Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Hướng dẫn về việc đưa hàng về bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu
Trả lời

Ngày 07/12/2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 7225/TCHQ-GSQL về việc đưa hàng về bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan đến việc nhập khẩu sắt, thép phế liệu không đóng trong container chở trên tàu (hàng rời) về việc bảo quản hàng hóa. Cụ thể như sau:
1. Đối với sắt, thép phế liệu không đóng trong container chở trên tàu, khi người khai hải quan đề nghị đưa hàng về địa điểm bảo quản hàng hóa thì căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2018/TT-BTC để thực hiện;
2. Trước khi đưa hàng về bảo quản, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra địa điểm bảo quản hàng hóa, trường hợp địa điểm bảo quản hàng hóa đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 33 nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ thì cho phép đưa hàng về bảo quản;
3. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện giám sát trực tiếp toàn bộ quá trình xếp dỡ hàng hóa từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống các phương tiện chở hàng để đưa về địa điểm bảo quản hàng hóa.
Có thể thấy, các hướng dẫn của Tổng cục Hải quan thông qua Công văn số 7225/TCHQ-GSQL sẽ góp phần giúp tháo gỡ các vướng mắc của các đơn vị hải quan trong việc quản lý, giám sát việc bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu của thương nhân.

Quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 04/12/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2019.
Theo đó, các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN) tại Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã có những thay đổi, khắc phục những hạn chế của những quy định trước đây tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP, cụ thể:
Nghị định số 90/2011/NĐ-CP trước đây quy định một trong các điều kiện phát hành trái phiếu là DN phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành. Tuy nhiên, trên thực tế, một số DN muốn phát hành trái phiếu cho mục đích cơ cấu lại các khoản nợ không đáp ứng được điều kiện này nên không thể phát hành được trái phiếu để huy động vốn. Để khắc phục hạn chế này, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có lãi năm liền kề trước năm phát hành. Đồng thời, quy định cụ thể về điều kiện để doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt nhằm cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP cũng quy định trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư không bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định này được nhận định sẽ góp hần định hướng nhà đầu tư mua trái phiếu là nhà đầu tư chuyên nghiệp, phân biệt rõ kênh phát hành riêng lẻ với kênh phát hành ra công chúng theo quy định tại Luật Chứng khoán.
Bên cạnh đó, đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ, Nghị định này quy định trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ bị hạn chế giao dịch trong phạm vi 100 nhà đầu tư trong vòng một năm kể từ ngày phát hành. Sau một năm, trái phiếu được tự do giao dịch không bị hạn chế về số lượng nhà đầu tư.
Nhìn chung, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP được ban hành sẽ góp phần xây dựng khung pháp lý rõ ràng trong hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của hoạt động này. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích của những các cá nhân, tổ chức mua trái phiếu một cách đầy đủ, hạn chế tối đa rủi ro.

Cơ chế ưu tiên trong chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Trả lời

Ngày 06/12/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thông tư này hiệu lực thi hành từ ngày 21/01/2019.
Theo đó, Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được tổng hợp theo nguyên tắc ưu tiên các dự án sau:
 Dự án chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu địa phương hoặc sử dụng nhiều lao động (100 lao động trở lên);
 Dự án sản xuất sản phẩm cơ khí, thiết bị, linh kiện thiết bị, sản phẩm phụ trợ cho ngành nông nghiệp;
 Dự án có quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải;
 Dự án liên kết sản xuất tạo ra chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng có những hướng dẫn miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước như sau:
 Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm theo Điều 10 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014;
 Hồ sơ và trình tự miễn, giảm tiền sử dụng đất thực hiện theo Điều 15, 16 của Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 và Điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BKHĐT ngày 30/01/2018;
 Hồ sơ và trình tự miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước thực hiện theo Điều 14, 15 của Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014.
Có thể thấy, Thông tư sô 04/2018/TT-BKHĐT đã có những quy định chi tiết và cụ thể, qua đó thể hiện cơ chế chính sách của Việt Nam trong việc thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khuyến khích sự đầu tư công nghệ để phát triển các hoạt động kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực này.

