Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
Trả lời

Ngày 16/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2018/NĐ-CP quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Nghị định số 77/2018/NĐ-CP quy định cụ thể các hình thức hỗ trợ như sau:

  1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước

–           Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được miễn tiền thuê đất khi nhà nước cho thuê đất xây dựng công trình;

–           Tổ chức thủy lợi cơ sở đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước được hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết kế và chi phí máy thi công.

  1. Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

–           Hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha;

–           Hỗ trợ tối đa 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha.

  1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện, cống và kiên cố kênh mương

–           Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống, kiên cố kênh mương: Hỗ trợ tối đa 70%; riêng vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 90% tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình;

–           Hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm bơm điện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hỗ trợ tối đa 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng.

–           Không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

Bằng các quy định chi tiết và cụ thể, Nghị định số 77/2018/NĐ-CP đã xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp để bà con nông dân thực hiện thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp và đời sống người nông dân.

Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Trả lời

Ngày 14/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định  chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/06/2018.

Theo đó, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định các loại giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm:

  1. Xây dựng công trình mới;
  2. Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
  3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
  4. Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
  5. Trồng cây lâu năm;
  6. Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
  7. Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
  8. Nuôi trồng thủy sản;
  9. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
  10. Xây dựng công trình ngầm.

Như vậy, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP đã quy định thêm một số loại giấy phép mới so với các văn bản trước đây, nâng cao yêu cầu năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, từ đó bảo vệ nguồn nước và các nguồn lợi thủy sản.

Tuyên bố chung của các bộ trưởng đối tác xuyên Thái Bình Dương
Trả lời
  1. Ở lần gặp gần nhất tại Hà Nội, Việt Nam ngày 21/5/2017, các bộ trưởng Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã tái khẳng định kết quả ý nghĩa về chiến lược, kinh tế đã ký từ Thỏa thuận TPP ở Auckland, New Zealand ngày 4/2/2016, nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao như một cách thức để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các thành viên, cũng như tạo ra cơ hội cho người lao động, gia đình, nông dân, thương nhân và người tiêu dùng.
  1. Vào tháng 5, các bộ trưởng đã đề cao nhiệm vụ gắn kết với một tiến trình tiếp cận các lựa chọn, nhằm thúc đẩy một hiệp định toàn diện, chất lượng cao phải nhanh chóng thành hiện thực. Trong suốt nhiều tháng, các quan chức đã nỗ lực để đạt một kết quả cân xứng, trong đó duy trì những lợi ích đáng kể của TPP.
  1. Các bộ trưởng vui mừng thông báo đã đồng thuận các điểm cốt lõi của Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ châu Á – Thái Bình Dương (CPTPP). Các bộ trưởng đồng ý với phụ lục I và II, trong đó có sự kết hợp với các điều khoản của TPP, trừ ngoại lệ là một số điều khoản hạn chế sẽ bị vô hiệu hóa. Phụ lục này cũng bao gồm một danh sách của bốn yếu tố cụ thể phục vụ cho việc tạo ra tiến trình bền vững, nhưng đặt nguyên tắc đồng thuận lên trước hết trong việc ký kết.
  1. Các bộ trưởng nhất trí rằng CPTPP giữ nguyên các tiêu chuẩn cao, tính cân bằng nói chung và tính toàn vẹn của hiệp định TPP, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích thương mại và các lợi ích khác của tất cả các bên tham gia, và bảo toàn các quyền kiểm soát, bao gồm tính linh hoạt của các nước tham gia để đặt ra các ưu tiên về pháp lý và quản lý. Các bộ trưởng cũng khẳng định quyền của mỗi nước tham gia để bảo toàn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa của riêng mỗi nước. Các bộ trưởng cho rằng CPTPP phản ánh được khát vọng của các nước tham gia để thực hiện các kết quả của TPP.
  1. Các bộ trưởng xác nhận những công cụ pháp lý được đề xuất trong hiệp định CPTPP cho phép các bên tham gia chủ động hành động tại thời điểm thích hợp để đạt được các mục tiêu mà các bên cùng chia sẻ. Các bộ trưởng tái khẳng định CPTPP thể hiện cam kết của họ với mở cửa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, và tăng cường hộ nhập kinh tế khu vực.
  1. Về Điều 6 của CPTPP, các bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng quy mô của quá trình xem xét có thể mở rộng sang các đề xuất để sửa chữa CPTPP nhằm phản ánh các tình huống có liên quan đến tình trạng của TPP.
  1. Ngoài ra, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các tài liệu đã ký kết bên lề giữa 11 nước tham gia TPP sẽ được giữ nguyên về mặt nguyên tắc, trừ khi các bên liên quan có quyết định ngược lại.
  1. Các bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các quan chức tiếp tục các hoạt động kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực để giải quyết các điểm chưa đạt được đồng thuận, cũng như xác minh tính pháp lý của các văn bản tiếng Anh và các bản dịch để chuẩn bị hoàn thiện văn bản cuối cùng cho việc ký kết.
  2. Các bộ trưởng công nhận mỗi quốc gia có thể theo đuổi các tiến trình riêng trong nội bộ quốc gia, bao gồm lấy ý kiến nhân dân, trước khi ký kết.

