Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Bản Tin Pháp Luật Số 38/2019
Trả lời

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh
Trả lời

Ngày 26/09/2019, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2019 và thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP có nhiều quy định mới so với Nghị định số 71/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Nghị định 75/2019/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt tiền tối đa là 10% tổng doanh thu năm tài chính liền trước năm vi phạm của doanh nghiệp vi phạm.
Tuy nhiên, Nghị định quy định thêm rằng mức phạt tiền tối đa này không được vượt quá mức phạt tiền tối thiểu quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Căn cứ theo khoản 4 Điều 217 của Bộ luật hình sự, mức phạt tiền hình sự tối thiểu là 1.000.000.000 VNĐ hoặc 3.000.000.000 tùy thuộc vào loại hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại.
Về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 10% tổng doanh thu năm tài chính liền trước năm vi phạm của doanh nghiệp vi phạm, tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 75/2019/NĐ-CP, tỉ lệ tối đa này đã giảm xuống 5%.
Ấn định mức phạt tiền cụ thể trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan có doanh thu bằng 0 (không) trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm
Không phải lúc nào doanh nghiệp vi phạm cũng có doanh thu trong năm tài chính liền trước năm vi phạm. Do vậy, Nghị định 75/2019/NĐ-CP đã giải quyết vướng mắc này mà Nghị định 71/2014/NĐ-CP bỏ sót, cụ thể, mức phạt tiền trong trường hợp này sẽ được ấn định từ 100.000.000 VNĐ đến 200.000.000 VNĐ.
Như vậy, Nghị định 75/2019/NĐ-CP đã có nhiều quy định cụ thể, chi tiết hơn về mức phạt tiền vi phạm pháp luật cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận diện, đánh giá trước các rủi ro về tài chính (do bị phạt tiền) trong quá trình thực hiện các hành vi cạnh tranh trên thị trường.

Công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản
Trả lời

Ngày 26/09/2019, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 26/09/2019.
Theo đó, trong Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 435/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về đối tượng công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản là việc tuân theo pháp luật của người tiến hành thủ tục phá sản (trừ Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên), người tham gia thủ tục phá sản trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật.
Tại Quy chế này cũng quy định về phạm vi công tác kiểm sát việc giải quyết phá sản bắt đầu từ khi:
Viện kiểm sát nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn (nếu có); hoặc
Viện kiểm sát nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến khi có quyết định giải quyết phá sản của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kiến nghị, kháng nghị, đề nghị xem xét lại.
Trong trường hợp kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì việc kiểm sát việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Khi nhận được Thông báo thụ lý đơn, công chức phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Công chức kiểm sát thời hạn gửi, đối tượng được gửi thông báo thụ lý đơn; tư cách pháp lý của người nộp đơn; thẩm quyền, thủ tục thụ lý đơn.
Nếu phát hiện có vi phạm thì tập hợp và báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị.
Hoạt động kiểm sát việc giải quyết phá sản của Viện kiểm sát bao gồm các hoạt động: Kiểm sát việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Kiểm sát việc giải quyết phá sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; Kiểm sát việc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và nhiều các hoạt động khác theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
Những quy định về kiểm sát việc giải quyết phá sản nhằm mục đích kiểm soát hoạt động này theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và có hiệu quả để hỗ trợ Tòa án giải quyết vụ việc phá sản.

Nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Trả lời

Ngày 30/08/2019 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung 1 số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định về giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ta có khái niệm về trị giá hải quan như sau;
“Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải toán cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều”
Phương pháp tính trị giá hải quan hay được gọi là phương pháp tính giá thự tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt: Căn cứ theo khoản 8 điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.Hàng hoá giống hệt nhau là hàng hoá giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: Căn cứ theo khoản 9 điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vật liệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
d) Phương pháp trị giá khấu trừ: Căn cứ theo Thông tư 39/2015/TT-BTC. Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ là một phương pháp tính trị giá hải quan trên cơ sở làm căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu.
đ) Phương pháp trị giá tính toán: Căn cứ theo điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch, trị giá cho hàng hoá nhập khẩu giống nhau, tương tự hay trị giá khấu trừ thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá tính toán. học xuất nhập khẩu ở đâu
e) Phương pháp suy luận: Trong tổng số sáu phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, phương pháp suy luận là phương pháp cuối cùng và là phương pháp ít được áp dụng nhất.
Thông tư 60/2019/TT-BTC này giúp các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan lựa chọn phương thức xác định giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu 1 cách phù hợp nhất.

Quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường
Trả lời

Ngày 19/06/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường.
Nghị định số 54/2019/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là “Nghị định”) có hiệu lực ngày 01/09/2019 quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường thay thế cho các nội dung được quy định trước đó tại Nghị định số 103/2009/NĐ-CP quy định Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
Những điểm mới của Nghị định:
Quy định chi tiết hơn về các điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke và dịch vụ vũ trường:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke là phải bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường là không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
Không còn ngoại lệ về thời gian hoạt động dịch vụ karaoke:
Không được hoạt động dịch vụ karaoke từ 00 giờ sáng đến 08 giờ sáng;
Không được hoạt động dịch vụ vũ trường từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Như vậy, Nghị định đã lược bỏ ngoại lệ về việc cho phép phòng karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng như Quy chế trước đó.
Giá trị của Nghị định:
Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định nhiều quy định cụ thể, chặt chẽ. Đây là một bước tiến nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để tăng cường năng lực quản lý đối với hai loại hình dịch vụ chứa nhiều yếu tố nhạy cảm này.

Các chi phí của tổng mức đầu tư xây dựng
Trả lời

Ngày 14/08/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2019.
Theo đó, Nghị định này có quy định nội dung về chi phí của tổng mức đầu tư, cụ thể tại Điều 4 có quy định:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
b) Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình xây dựng của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ cấu chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;
c) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị công trình của nhà thầu; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
d) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) chi phí quản lý dự án gồm chi phí quản lý dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án và chi phí quản lý dự án của nhà đầu tư;
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật; chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan;
e) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình như chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; các khoản phí, lệ phí thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và các chi phí cần thiết khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nhưng không thuộc nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 4 Điều này;
g) Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Tóm lại, việc ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn nhà nước, trong bối cảnh cần có sự rõ ràng, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.

Một số điểm mới về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm
Trả lời

Ngày 23/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2019.
Một số nội dung đáng chú ý của Nghị định số 74/2019/NĐ-CP:
Sửa đổi một số nội dung:
Bãi bỏ chức năng phân bổ nguồn vốn, giao chỉ tiêu thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội. (Khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP)
Nâng hạn mức vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Theo đó, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng. (Khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP)
Gia hạn thời hạn vay vốn tối đa đối với các đơn vị vay. Theo quy định mới, thời hạn vay vốn tối đa là 120 tháng. Thời hạn vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, cân đối để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. (Khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP)
Bãi bỏ một số nội dung:
Bãi bỏ nội dung về xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay và chỉ tiêu việc làm đối với khoản cho vay ưu đãi của Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động (Khoản 10 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP)
Bãi bỏ nội dung về xây dựng, phê duyệt kế hoạch vốn vay đối với khoản vay ưu đãi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Khoản 17 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP).
Việc ban hành nghị định số 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia về việc làm là hoàn toàn phù hợp. Nghị định mới đã khắc phục những điểm chưa hợp lý của các quy định cũ, phù hợp hơn với thực tế đất nước cũng như tạo thêm động lực phát triển đối với các doanh nghiệp, người lao động.

Bản Tin Pháp Luật Số 35/2019
Trả lời

Tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông
Trả lời

Ngày 29 tháng 8 năm 2019, Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư Số 31/2019/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.
Theo quy định nêu trên, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới (trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này) tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên 60 (km/h);
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới 50 (km/h).
Giải thích khái niệm xe cơ giới, theo quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: “Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Theo Điều 8 Thông tư Số 31/2019/TT-BGTVT: “Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư số: 06/2016/TT-BGTVT: “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”
“3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này”.
“3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3”.
Như vậy, theo khái niệm trên, xe máy và xe gắn máy là hai khái niệm khác nhau, theo đó, hiện nay có một số thông tin người dân lo lắng về việc xe mô tô hai bánh chỉ được chạy tối đa không quá 40km/h là không chính xác.

Giảm thuế nhập khẩu dầu mỏ thô xuống 0% từ 01/11/2019
Trả lời

Ngày 16/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2019/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 36/2016/QĐ-TTg ngày 01/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung Phụ lục Danh mục biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường quy định tại Điều 2 Quyết định số Điều 2 Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017. Theo đó:
Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường của mặt hàng dầu mỏ thô có mã hàng 2709.00.10 từ 5% xuống 0%;
Sửa đổi mô tả hàng hóa mã hàng 4907.00.10 từ “Giấy bạc (tiền giấy), hợp pháp nhưng chưa đưa vào lưu thông thành “Giấy bạc ngân hàng (banknotes), loại pháp định” và giữ nguyên mức thuế suất là 5%;
Sửa đổi mô tả hàng hóa mã hàng 8457.20.00 từ “Máy một vị trí gia công” thành “Máy kết cấu nguyên khối (một vị trí gia công)” và giữ nguyên mức thuế suất là 5%;
Sửa đổi mô tả hàng hóa mã hàng 8457.30.00 từ “Máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch” thành “Máy gia công chuyển dịch đa vị trí” và giữ nguyên mức thuế suất là 5%.
Trước đó, việc duy trì thuế suất nhập khẩu 5% với dầu thô khiến các đơn vị lọc hóa dầu bị lỗ, giảm hiệu quả chế biến sản phẩm xăng, dầu.
Việc giảm thuế suất nhập khẩu dầu thô của Chính phủ là cơ hội cho các nhà máy lọc dầu trong nước tiếp cận được nguồn dầu thô nhập khẩu với giá cạnh tranh.