thuận lợi, tiết kiêm thời gian, chi phí cho hoạt động kinh doanh các tổ chức này.

Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 09/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP hướng dẫn chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/11/2018.
Theo đó, Nghị quyết số 139/NQ-CP đã quy định về chương trình cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đề xuất điều chỉnh tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) giữa doanh nghiệp và Người lao động (NLĐ)
Nhằm thực hiện mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa quy định BHXH để cắt giảm chi phí doanh nghiệp, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa đổi pháp luật về BHXH bằng việc điều chỉnh tỷ lệ đóng vào quỹ BHXH theo hướng hài hòa quyền lợi giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thứ hai, đề xuất điều chỉnh quy định của Luật Đầu tư về điều kiện kinh doanh
Để thực hiện việc cắt giảm các chi phí liên quan về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh (ĐKKD), kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành quy định liên quan đến ĐKKD; hạn chế tối đa việc ban hành các ĐKKD bất hợp lý, không cần thiết;
Thứ ba, đề xuất điều chỉnh thủ tục về cấp Giấy phép xây dựng, cấp phép dự án đầu tư; điều kiện về phòng cháy chữa cháy với các doanh nghiệp
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật để thống nhất trình tự, thủ tục cấp phép dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước, khu vực biển và xây dựng công trình theo hướng thống nhất các thủ tục thành một thủ tục liên thông để nhà đầu tư không phải làm thủ tục nhiều lần, tại nhiều cơ quan;
– Bộ Công an rà soát các quy định phòng cháy, chữa cháy theo hướng làm rõ các quy định, giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết đối với các công trình có thể dùng chung trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy cho doanh nghiệp.
Có thể nhận thấy rằng, Nghị quyết số 139/NQ-CP được ban hành đã thể hiện rõ được quan điểm, chủ trương đúng đắn thiết thực của Chính phủ trong việc cắt giảm các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, mà nguyên nhân trực tiếp chính là các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, nhiều thủ tục không cần thiết đối với doanh nghiệp.

Bản tin pháp luật số 44/2018
Trả lời