Nguồn: international.gc.ca

Đại biểu Quốc hội: Xây dựng đặc khu cần minh bạch hơn miễn thuế
Trả lời

Việt Nam đang soạn thảo một dự án Luật cho hoạt động của ba đặc khu kinh tế đặc biệt, trong đó bao gồm nội dung về miễn giảm tiền thuê đất và miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, theo ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, dự luật này không cần thiết.

Đại biểu Lê Thanh Vân, trong cuộc họp vào ngày thứ Tư tại Hà Nội cho rằng, các đặc khu kinh tế đặc biệt (SEZs) gồm Vân Đồn tại Quảng Ninh, Bắc Vân Phong ở Khánh Hòa và Phú Quốc ở Kiên Giang, đều là các vị trí đắc địa ở phía bắc, phía nam và trung tâm của đất nước. Nhà nước đã đầu tư hạ tầng rất nhiều vào đây, giờ lại miễn tiền thuê mặt đất, mặt nước, miễn giảm thuế thì không công bằng.

Dự luật đưa ra mức miễn giảm tiền thuê đất trong thời hạn 70 năm, và trong một số trường hợp, thời hạn có thể được kéo dài đến 99 năm nếu có Quyết định chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu Lê Thanh Vân lập luận rằng thời gian cho thuê đất lên tới 99 năm là “không ổn” vì ba địa danh dự định thành lập đặc khu đều ở vị trí nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Đại biểu cho rằng, thu hút đầu tư bằng cách miễn thuế, miễn tiền cho thuê đất là không cần thiết, mà quan trọng nhất là phải minh bạch trong đầu tư

“Ưu đãi về thuế nhưng hành xử của bộ máy chính quyền tham nhũng, phiền hà thì khoản được miễn giảm đó có khi còn ít hơn tiền mà doanh nghiệp phải chi ra để vận động”.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cũng đồng quan điểm với đại biểu Lê Thanh Vân

“Giao đất quá dài, lên tới 99 năm thì sau này con cháu chúng ta xử lý thế nào nếu có liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh? Cần quy định rõ chúng ta không đánh đổi chủ quyền cho phát triển kinh tế”, ông Khuê nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ tiếp tục được hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 (khai mạc ngày 20/5).

Theo nội dung dự luật, đặc khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn sẽ tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, du lịch và dịch vụ, dự kiến giải quyết việc làm cho 132.000 người và đóng góp 4 tỷ USD cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2030.

Đặc khu kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong sẽ chuyên về công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, hậu cần, du lịch và tài chính. Dự kiến đặc khu này sẽ tạo ra 65.000 việc làm và đóng góp 2,2 tỷ USD cho ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2030.

Đặc khu kinh tế đặc biệt Phú Quốc sẽ thu hút các nhà đầu tư về du lịch, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe với dự kiến lực lượng lao động là 57.600 người, đóng góp khoảng 3,3 tỷ USD trong cùng thời kỳ.

