Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước phải đặt cọc từ 10 – 20%
Trả lời

Ngày 11/4/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán Cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ. Thông tư này có hiệu lực thi hành 03/06/2019.
Theo đó tại Điều 24 thông tư này quy định việc mua cổ phần nhà nước phải tiến hành đặt cọc từ 10% đến 20%, cụ thể:
Nhà đầu tư công chúng có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đặt mua tính theo giá mở sổ;
Nhà đầu tư chiến lược có trách nhiệm nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với giá trị bằng 20% giá trị cổ phần đăng ký mua, tính theo giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa.
Việc thanh toán tiền mua cổ phần được thực hiện theo khoản 2 Điều này như sau:
Trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày công bố kết quả dựng sổ, các nhà đầu tư hoàn tất việc mua bán cổ phần và chuyển tiền mua cổ phần vào tài khoản nhận tiền mua cổ phần theo Quy chế bán cổ phần theo phương thức dựng sổ;
Tiền đặt cọc được trừ vào tổng số tiền phải thanh toán mua cổ phần. Trường hợp số tiền đặt cọc lớn hơn số tiền phải thanh toán, nhà đầu tư được hoàn trả lại phần chênh lệch trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nhà đầu tư thanh toán tiền mua cổ phần;
Nếu quá thời hạn thanh toán tiền mua cổ phần nêu trên mà nhà đầu tư không nộp hoặc nộp không đủ so với số tiền phải thanh toán mua cổ phần, nhà đầu tư không được hoàn trả số tiền đặt cọc tương ứng với số cổ phần không thanh toán hoặc bị phạt số tiền tương đương khoản giá trị đặt cọc trong trường hợp sử dụng hình thức ký quỹ, bảo lãnh. Số cổ phần chưa thanh toán được coi là số cổ phần không bán hết và được xử lý theo quy định.
Việc ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BTC nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi tối đa cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng các cá nhân, tổ chức đăng ký mua cổ phần nhưng đến thời hạn thanh toán lại không nộp hoặc không nộp đủ, dẫn tới ảnh hưởng đến việc huy động vốn của doanh nghiệp.

Bản Tin Pháp Luật Số 25/2019
Trả lời

Ngày 18/06/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP thay thế Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
Trả lời

Theo đó, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã thay thế và bổ sung một số quy định chi tiết hơn so với Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thời hạn án lệ được nghiên cứu và áp dụng. Tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP quy định Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố thay vì 45 ngày như quy định tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP.
Thứ hai, hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn về cách thức Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc.
– Số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án. Trong khi đó, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP chỉ quy định là phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án mà không quy định cụ thể nên quy định ở đâu.
– Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự. Trong khi đó, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP không quy định về vấn đề này.
Qua những nội dung mới được phân tích nêu trên, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP ra đời sẽ giúp các án lệ nhanh chóng đi vào thực tiễn áp dụng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách và ngày càng cao trong giải quyết vụ việc của hệ thống tư pháp. Ngoài ra, việc quy định chi tiết, cụ thể hơn của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP còn giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và các chủ thể có liên quan đến quá trình giải quyết vụ án nói chung tháo gỡ được nhiều các vướng mắc đang gặp phải trong quá trình áp dụng án lệ hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giải quyết vụ án. Đồng thời, xây dựng khung pháp lý cụ thể và rõ ràng giúp nâng cao, cải thiện tính hiệu quả và chuyên nghiệp trong lĩnh vực thủ tục tố tụng Việt Nam hiện nay.

Quy định về cấp giấy đăng ký xe máy chuyên dùng tạm thời
Trả lời

Ngày 12/6/2019, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 22/2019/TT-BGTVT về quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng.
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Theo đó, đối với các loại xe máy chuyên dùng chưa đăng ký, khi di chuyển trên đường bộ phải được đăng ký tạm thời và giấy này có thời hạn 20 ngày kể từ ngày cấp.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
– Cơ quan tiến hành: Sở Giao thông Vận tải nơi chủ sở hữu có trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú.
– Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Tờ khai cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời xe máy chuyên dùng;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu một trong những Giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chínhđể đối chiếu một trong những Giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng;
– Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
+ Bước 2: Trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ và thông báo cho chủ sở hữu
Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đầy đủ theo quy định thì Sở Giao thông vận tải hướng dẫn chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện lại;
Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời và vào sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thông tư 22/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/8/2019. Theo đó, quy định về việc khi di chuyển trên đường bộ, xe máy chuyên dùng chưa đăng ký phải được đăng ký tạm thời góp phần tạo thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý các loại xe máy chuyên dùng.

