Ngày 26/05/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019 – 2021. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 quy định mức chi phí trong hoạt động quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019 – 2021 như sau:
Như vậy, Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 đã đưa ra mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cụ thể gắn với từng giai đoạn, điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước, qua đó góp phần sử dụng ngân sách tiết kiệm và hiệu quả.
Ngày 23/05/2018, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW đưa ra những cải cách quan trọng như sau:
Như vậy, Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đưa ra những biện pháp cải cách quan trọng đối với chính sách bảo hiểm xã hội, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của chính sách bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.
Ngày 22/05/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/07/2018.
Theo đó, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như sau:
Thông qua các quy định cụ thể, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP hướng tới giảm thiểu tối đa các chương trình giảm giá khuyến mại, cạnh tranh không lành mạnh đã tạo nên ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thị trường trong thời gian vừa qua.
Ngày 24/05/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 10/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/07/2018.
Theo đó, Thông tư số 10/2018/TT-BCT quy định chi tiết khung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và quy trình tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp cụ thể như sau:
– Thời lượng đào tạo: tối thiểu 08 tiếng;
– Nội dung chương trình: Tổng quan về bán hàng đa cấp; pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; quy tắc đạo đức nghề nghiệp bán hàng đa cấp; pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; pháp luật về quảng cáo.
– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký kiểm tra, xác nhận kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp theo quy định;
– Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, phương thức kiểm tra;
– Thông báo kế hoạch kiểm tra;
– Tổ chức kiểm tra;
– Đánh giá kết quả kiểm tra;
– Thông báo kết quả kiểm tra.
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 10/2018/TT-BCT đã cụ thể hóa nội dung về tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật kinh doanh đa cấp được Nhà nước đề ra trong Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, qua đó đảm bảo các cá nhân, tổ chức sau khi tham gia các lớp đào tạo có đầy đủ kiến thức pháp lý cơ bản để thực hiện các hoạt động kinh doanh đa cấp đúng pháp luật.
Ngày 04/05/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18/06/2018.
Theo đó, Thông tư số 41/2018/TT-BTC quy định về kiểm kê, phân loại tài sản trước khi doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa như sau:
– Tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, chậm luân chuyển, tài sản chờ thanh lý.
– Tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có).
– Tài sản thuê, mượn, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, tài sản nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp.
– Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất theo quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
– Tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu (các cơ sở nhà đất của các đơn vị sự nghiệp có thu theo pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước), tài sản hoạt động sự nghiệp.
– Tài sản chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.
– Các khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, các hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất.
– Tài sản khác (nếu có).
Bằng những quy định chi tiết và cụ thể, Thông tư số 41/2018/TT-BTC được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trước khi tiến hành cổ phần hóa, qua đó đảm bảo tính minh bạch của hoạt động này, tránh gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Ngày 29/05/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1158/QĐ-NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quyết định này có hiệu lực kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6 năm 2018.
Theo đó, Quyết định số 1158/QĐ-NHNN quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;
– Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Như vậy, so với các văn bản trước đây, Quyết định số 1158/QĐ-NHNN đã điều chỉnh theo hướng tăng mức dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, quản trị rủi ro tốt hơn trên thị trường tài chính.
Ngày 29/05/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 14/2018/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/07/2018.
Theo đó, Thông tư số 14/2018/TT-NHNN quy định các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:
– Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam thấp hơn so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
– Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng tín dụng nông nghiệp, nông thôn bình quân đạt mức từ 40% trở lên nhưng không có nhu cầu áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hỗ trợ thì không áp dụng các quy định về dự trữ bắt buộc.
Bằng các quy định rõ ràng và cụ thể, Thông tư số 14/2018/TT-NHNN đã xây dựng những điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó hỗ trợ sự phát triển của ngành nông nghiệp, đảm bảo cuộc sống cho người nông dân.
Ngày 18/05/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ làm việc tại ngân hàng như sau:
– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có bằng đại học trở lên về ngành công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành phù hợp đối với kiểm toán viên công nghệ;
– Có kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu là 02 năm đối với kiểm toán viên nội bộ và 03 năm đối với Trưởng kiểm toán nội bộ; có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghệ thông tin tối thiểu là 02 năm đối với kiểm toán viên công nghệ.
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro tại các định chế tài chính, qua đó góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động đảm bảo an toàn tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho các cá nhân, tổ chức khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Ngày 28/05/2018, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công văn số 5559/BGTVT-QLDN về báo cáo tình hình công bố và công khai thông tin trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 5559/BGTVT-QLDN đề ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực giao thông như sau:
Thông qua các nội dung trong Công văn số 5559/BGTVT-QLDN, Bộ Giao thông vận tải đã thể hiện sự quan tâm tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải để nhanh chóng nắm bắt các cơ hội phát triển, mở rộng kinh doanh.