Nguồn: Nhân Dân Online

Việt Nam sẽ trở thành “con hổ” của nền kinh tế châu Á
Trả lời

Bài viết mới đăng tải trên Bloomberg với nhiều nhận định lạc quan về nền kinh tế Việt Nam viết, tiền đổ vào quốc gia Đông Nam Á này từ các nhà sản xuất Samsung và Intel mang lại cho Việt Nam cơ hội lần thứ 2 trở thành “con hổ” tiếp theo của châu Á. Kể từ khi mở cửa “Đổi mới” vào những năm 1980s, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng vượt 7%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng suy yếu nhiều do ảnh hưởng của nợ xấu tại khu vực doanh nghiệp quốc doanh nền.

Theo PricewaterhouseCoopers (PwC), Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn từ nay đến năm 2050. Không chỉ nhờ lợi thế nhân công giá rẻ đang dần thay thế quốc gia láng giềng Trung Quốc, Việt Nam còn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa 2 nước Nhật – Trung.

“Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á”, Vikram Nehru – một chuyên gia cao cấp của Quỹ Carnegie Endowment for International Peace nhận định. Theo vị chuyên gia này, Việt Nam có tất cả các yếu tố để phát triển nhanh chóng nếu giải quyết được những thách thức trong khu vực nhà nước.

Việt Nam có thể trở thành “Ngôi sao khu vực sông Mê Kông”

Các dấu hiệu cho thấy sức mạnh của nền kinh tế đang ngày càng được cải thiện như: Trong năm 2014, Việt Nam đã vượt các đối tác trong khu vực bao gồm cả các đối thủ có truyền thống lâu đời như Thái Lan, Malaysia để vượt lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng mạnh trong 14 năm qua, giải ngân đạt 12,35 tỷ USD trong năm 2014, tăng 7,4% so với năm trước và 2,4 tỷ USD so với năm 2000. Hoạt động của Samsung tại phát triển mạnh đến mức mà Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp này vận hành riêng một cảng vận chuyển tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Các nhà sản xuất trên thế giới cũng đang trong xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc tới Việt Nam. Đơn cử có thể kể tới như Nhà sản xuất máy in của Nhật Bản là Kyocera, một đơn vị của Tập đoàn Kyocera có kế hoạch tăng gấp 4 lần công suất sản xuất máy in tại Việt Nam vào năm 2018. Theo kế hoạch, một phần hoạt động tại Trung Quốc của Kyocera cũng sẽ được chuyển tới Hải Phòng trong tháng 8 này.

“Việt Nam sẽ thay thế Thái Lan để trở thành ngôi sao của khu vực sông Mê Kông”, Tim Condon – Chuyên gia của ING Groep NV đã nhận xét như trên khi đề cập đến những nền kinh tế trong khu vực sông Mê Kông bao gồm các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Xuất khẩu của Thái Lan tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997-1998 nhưng đã suy giảm nhiều trong 2 năm gần đây. Ở vị thế ngược lại, trong năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 14%.

Ngân hàng ANZ mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng GDP lên 6,5% trong năm 2015 và những năm tới nhờ doanh số bán lẻ tăng mạnh, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và xây dựng. “Cơ cấu kinh tế đang được chuyển đổi từ nông nghiệp sang sản xuất. Bạn có thể nhìn thấy rõ tiến trình này đang diễn ra tại Việt Nam”, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết.

Hưởng lợi khi Trung Quốc tăng lương

“Việt Nam hưởng lợi khi Trung Quốc mất đi khả năng cạnh tranh của mình do tăng lương và đồng tiền tăng giá”, chuyên gia Frederic Neumann của HSBC Holdings Plc nhận định. “Với việc trở thành thị trường thay thế sớm nhất của Trung quốc, Việt Nam đang có lợi thế là người đi tiên phong và bắt đầu phát huy thế mạnh đó”, Frederic nói.

Theo một báo cáo của PwC, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức trung bình 5,3% trong giai đoạn 2014-2050, chỉ thấp hơi so với Nigeria. Trong khi đó, tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 4%. Chỉ số chứng khoán của Việt Nam đã tăng 5,5% trong năm nay, cao hơn so với 4,1% của Indonesia, 2,4% của Malaysia và 2,2% của Thái Lan.