Bán hàng không đúng giá trong cơ sở lưu trú du lịch phạt tới 10 triệu đồng
Trả lời

Ngày 21/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2019.
Theo đó, các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Chương II Nghị định này.
Đặc biệt, trường hợp các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, lữ hành sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
Bên cạnh đó, đối với các hành vi ứng xử không văn minh, không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du dịch sẽ bị xử phạt đến 3.000.000 đồng; hành vi gây phương hại đến hình ảnh truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam có thể bị xử phạt đến 5.000.000 đồng.
Quy định mới của Chính phủ về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đã góp phần phổ biến, nêu cao tinh thần bảo vệ văn hóa, hình ảnh, bản sắc của dân tộc Việt Nam, thu hút, gia tăng thêm lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước

Quy định mới về hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu
Trả lời

Ngày 27/6/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2019 và thay thế Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/5/2017.
Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg có nội dung chính liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập
Về cơ bản, danh mục hàng hóa nhập khẩu vẫn giữ nguyên một số mặt hàng như Quyết định 15/2017/QĐ-TTg. Tuy nhiên tên một số mặt hàng đã được sửa đổi cho phù hợp, cụ thể như: bia sản xuất từ malt, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh nguyên chiếc có động cơ đốt trong kiểu piston có dung tích xi lanh trên 125cc; máy bay, du thuyền; điều hòa không khí có công suất từ 90.000 BTU trở xuống; giấy vàng mã…
Bên cạnh đó, Quyết định 23/2019/QĐ-TTg đã cắt giảm một số mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập như: vàng lá; hàng hóa phải kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, kiểm dịch thực vật theo Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định; Phế liệu theo Danh mục do Thủ tướng Chính Phủ quy định.
Quyết định 23/2019/QĐ-TTg đã sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng gồm: Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Hàng hóa trong các vụ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Ngoài nội dung trên, Quyết định 23/2019/QĐ-TTg còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung về địa điểm làm thủ tục hải quan và cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan
Quyết định 23/2019/QĐ-TTg được ban hành nhằm đảm bảo sự thống nhất quy định về cửa khẩu nhập, về địa điểm làm thủ tục hải quan giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Việc điều chỉnh về danh mục hàng hóa cho phù hợp, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời, đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) khi làm thủ tục hải quan đối với cùng loại hình, cùng chủng loại hàng hóa. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh danh mục cũng nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu, các mặt hàng có độ rủi ro cao, dễ có khả năng gian lận thương mại, trốn thuế hoặc ảnh hưởng đến môi trường.

Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Trả lời

Ngày 03/07/2019, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 07/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có hiệu lực ngày 01/01/2020.
Theo đó, Thông tư số 07/2019/TT-NHNN có nội dung nổi bật như sau:
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng nêu trên bao gồm tổng số dư nợ cho vay của tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu; dư nợ cho vay lại vốn ODA; dư nợ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; số dư bảo lãnh và số dư các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng (bao gồm cả dư nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng).
Như vậy, Thông tư số 07/2019/TT-NHNN đã quy định chi tiết giới hạn bảo đảm để doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

Chính sách khoan hồng cho doanh nghiệp vi phạm luật cạnh tranh
Trả lời

Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019. Luật gồm 10 chương, 118 Điều.
Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Một trong những nội dung nổi bật của Luật cạnh tranh 2018 đó là việc quy định về Chính sách khoan hồng. Theo đó, đây là một nội dung hoàn toàn mới được ghi nhận trong Luật, nó được xem như công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm phá vỡ các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trên thị trường.
Khoan hồng là việc cho phép miễn trừ hay giảm trừ hình phạt đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm luật cạnh tranh nhưng sau đó đã hợp tác với các cơ quan thực thi luật cạnh tranh. Theo đó, nội dung cốt lõi của chính sách này là miễn trừ hoặc giảm trừ đáng kể cho các tổ chức và cá nhân tham gia chương trình khoan hồng khỏi nguy cơ bị xử phạt hành chính hay bị áp dụng chế tài hình sự nghiêm khắc mà lẽ ra họ phải gánh chịu do thực hiện hành vi vi phạm luật cạnh tranh.
Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;
b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.
Giá trị của chính sách khoan hồng cho phép các cơ quan quản lý cạnh tranh được tiếp cận các chứng cứ và thông tin mật liên quan đến các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp, mà trên thực tế nếu không có chính sách này thì sẽ cực kỳ khó khăn và tốn thời gian để thu thập chúng trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra. Vì vậy, khoan hồng có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ sung trong việc thu thập chứng cứ, giúp giảm đáng kể chi phí điều tra cũng như chi phí xét xử cho cả cơ quan quản lý cạnh tranh và tòa án.

Bản Tin Pháp Luật Số 24/2019
Trả lời

Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu kể từ ngày 01/7/2019
Trả lời

Ngày 24/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Thông tư có hiệu lực kể từ 01/7/2019.
Theo đó, chỉ có tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và phải đáp ứng các yêu cầu sau sau đây:
– Đáp ứng yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường;
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ TN&MT phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
– Được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
– Có giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi:
– Trường hợp nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa có giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường trong nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu;
– Trường hợp nhận hàng trên E-Manifest có văn bản đã xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu.
Đồng thời, Nghị định đã bổ sung Danh mục các loiạ hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đưa ra các nội dung bổ sung, thay mới Danh mục dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; đưa ra lời kêu gọi, chú trọng hơn nữa đến hoạt động bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế của đất nước.