Bản tin pháp luật số 48/2018
Trả lời

Hướng dẫn mới về một số nội dung của Bộ luật Lao động
Trả lời

Ngày 24/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.
Theo đó, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP có một số điểm mới nổi bật như sau:
1. Bổ sung đối tượng ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) là người được người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại ủy quyền bằng văn bản về việc giao kết hợp đồng lao động được phép ký hợp đồng lao động.
2. Thời gian thử việc không còn được tính trợ cấp thôi việc
So với quy định trước đây, thời gian thử việc đã không còn được tính là thời gian làm việc để nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Thời gian này chỉ còn bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản…
3. Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động và người lao động phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Thời hạn trên có thể kéo dài đến 30 ngày trong các trường hợp đặc biệt như: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất…
4. Tiền lương ngày nghỉ lễ không căn cứ vào lương tháng trước liền kề
Theo Nghị định này, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong những ngày nghỉ hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương được tính như sau:
Tiền lương trong HĐLĐ: số ngày làm việc bình thường trong tháng x số ngày người lao động nghỉ.
5. Bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái luật
Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất còn bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Theo đó, đây là tiền lương theo HĐLĐ lao đồng tại thời điểm người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.
Như vậy, có thể thấy, với những hướng dẫn chi tiết và cụ thể, Nghị định số 148/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục các vấn đề bất cập tồn tại trong việc thực hiện Bộ luật lao động 2012 trong thời gian qua, phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như0020người sử dụng lao động.

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về quản lý an toàn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công thương
Trả lời

Ngày 25/10/2018, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 37/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về quản lý an toàn và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2018.
Theo đó, Thông tư số 37/2018/TT-BCT có nội dung nổi bật như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/ 2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng, theo đó cơ sở kinh doanh LPG phải có đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2017/TT-BCT ngày 13/07/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, theo đó tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Giấy chứng nhận đủ điều kiện), Chứng chỉ kiểm định viên (Chứng chỉ) lập 01 bộ hồ sơ theo quy định gửi qua đường bưu điện, nộp trực tiếp tại Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo hình thức dịch vụ công trực tuyến
Như vậy, Thông tư số 37/2018/TT-BCT đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng và kịp thời về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng và hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, qua đó có những hướng dẫn phù hợp đãm bảo các hoạt động này được thực hiện chính xác và hiệu quả.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Trả lời

Ngày 30/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2019.
Theo đó, Nghị định số 162/2018/NĐ-CP đã có những điều chỉnh về mức xử phạt khi có vi phạm phát sinh trong lĩnh vực hàng không dân dụng, cụ thể:
Phạt tiền đến 05 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay; thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau tại cảng hàng không, sân bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 07 đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không tổ chức kiểm tra an ninh tàu bay trước chuyến bay theo quy định; thuê, lôi kéo hoặc xúi giục người khác đánh nhau hoặc đánh nhau trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Xâm nhập trái phép vào tàu bay; hành hung thành viên tổ bay, hành khách, người khác trên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đưa công cụ hỗ trợ, chất dễ cháy, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn và các loại vũ khí, đồ vật khác có hình dạng, tính năng, tác dụng tương tự vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, lên tàu bay trái quy định mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có thể thấy rằng, việc ban hành Nghị định số 162/2018/NĐ-CP, là một điểm tiến bộ trong việc xử lý vi phạm hành chính, các hình thức và mức độ xử phạt phù hợp với tích chất của hành vi vi phạm hành chính, đồng thời, các quy định tại Nghị định này cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giúp hoạt động xử phạt được chính xác, rõ ràng và minh bạch hơn.