Dân số trẻ là một lợi thế lớn cho Việt Nam. Theo Liên Hiệp quốc, khoảng 13% dân số của Trung Quốc trong năm 2012 đã trên 60 tuổi, so với Việt Nam chỉ khoảng 9%. Hơn 40% trong 90 triệu dân Việt Nam của Việt Nam đang trong độ tuổi 15-49.

Bên cạnh đó, mức lương tại Việt Nam cũng được đánh giá là khá cạnh tranh. Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế, mức lương trung bình hàng tháng ở Việt Nam là 197 USD trong năm 2013, thấp hơn so với mức 391 USD của Thái Lan và 613 USD của Trung Quốc. Mức chênh lệch lương giữa các quốc gia có xu hướng mở rộng. Theo ước tính của Economist Intelligence Unit, chi phí lao động sản xuất mỗi giờ của Trung Quốc năm 2019 sẽ cao hơn 177% so với Việt Nam, tăng từ mức 147% trong năm 2012.

Còn nhiều thách thức phải đối mặt

John Hawksworth, một trong những chuyên gia của PwC cho rằng, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng từ các khoản nợ xấu trong bối cảnh Chính phủ đang có nhiều nỗ lực tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp quốc doanh. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu kỹ năng và tiềm ẩn tình trạng tham nhũng. Việt Nam hiện đứng thứ 119 trong số 175 quốc gia và vũng lãnh thổ trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2014. Trung Quốc đứng thứ 100. Trong khi đó, Việt Nam cũng phải chịu cạnh tranh từ các nước Đông Nam Á khác như Philippines và Malaysia để giành được các hợp đồng sản xuất.

“Không chắc chắn rằng Việt Nam sẽ phát huy hết tiềm năng của mình”, Hawksworth nói. “Dù có vị trí địa lý tốt nhưng Việt Nam phần nào vẫn chưa tận dụng được lợi thế đó nếu tính theo GDP bình quân đầu người”.

Phần lớn những hoạt động sản xuất được chuyển giao cho Việt Nam có giá trị gia tăng thấp như dệt may, đồ nội thất, linh kiện điện tử… Trong khi đó, Trung Quốc đang dần nâng cao giá trị của mình. “Năng suất của các ngành sản xuất tại Việt Nam rất thấp là cản trở lớn nhất cho việc phát triển hơn nữa của Việt Nam”, Karel Eloot – chi nhánh Thượng Hải Karel Eloot của McKinsey & Co nhận định.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam hiện cũng đang cố gắng giải quyết những khó khăn lớn nhất trong nền kinh tế. Theo một lãnh đạo từ Bộ Tài chính, Việt Nam sẽ chào bán một lượng lớn cổ phiếu các công ty nhà nước trong năm nay. Theo Moody’s, cổ phần của 280 doanh nghiệp nhà nước được chào bán sẽ là điểm tích cực đối với hệ thống ngân hàng của nước này.

Một trong số các điểm tích cực khác là, Việt Nam đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác Chiến lược Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nguồn: Dân Trí

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020
Trả lời

Phát biểu tại Diễn đàn vào ngày 15/5, tại Hà Nội, , Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu bật những thành quả trong phát triển kinh tế trong những tháng đầu năm 2018, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, là mức cao nhất của quý I trong 10 năm trở lại đây. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng đầu năm duy trì ở mức thấp, tăng 2,8%. Thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng ổn định, thanh khoản toàn hệ thống được đảm bảo.

Giải ngân vốn FDI ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 41,2 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký ước đạt khoảng 412 nghìn tỷ đồng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; xuất siêu ước đạt khoảng 3,39 tỷ USD…”

GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Năm 2017, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD, năm 2018 theo ông Mại vốn FDI thực hiện sẽ đạt khoảng 19 tỷ USD.

Ông Warrick Cleine – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam cũng vui mừng chứng kiến niềm tin của nhà đầu tư ngày càng mạnh hơn với nền kinh tế Việt Nam. Một số dự báo của các tổ chức quốc tế đặt mức tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 vào khoảng 6,85%, thậm chí một vài năm dự kiến sẽ lên mức 7%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rõ các tác động có thể xảy ra do các vấn đề nội bộ của nền kinh tế và ảnh hưởng bên ngoài.

