Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp ô tô
Trả lời

Ngày 05/7/2019, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp ô tô. Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/08/2019.
Một số nội dung đáng chú ý trong thông tư:
 Thông tư quy định ô tô sản xuất, lắp ráp phải có Hồ sơ thiết kế và được cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định. Các mẫu xe sẽ được thử nghiệm mẫu điển hình. Tiếp đó doanh nghiệp phải có Hồ sơ đăng ký chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm đồng thời phải đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp.
 Thông tư cũng quy định trình tự cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Quy định các yêu cầu đối với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt; Cấp lại Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm; Tạm dừng việc xuất xưởng của kiểu loại sản phẩm và thu hồi Giấy chứng nhận cho kiểu loại sản phẩm; Quy định về triệu hồi sản phẩm khuyết tật…
 Đối với quy định về đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp ráp, Thông tư quy định cơ quan QLCL thực hiện đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) theo các phương thức như sau:
 Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, đánh giá lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm theo các tiêu chí nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949 “Các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng dành cho các tổ chức sản xuất và dịch vụ liên quan linh kiện ngành ô tô.
 Đánh giá tại các kỳ tiếp theo được tiến hành để đánh giá việc thực hiện và duy trì việc đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất. Tại kỳ đánh giá này cơ quan QLCL sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại. Thời gian kỳ đánh giá tiếp theo đối với cơ sở sản xuất linh kiện là 36 tháng. Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô có thời gian kỳ đánh giá tiếp theo từ 12 – 36 tháng tùy theo nhóm doanh nghiệp phân loại, được xác định trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất, lắp ráp.
 Đối với các linh kiện nhập khẩu sản xuất từ nước đã có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau.
 Ngoài ra, Thông tư 25 cũng nêu rõ các quy định đối với doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước về quá trình sản xuất lắp ráp hàng loạt, triệu hồi sản phẩm,…
Thông tư 25 đã quy định rõ quy trình kiểm tra chất lượng ô tô, là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện, góp phần đảm bảo chất lượng ô tô trong nước cũng như môi trường.

Cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH từ 01/7/2019
Trả lời

Ngày 28/06/2019, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 10/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/8/2019.
Thông tư số 10/2019/TT-BLĐTBXH đã ban hành quy định cách tính lương hưu, trợ cấp BHXH, cụ thể như sau:
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2019 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2019 x 1,0719
Theo đó, từ ngày 1/7/2019, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng trên được tăng thêm 7,19% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019. Các đối tượng được Thông tư này áp dụng mức điều chỉnh như trên bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
+ Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Những điều chỉnh về lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội đang ngày càng theo hướng có lợi hơn cho người lao động, khi mức điều chỉnh theo hướng tăng cao (7,91%) so với thời gian trước đó. Như vậy, các chế độ được quy định tại Thông tư này chính thức thực hiện từ ngày 01/07/2019.

Điểm mới Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019
Trả lời

Ngày 14/06/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019, trừ các trường hợp sau có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 (thời điểm trước khi Luật này được ban hành:
– Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý được cấp trên cơ sở đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp có ngày nộp đơn từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019;
– Vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được cơ quan có thẩm quyền thụ lý từ ngày 14 tháng 01 năm 2019; yêu cầu khác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện từ ngày 14 tháng 01 năm 2019
Theo đó, Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cơ bản sau của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành:
– Thứ nhất, về hiệu lực pháp lý với bên thứ ba của hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng licence):
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký, bao gồm cả hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi nội dung này theo hướng: hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký trừ trường hợp chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
– Thứ hai, về căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất:
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, có hai phương pháp, căn cứ sau đây để xác định thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang lại:
+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
Tuy nhiên, theo Luật số 42/2019/QH14, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền đưa ra một phương pháp tính khác ngoài hai phương pháp trên. Đây là điểm mới quan trọng, mở rộng phạm vi, phương pháp, căn cứ xác định thiệt hại về vật chất, bởi lẽ khi không sử dụng được các căn cứ nêu trên, Tòa án sẽ ấn định giá trị thiệt hại và giá trị thiệt hại do Tòa án ấn định không vượt quá 500 triệu Việt nam đồng.
– Thứ ba, về trách nhiệm thanh toán của nguyên đơn đối với bị đơn khi Tòa án xác định bị đơn không thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn:
Luật số 42/2019/QH14 đã bổ sung, làm rõ thêm trách nhiệm của nguyên đơn trong trường hợp Tòa án xác định bị đơn không có hành vi xâm phạm như sau: “Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy, Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản quan trọng của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các cá nhân, tổ chức khác, góp phần đưa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đến gần hơn với các chuẩn mực, tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, trong đó có CPTPP.

Dưới 15 tuổi vẫn được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng
Trả lời

Ngày 31/12/2018 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/7/2019.
Theo đó, một trong những nội dung nổi bật của Thông tư này có quy định liên quan tới đối tượng được gửi tiền tiết kiện tại Ngân hàng, cụ thể tại Điều 3, Thông tư số 48/2018/TT-NHNN:
– Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
– Công dân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự được gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
– Trường hợp công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ 15 tuổi, việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Cũng theo Thông tư này, tổ chức tín dụng phải cung cấp một biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm.
Việc bổ sung quy định người dưới 15 tuổi vẫn được gửi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng là quy định phù hợp với thực tiễn. Bởi vì người 15 tuổi cũng tham gia quan hệ lao động (đối với các công việc nhẹ như: Múa, hát xiếc, thêu ren, mộc mỹ nghệ…tùy thuộc vào lứa tuổi) theo danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó, họ cũng có nguồn thu nhập, có tài sản (được tặng cho, hứa thưởng, hưởng thừa kế…) do vậy họ có quyền gửi tiết kiệm đối với các khoản tiền này để hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những người dưới 15 tuổi chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hạn chế năng lực hành vi dân sự nên việc thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiểm phải được người đại diện theo pháp luật thực hiện.

