Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Quy định về thực hiện chính sách thuế tại Cục Hải quan
Trả lời

Ngày 16/05/2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 2687/TCHQ-TXNK quy định về việc thực hiện chính sách thuế tại Cục Hải quan. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Công văn số 2687/TCHQ-TXNK quy định một số nội dung chính như sau:

  1. Về miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Thực hiện kiểm tra, rà soát các tờ khai nhập khẩu miễn thuế tại các Chi cục Hải quan để phân tích, xác định dấu hiệu nghi vấn, rủi ro đối với các trường hợp thuộc diện phải thông báo danh mục miễn thuế với cơ quan Hải quan trước khi nhập khẩu hàng hóa. Rà soát các trường hợp khai sai mã miễn thuế để hướng dẫn doanh nghiệp khai đúng quy định.
  2. Về hoàn thuế, không thu thuế: Thực hiện đúng quy định về phân loại hồ sơ hoàn theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1780/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2016 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn sửa đổi bổ sung.
  3. Về thuế bảo vệ môi trường: Tiến hành rà soát toàn bộ các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường đặc biệt là mặt hàng xăng, dầu có nguồn gốc dầu hóa thạch theo quy định pháp luật.
  4. Về thuế giá trị gia tăng: Kiểm tra, rà soát việc áp dụng chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng đã khai báo trên tờ khai nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.

Như vậy, có thể thấy Công văn số 2687/TCHQ-TXNK đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể nhằm khắc phục các vướng mắc khó khăn còn tồn tại, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thuế và công tác quản lý thuế.

Quy định về việc điều hành kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành
Trả lời

Ngày 23/05/2018, Bộ Công thương đã ban hành Công văn số 4057/BCT-TTTN quy định về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Công văn số này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Công văn số 4057/BCT-TTTN quy định:

  1. Công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

–          Xăng E5 RON 92: 21.365 đồng/lít;

–          Xăng RON 95 III: 22.342 đồng/lít;

–          Dầu điêzen 0.05S: 17.994 đồng/lít;

–          Dầu hỏa: 16.640 đồng/lít;

–          Dầu Madút 180CST 3.5S: 14.637 đồng/kg.

  1. Giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành; chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu:

–          Xăng E5 RON 92:  1.425 đồng/lít;

–          Xăng RON 95 III: 831 đồng/lít;

–          Dầu điêzen 0.05S: 300 đồng/lít;

–          Dầu hỏa: 200 đồng/lít;

–          Dầu Madút 180CST 3.5S: 200 đồng/kg.

  1. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

–          Xăng E5 RON 92: không cao hơn 19.940 đồng/lít;

–          Xăng RON 95 III: 21.511 đồng/lít;

–          Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 17.694 đồng/lít;

–          Dầu hỏa: không cao hơn 16.440 đồng/lít;

–          Dầu Madút 180CST 3.5S: không cao hơn 14.437 đồng/kg.

Thông qua các quy định về mức giá xăng dầu tại Công văn số 4057/BCT-TTTN, có thể thấy, Bộ Công Thương đã có những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây.

Cắt giảm, đơn giản danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Trả lời

Ngày 18/05/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1588/QĐ-BTNMT công bố phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố phương án các hàng hóa, sản phẩm cắt giảm và các thủ tục bãi bỏ như sau:

  1. Công bố phương án cắt giảm 38 hàng hóa, sản phẩm (trên tổng số 74 hàng hóa, sản phẩm) phải kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 51,3%.
  2. Công bố phương án bãi bỏ, đơn giản hóa 13 thủ tục hành chính (trên tổng số 13 thủ tục hành chính) liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đạt 100%.
  3. Yêu cầu Vụ pháp chế trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về nội dung nêu trên, cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp và có thể mở rộng phạm vi, đối tượng cắt giảm, đơn giản hóa so với phương án được công bố; đảm bảo việc thực thi các phương án cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm và đơn giản hóa thủ tục hành chính phải thực chất, tạo thuận lợi và không làm phát sinh các quy định làm khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định số 1588/QĐ-BTNMT được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu những thủ tục rườm rà, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phát triển, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
Trả lời

Ngày 23/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 21/06/2018.