Kết luận về việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN của Bộ giao thông vận tải
Trả lời

Ngày 30/11/2018 vừa qua căn cứ theo nội dung cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và công tác kiểm tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải (Cơ chế một cửa), Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 442/TB-VPCP thông báo các kết luận của Phó thủ tướng
Theo đó, Phó thủ tướng ghi nhận những kết quả tích cực mà Bộ giao thông vận tại đã đạt được như: xây dựng và đưa 82/87 thủ tục hành chính tham gia cơ chế một cửa; cắt giảm 80/134 danh mục sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên Phó thủ tướng vẫn lưu ý Bộ về những nhiễm vụ trước mắt cần tập trung thực hiện như cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng công khai minh bạch; rà soát khuôn khổ pháp lý chuyên ngành, đề xuất việc sửa đổi bổ sung đảm bảo thực hiện mục tiêu tới năm 2020, toàn bộ các thủ tục hành chính xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ ban ngành rà soát, trình Chính phủ xem xét việc sửa đổi Nghị định số 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp rắp, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Có thể thấy, với những kết luận nêu trên, Chính phủ, Bộ Giao Thông Vận Tải đã đang thể hiện quyết tâm trong việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, tiết kiệm, qua đó tạo điều kiện cho các nhân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính được chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.

Hướng dẫn mới về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019
Trả lời

Ngày 30/11/2018, Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ban hành Công văn số 454/KH-BCĐ389 về kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 454/KH-BCĐ389 đã có những hướng dẫn về công tác chống buôn lậu, gian lận và hàng giả, cụ thể như sau:
– Xác định các tuyến, địa bàn, hàng hóa trọng điểm. Tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không; các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, cảng hàng không nội địa …;
– Xây dựng phương án tổ chức lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát cả biên giới, cửa khẩu và nội địa, tập trung vào các mặt hàng: ma túy, vũ khí, pháo nổ, ngoại tệ, xăng dầu, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp,… đảm bảo ổn định thị trường.
– Chủ động tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các lực lượng chức năng; chỉ đạo, điều phối công tác phối hợp lực lượng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách.
Có thể thấy, Công văn số 454/KH-BCĐ389 được ban hành sẽ nâng cao tinh thần hoạt động quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong đợt cao điểm tiêu thụ hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2019 trên toàn lãnh thổ Việt Nam, qua đó đảm bảo quyền lợi của nhân dân, cũng như kiểm soát tình hình an ninh và trật tự xã hội.

Ban hành mới Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
Trả lời

Ngày 01/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg Ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2018.
Theo đó, danh mục hệ thống bao gồm 07 cấp được mã hóa tương ứng như sau:
– Cấp 1 gồm 21 ngành sản phẩm được mã hóa theo bảng chữ cái từ A đến U;
– Cấp 2 gồm các ngành sản phẩm mà mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo từng ngành cấp 1 tương ứng;
– Cấp 3 gồm các ngành sản phẩm mà mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo từng ngành cấp 2 tương ứng;
– Cấp 4 gồm các ngành sản phẩm mà mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo từng ngành cấp 3 tương ứng;
– Cấp 5 gồm các ngành sản phẩm mà mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo từng ngành cấp 4 tương ứng;
– Cấp 6 gồm các nhóm sản phẩm được mã hóa bằng sáu số theo từng ngành cấp 5 tương ứng;
– Cấp 7 gồm các sản phẩm được mã hóa bằng bảy số theo từng ngành cấp 6 tương ứng.
Có thể thấy, do hệ thống ngành sản phẩm được xây dựng dựa trên Hệ thống ngành kinh tế nên việc ban hành Hệ thống ngành sản phẩm mới là để phù hợp với Hệ thống ngành kinh tế được ban hành ngày 06/07/2018, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống ngành sản phẩm được chi tiết và cụ thể, đáp ứng quá trình phát triển thị trường, phát triển chuyên môn hoá cao hơn, đa dạng hơn như hiện nay.