Hướng dẫn chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 05/6/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát hành Công văn 3763/BKHĐT-HTX hướng dẫn chuyển đổi hợp tác xã sang loại hình doanh nghiệp.
Theo đó, nếu hợp tác xã tổ chức, hoạt động không phù hợp quy định pháp luật hoặc muốn chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác và không rơi vào tình trạng “mất khả năng thanh toán” thì thực hiện như sau:
Bước 1: Tiến hành đại hội thành viên, cụ thể:
 Chuẩn bị đại hội thành viên theo Điều 31, 32 và 33 Luật Hợp tác xã và Khoản 2 Điều 32 Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
 Đại hội thành viên biểu quyết và ra Nghị quyết về việc giải thể tự nguyện để thực hiện chuyển đổi hợp tác xã.
Bước 2: Giải thể tự nguyện theo thủ tục tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP
 Hội đồng giải thể thực hiện các công việc theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012, tham khảo trình tự gồm các bước đơn cử như:
 Lập báo cáo kiểm kê, đánh giá toàn bộ tình hình hoạt động và tài chính của hợp tác xã.
 Xây dựng phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng kinh tế của hợp tác xã và thông báo công khai cho thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức liên quan.
 Hội đồng giải thể lập biên bản nhất trí phương án giải thể tự nguyện nếu được các thành viên, người lao động, cá nhân và các tổ chức liên quan chấp thuận,….
Bước 3: Thành lập doanh nghiệp mới theo quy định.
Vì vậy, nội dung hướng dẫn theo Công văn nêu trên tạo ra cách hiểu thống nhất hơn trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện của doanh nghiệp cũng như hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước.

Bản Tin Pháp Luật Số 23/2019
Trả lời

Hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật hình sự 2015 về tội “Rửa tiền”
Trả lời

Ngày 24/5/2019 Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 của BLHS về tội “Rửa tiền”. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7-7.
Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP làm rõ khái niệm “biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Bốn trường hợp được giải thích cụ thể, như: người phạm tội trực tiếp biết tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có; biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về tội phạm nguồn; bằng nhận thức thông thường và theo quy định của pháp luật phải biết được nguồn gốc tiền do phạm tội mà có.
Có 5 tình tiết lớn để định tội, gồm:
1- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có);
2- Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác (thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện các hành vi nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có);
3- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh (dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi);
4- Hành vi sử dụng tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác (dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác);
5- Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất tài sản (cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ như cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ…).
Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP thể hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn.
Như vậy, Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội “Rửa tiền” nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu kể từ ngày 01/7/2019
Trả lời

Ngày 24/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Thông tư có hiệu lực kể từ 01/7/2019.
Theo đó, chỉ có tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và phải đáp ứng các yêu cầu sau sau đây:
Đáp ứng yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường;
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ TN&MT phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
Được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
Có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi:
Trường hợp nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa có giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường trong nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
Trường hợp nhận hàng trên E-Manifest có văn bản đã xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu.
Đồng thời, Nghị định đã bổ sung Danh mục các loiạ hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đưa ra các nội dung bổ sung, thay mới Danh mục dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; đưa ra lời kêu gọi, chú trọng hơn nữa đến hoạt động bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế của đất nước.

Quy định về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019 – 2022
Trả lời

Ngày 26/6/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ-CP quy định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022 có hiệu lực ngày 26/6/2019.
Theo đó, Nghị định số 57/2019/NĐ-CP có nội dung nổi bật như sau:
Nghị định ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi để thực hiện Hiệp định CPTPP, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP; Danh mục hàng hóa và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với xe ô tô đã qua sử dụng áp dụng hạn ngạch thuế quan để thực hiện Hiệp định CPTPP.
Thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi sẽ theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang từng nước đối với từng mặt hàng.
Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi được áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước Ô-xtơ-rây-lia; Ca-na-đa; Nhật Bản; Liên bang Mê-hi-cô; Niu Di-lân; Cộng hòa Xinh-ga-po.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan sẽ áp dụng theo các giai đoạn được nhập khẩu từ các nước quy định đối với từng mã hàng.
Như vậy, Nghị định số 57/2019/NĐ-CP đã quy định chi tiết về mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022.

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
Trả lời

Ngày 20/05/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2019/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.
Cụ thể, từ ngày 01/7/2019, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019 đối với các đối tượng sau:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số41/2009/NĐ-TTg  ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Thứ hai, Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
Thứ ba, Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Thứ tư, Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Thứ năm, Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ sau, Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ bảy, Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ tám, Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Tóm lại, việc ban hành Nghị định 44/2019/NĐ-CP đã cho thấy sự quan tâm của Nhà nước với các đối tượng trong diện được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, cũng như sự nỗ lực trong việc nâng cao phúc lợi và an sinh xã hội.