Theo đó, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính như sau:

  1. Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trung ương đến cơ sở.
  2. Bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  3. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép.
  4. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, công nghệ thông tin, văn thư, lưu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Có thể thấy, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, qua đó đẩy nhanh tốc độ xử lý các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, góp phần vào công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử.

Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
Trả lời

Ngày 20/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/06/2018.

Theo đó, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan như sau:

  1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:

–           Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;

–           Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

  1. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:

–           Đối tượng phải làm thủ tục hải quan;

–           Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

–           Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng phải làm thủ tục hải quan;

  1. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:

–           Đối tượng phải làm thủ tục hải quan;

–           Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

–           Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;

–           Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;

–           Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.

Có thể thấy, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết các nhóm đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, qua đó hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc xác định rõ các đối tượng thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát.

Tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012
Trả lời

Ngày 22/05/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Chỉ thị số 12/CT-TTg nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp để Luật Hợp tác xã triển khai hiệu quả và thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn như sau:

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về pháp luật hợp tác xã; xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng để đạt được tính thiết thực và hiệu quả.
  2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác xã; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định trong Luật Hợp tác xã;
  3. Thực hiện các đề án, chương trình hỗ trợ hợp tác xã;
  4. Chỉ đạo, thực hiện xây dựng mô hình hợp tác xã và tổng kết mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho các thành viên.
  5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế đối với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp đảng ủy, chính quyền địa phương trong phát triển hợp tác xã.
  6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Hợp tác xã; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện cán bộ và thành viên hợp tác xã, gắn với đề án đào tạo nghề cho nông thôn theo hướng tạo nguồn cán bộ quản lý chuyên nghiệp cho hợp tác xã.

Như vậy, có thể thấy, Chỉ thị số 12/CT-TTg đã đưa ra các nhiệm vụ và biện pháp hữu hiệu để triển khai một cách hiệu quả và phát huy hiệu lực trong thực tiễn của Luật Hợp tác xã, từ đó đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới hình thức hợp tác xã.

Tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trả lời

Ngày 19/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05/06/2018.

Theo đó, Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:

  1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh Mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển để sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
  2. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm.
  3. Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%.
  4. Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng các quy định chi tiết và cụ thể, Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các tiêu chí cụ thể để công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, là cơ sở để Nhà nước ban hành các hình thức khuyến khích, hỗ trợ phù hợp.

Yêu cầu đối với dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện
Trả lời

Ngày 15/11/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.

Theo đó, Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT đưa ra yêu cầu tối thiểu đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 như sau:

–           Phải tương thích với các trình duyệt Web thông dụng;

–           Dễ dàng tìm được dịch vụ bằng các công cụ tìm kiếm phổ biến;

–           Có cơ chế hướng dẫn, tự động khai báo thông tin;

–           Có chức năng để người sử dụng đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ sau khi sử dụng;

–           Bảo đảm thời gian xử lý, trao đổi dữ liệu nhanh;

–           Bảo đảm hoạt động ổn định;

–           Có địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận góp ý của người sử dụng.

Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đáp ứng nhu cầu của người dân trong giai đoạn hiện nay, giảm thiểu những di chuyển khi tiến hành thủ tục hành chính.

Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 21/05/2018, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương đưa ra quan điểm chỉ đạo như sau:

  1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội;
  2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành;
  3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công;
  4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước;
  5. Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Có thể thấy, thông qua việc ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra đường lối chi tiết, là cơ sở và tiền đề để xây dựng các chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, để các cá nhân này yên tâm cống hiến cho đất nước.

Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Trả lời

Ngày 15/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Nghị định số 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:

  1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

–           Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

–           Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

–           Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

  1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.

Như vậy, thông qua Nghị định số 72/2018/NĐ-CP, Nhà nước tiếp tục thúc đẩy công tác cải cách tiền lươngnhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.