Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư
Trả lời

Ngày 14/08/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/10/2019.
Theo đó, tại Điều 3 của Nghị định 68/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trách nhiệm quản lý của chủ đầu tư được ghi nhận như sau:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật xây dựng, nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư của dự án, phương thức thực hiện của dự án. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, kế hoạch thực hiện dự án, mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng công trình và các biến động giá dự kiến trong quá trình đầu tư xây dựng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nghị định 68/2019/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Bản Tin Pháp Luật Số 32/2019
Trả lời

Bản Tin Pháp Luật Số 19/2019
Trả lời

05 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực cho thuê lại lao động
Trả lời

Ngày 05/05/2019, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 636/QĐ-LĐTBXH công bố các thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ của lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05/05/2019.
Theo đó, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã ban hành mới 05 thủ tục hành chính cấp tỉnh về lao động, tiền lương, cụ thể là trong lĩnh vực cho thuê lại lao động:
Cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Như vậy, Quyết định 636/QĐ-LĐTBXH đã thể hiện tinh thần mới trong quy định của pháp luật, cụ thể là thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã thuộc về Chủ tịch UBND cấp tỉnh (theo Nghị định 29/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động có hiệu lực từ 05/05/2019) thay vì Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động hết hiệu lực từ 05/05/2019).

Quy định về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
Trả lời

Ngày 20/05/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2019/NĐ-CP quy định về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, Nghị định số 44/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2019
Theo đó, Nghị định số 44/2019/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng như sau:
Từ 01/7/2019, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2019 đối với các đối tượng sau:
Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, CAND và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng;
Cán bộ, xã phường, thị trấn tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP;
Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
Cán bộ xã phường thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP và Quyết định 111-HĐBT;
Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định 38/2010/QĐ-TTg;
CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg;
Quân nhân, CAND, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu như đối với quân nhân, CAND đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg;
Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Như vậy, Nghị định số 44/2019/NĐ-CP đã có những điều chỉnh tương đối đáng kể và thiết thực về mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với 8 nhóm đối tượng riêng biệt và đặc thù nêu trên.

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Trả lời

Ngày 21/5/2019, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/8/2019.
Theo Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; quyết định công nhận điểm du lịch; quyết định công nhận khu du lịch; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch;
Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
Buộc thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch, quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, quyết định công nhận điểm du lịch, quyết định công nhận khu du lịch;
Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
Buộc nộp đủ số tiền phí, lệ phí, các khoản phải nộp theo quy định.
Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Việc ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP là cần thiết để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước đồng thời thu hút khách du lịch và đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Trả lời

Ngày 21/05/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1821/2019/QĐ-BNN-CN ban hành quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, Quyết định số 1821/2019/QĐ-BNN-CN đã quy định một số vấn đề liên quan đến điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Tại bài viết này tác giả xin được đề cập đến vấn đề nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Quyết định số 1821/2019/QĐ-BNN-CN quy định về những thủ tục hành chính cấp trung ương thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản. Có bốn thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung bao gồm:
Đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
Đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam
Thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam
Chấp thuận cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu
Đối với thủ tục đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới được sửa đổi bổ sung về điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Cụ thể, Quyết định này đã quy định:
Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng nuôi.
Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.
Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
Quyết định số 1821/2019/QĐ-BNN-CN được ban hành là một sự sửa đổi mới mang tính cần thiết, tuy đã lượt bỏ một số nội dung nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ của các điều kiện, qua đó cơ sở khảo nghiệm có thể linh hoạt trong quá trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.

Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg của Bộ Xây dựng
Trả lời

Ngày 22/5/2019, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 398/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Theo đó, Kế hoạch được ban hành với các nội dung chính sau:
Mục tiêu: Tăng cường công tác hoàn thiện thể chế về quản lý nhà ở và thị trường bất động sản kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn; triển khai hiệu quả các chương trình nhà ở xã hội; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về công tác nhà ở và thị trường bất động sản.
Nội dung kế hoạch, bao gồm:
+ Nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản;
+ Nghiên cứu, ban hành sửa đổi, bổ sung quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với các loại hình nhà ở chung cư, công trình căn hộ du lịch;
+ Đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quy chế quản lý, vận hành loại hình công trình văn phòng lưu trú ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Quyết định cũng đã quy định cụ thể về trách nhiệm và phân công cụ thể nhiệm vụ cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan.
Quy định mới của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm, tăng cường thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững của thị trường bất động sản.

Hướng dẫn về cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trả lời

Ngày 10/5/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực ngày 01/7/2019.
Theo đó, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP có nội dung nổi bật là hướng dẫn về cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Hoạt động cho vay của Quỹ được thực hiện theo thỏa thuận giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn của Quỹ phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn đã thỏa thuận với Quỹ.
Các doanh nghiệp được vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị.
Lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại. Mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại được xác định trên cơ sở so sánh lãi suất cho vay của 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ.
Mức cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.
Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá bảy 07 năm
Như vậy, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP đã đưa ra các nguyên tắc, điều kiện vay vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vừa hỗ trợ được doanh nghiệp vừa tạo hành lang pháp lý đảm bảo quyền của Quỹ.

Bản Tin Pháp Luật Số 10/2019
Trả lời