Đất nước ta đang hướng tới tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa các tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại, đặc biệt là các kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mục tiêu xây dựng quốc gia công nghiệp hiện đại với nền kinh tế thị trường tiên tiến.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh cần thiết phải có sự nỗ lực chung của tất cả các cấp các ngành, cũng như mọi thành phần kinh tế trong việc duy trì xu hướng tăng trưởng không chỉ trong năm 2018 mà còn trong những năm tiếp theo.

Nguồn: Nhân Dân Online

Lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam từ CPTPP và EVFTA
Trả lời

Ngành thủy sản Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội xuất khẩu khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào thực thi.

Ông Vương Đức Anh, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, CPTPP và EVFTA là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với giá trị cốt lõi là tạo thuận lợi thương mại thông qua việc cắt giảm thuế quan.

Đối với mặt hàng thủy sản, Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) với lộ trình dài nhất là 7 năm, cá ngừ đóng hộp áp dụng hạn ngạch thuế quan là 11.500 tấn; trong Hiệp định CPTPPP, Canada và Peru sẽ xóa bỏ thuế quan hoàn toàn về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số nước khác cắt giảm thuế theo lộ trình, lâu nhất là 16 năm.

Theo ông Vương Đức Anh, việc ký kết EVFTA và CPTPP là cơ hội để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru, Mexico…Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam so với nhiều đối thủ chưa tham gia các FTA.

Tương tự với mặt hàng tôm, Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu tôm với thị phần 14%, đứng đầu là Ấn Độ với 15% thị phần. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải thành viên CPTPP, quá trình đàm phán FTA giữa Ấn Độ và EU cũng đang bị tạm ngưng.

Các chuyên gia nhận định, ngành thủy sản Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội nâng cao công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu. Đặc biệt, việc tham gia các FTA thế hệ mới yêu cầu Nhà nước phải cải cách thể chế, từ đó doanh nghiệp có môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay tại thị trường nội địa; đối mặt với các các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và quy tắc xuất xứ khá chặt chẽ. Để tận dụng tốt lợi thế mà EVFTA và CPTPP mang lại, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong trung và dài hạn, nhanh chóng đổi mới công nghệ để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu mới có thể phát triển bền vững./.

Nguồn: VASEP

Bản tin pháp luật số 19/2018
Trả lời

Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước
Trả lời

Ngày 12/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2018/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.
Theo đó, Nghị định số 66/2018/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước như sau:
1. Hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước được trích 5% số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị theo quy định. Kiểm toán Nhà nước sử dụng số kinh phí 5% để chi cho các nội dung sau: Chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước không vượt quá 0,8 lần mức lương do Nhà nước quy định.
2. Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Có thể thấy, Nghị định số 66/2018/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể và rõ ràng về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước, qua đó thể hiện rõ sự quan tâm, khuyến khích đối với các đối tượng này nhằm nâng cao tinh thần, chất lượng đời sống cho các cán bộ nhân viên, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát
Trả lời

Ngày 10/05/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn số 602/TTg-CN về một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh, xuất khẩu tài nguyên cát. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các nội dung cụ thể như sau:
1. Không xuất khẩu khoáng sản thô (bao gồm cả cát); chỉ xuất khẩu các loại sản phẩm đã qua chế biến sâu, có giá trị. Đối với sản phẩm cát trắng silic, cát vàng làm khuôn đúc đã qua sơ chế nhưng đã ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài trước ngày 15/9/2017, phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất khẩu hiện hành được tiếp tục xuất khẩu.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tổng thể về cung cầu cát trắng silic trên thế giới và trong nước; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp khai thác, chế biến, sử dụng hiệu quả, bền vững phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; khẩn trương điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với quy định; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách về thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý tài nguyên cát.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ liên quan nghiên cứu tổng thể quy hoạch các loại khoáng sản, trong đó có cát.
Có thể thấy, thông qua việc ban hành Công văn số 602/TTg-CN, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể và kịp thời, qua đó góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên cát phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời đảm bảo giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường.