Ngày 12/05/2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt năm 2017. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.
Theo đó, Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về danh mục phụ kiện phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt trong đó bao gồm 17 chi tiết cho đầu máy toa xe và 6 chi tiết kết cấu hạ tầng đường sắt cũng như niên hạn sử dụng của các phương tiện giao thông đường sắt như sau:
1. Đối với đầu máy, toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị: Không quá 40 năm;
2. Đối với toa xe chở hàng chạy trên đường sắt chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: Không quá 45 năm;
3. Đối với phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu phương tiện đã qua sử dụng không quá 10 năm đối với toa xe chở khách, đầu máy, toa xe đường sắt đô thị và không quá 15 năm đối với toa xe chở hàng.
Thời điểm tính niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt được tính từ thời điểm phương tiện đóng mới được cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm hoặc chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất.
Bằng các quy định chi tiết và cụ thể, có thể thấy, Nghị định số 65/2018/NĐ-CP hướng tới việc đảm bảo vấn đề an toàn khi các phương tiện lưu thông trên đường sắt, tránh trường hợp các phương tiện hết thời hạn sử dụng vẫn được đưa vào hoạt động gây mất an toàn đường sắt.
Ngày 14/05/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BKHĐT quy định về thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19/06/2018.
Theo đó, Thông tư số 02/2018/TT-BKHĐT quy định cụ thể một số nội dung như sau:
1. Chủ đầu tư ký hợp đồng trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng với hộ dân, nhóm hộ tham gia trồng rừng bao gồm hướng dẫn thiết kế kỹ thuật, dự đoán công trình lâm sinh được duyệt. Người dân khi được giao khoán đất trồng rừng, phát triển rừng có thể tự trồng rừng trước và được hỗ trợ sau theo định mức quy định.
2. Đối với đất lâm nghiệp đã giao cho người dân ổn định lâu dài, người dân được tự trồng rừng trước. Diện tích trồng thành rừng sẽ được ưu tiên đưa vào dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ vốn theo quy định.
3. Đối với đất trồng rừng của các công ty nông, lâm nghiệp đã được cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ khi nhận hỗ trợ để thực hiện dự án trồng rừng thì khoán ổn định lâu dài cho hộ gia đình.
4. Đối với việc trồng cây phân tán, chủ đầu tư tổ chức ươm cây hoặc ký hợp đồng mua cây giống, lập kế hoạch trồng, tổ chức cho các đối tượng tham gia đăng ký trồng, trong đó xác định rõ địa điểm trồng, thời gian trồng, loại cây trồng.
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 02/2018/TT-BKHĐT đã kịp thời hướng dẫn cụ thể về chính sách bảo vệ, phát triển rừng theo hướng khuyến khích triển khai các dự án bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh đối với các chủ đầu tư, đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân trong khu vực thực hiện các dự án này.
Ngày 07/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 22/06/2018.
Theo đó, Nghị định số 64/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
1. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm quy định theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản gồm các vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; mua bán thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản quá hạn sử dụng; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi; khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; quản lý chất lượng giống vật nuôi;
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.
Bằng các quy định chi tiết và cụ thể, so với các văn bản trước đây, Nghị định số 64/2018/NĐ-CP có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi chế biến thức ăn dùng trong chăn nuôi và thủy sản mất an toàn thực phẩm, qua đó bảo vệ cho sức khỏe của người tiêu dùng cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm nông – lâm – thủy sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Ngày 07/05/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 (OCOP). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ này có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 05 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.
Có thể thấy, thông qua việc phê duyệt Quyết định số 490/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đang hướng đến mục tiêu phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Ngày 28/03/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2018/TT-BTC quy định về lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/5/2018.
Theo đó, Thông tư số 29/2018/TT-BTC đã đưa ra một số nội dung quan trọng nổi bật như sau:
– Kinh phí phải được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
– Thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
– Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp tiêu chuẩn, quy định;
– Nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Đơn vị đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
– Đề án chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước;
– Trong 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ không thuộc một trong các trường hợp sau: đã chủ trì đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”, giao nộp sản phẩm không đúng hạn mà không có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, sử dụng kinh phí đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ không theo quy định hiện hành
– Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: mức chi từ 70% đến 100%;
– Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất: mức chi 100%;
– Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ: mức chi 70%;
– Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu: mức chi từ 50% đến 100%;
– Hỗ trợ trong việc xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm: mức chi 100%;
– Chi quản lý Chương trình đề án công nghiệp hỗ trợ: mức chi từ 1.5% đến 4%;
Bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Thông tư số 29/2018/TT-BTC có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí của Nhà nước trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Ngày 24/04/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12/06/2018.
Theo đó, Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định các hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 03/2018/TT-BXD đã siết chặt các quy định về quản lý xây dựng, qua đó thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các dự án đầu tư và xây dựng.
Ngày 24/04/2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 09/06/2018.
Theo đó, Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP quy định một số điều kiện được tha tù trước thời hạn đối với người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cụ thể như sau:
Như vậy Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP đã cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Hình sự, là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quyết định về tha tù trước thời hạn đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đồng thời, Nghị quyết này cũng được đánh giá là động lực để những người đang chấp hành án phạt tù cải tạo tốt và sớm trở về, hòa nhập với cộng đồng.
Ngày 02/05/2018, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 169/QĐ-VKSTC ban hành quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Quyết định số 169/QĐ-VKSTC xác định mục đích của công tác thực hành quyền công tố như sau:
Thông qua quy chế tạm thời về mục đích công tác của ngành kiểm sát về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố ban hành kèm theo Quyết định số 169/QĐ-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản, là kim chỉ nam trong việc thực hiện các hoạt động nói trên, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng “Nhà nước sát dân, gần dân, nghe dân, học dân, phục vụ kịp thời lợi ích chính đáng của nhân dân”.
Ngày 02/05/2018, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ban hành quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Quyết định số 170/QĐ-VKSTC xác định mục đích của công tác thực hành quyền công tố như sau:
Thông qua quy chế tạm thời về mục đích công tác của ngành kiểm sát về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra và giám định ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-VKSTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa nâng cao chất lượng thực hiện hoạt động điều tra giám định, tạo điều kiện thuận lợi để công tác xét xử “đúng người, đúng tội”.