Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Luật Chuyển giao công nghệ chính thức có hiệu lực
Trả lời

Ngày 19/06/2017 Quốc hội đã ban hành Luật số 07/2017/QH14 quy định về Chuyển giao công nghệ. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật số 07/2017/QH14 tập trung  chủ yếu vào việc bổ sung cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; sửa đổi quy định về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Đặc biệt, Luật này đã có những bổ sung về giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quy định về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; sửa đổi quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ. Các nội dung chính,cơ bản biểu hiện vào 5 nhóm vấn đề lớn, cụ thể như sau:

  1. Về chính sách của nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ (CGCN) Bao quát được một cách đầy đủ tất cả những định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, xu hướng cũng như tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có yêu cầu của KH&CN. Đồng thời cũng lựa chọn, xử lý được những vấn đề phát sinh căn bản liên quan đến việc tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp, khuyến khích CGCN. Bên cạnh đó, các quy định về kiểm soát được thực trạng công nghệ và ngăn chặn công nghệ lạc hậu để đảm bảo phát triển xanh và bền vững đất nước cũng được đặt ra;
  2. Nhóm vấn đề về quản lý CGCN, quản lý công nghệ thông qua khuyến khích chuyển giao công nghệ, hạn chế chuyển giao và cấm chuyển giao. Quy định như vậy vẫn đảm bảo “tính  thông thoảng “ như  quy định tại Luật chuyển giao công nghệ  năm 2006  nhưng vẫn kiểm soát được trong tinh hình kinh tế xã hội đất nước hiện nay. Các quy định về hợp đồng CGCN cũng được cụ thể chi tiết hơn, rõ ràng và phù hợp với xu thể hội nhâp quốc tế như việc: Chủ thể ký kết không bị giàng buộc bởi giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt;
  3. Tập trung giải quyết căn cơ yêu cầu về công tác thẩm định CGCN;
  4. Quy định rõ về các biện pháp khuyến khích thúc đẩy CGCN, tạo điều kiện phát triển thị trường công nghệ một cách đồng bộ, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ;
  5. Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với CGCN trong tất cả yêu cầu công việc, từ quản lý công nghệ, quản lý khuyến khích CGCN, cấm, hạn chế chuyển giao đến xem xét một cách thấu đáo trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

Có thể thấy, Luật số 07/2017/QH14 đã có những quy định chi tiết rõ ràng và phù hợp với xu thể hội nhâp quốc tế  hơn so với các quy định tước đây về chuyển giao công nghệ, qua đó được kỳ vọng  sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, cơ chế hỗ trợ đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ trong kinh doanh sản xuất.

Quy định mới về quản lý nợ công
Trả lời

Ngày 23/11/2017, Quốc hội đã ban hành Luật số 20/2017/QH14 quy định về quản lý nợ công. Luật này có hiệu lực kể tư ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật số 20/2017/QH14 có những nội dung mới đáng chú ý cụ thể như sau:

  1. Nhiệm vụ chủ trì, tổ chức, thực hiện vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính;
  2. Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công, chương trình quản lý nợ công và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với những nội dung, trình tự cụ thể việc lập, quyết định và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với các chỉ tiêu đề ra;
  3. Làm rõ thông tin báo cáo, thời gian báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc cung cấp và công bố thông tin nợ công;
  4. Bổ sung khái niệm mới về “ngưỡng cảnh báo nợ công”. Cụ thể, bên cạnh khái niệm “trần nợ công” đã có trước đây, khái niệm “ngưỡng để cảnh báo nợ công” khi mức nợ công tiến gần đến mức trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý, kiểm soát. Mức ngưỡng nợ công do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;
  5. Điều kiện được bảo lãnh chính phủ được siết chặt đối với từng nhóm đối tượng, bổ sung quy định về quản lý rủi ro bảo lãnh chính phủ. Việc quản lý nợ chính quyền địa phương cũng được quy định chặt chẽ, xác định rõ trách nhiệm, điều kiện vay và trả nợ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, về xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nợ công, Luật số 20/2017/QH14 cũng quy định  người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải giải trình và chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy Luật số 20/2017/QH14 về quản lý nợ công đã có những quy định tiến bộ, chi tiết và rõ ràng hơn so với những quy định trước đây, điều này được kỳ vọng sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như tăng cường sự minh bạch, chặt chẽ của quản lý Nhà nước trong các hoạt động này.

Quy định mới về thiệt hại được bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Trả lời

Ngày 20/06/2017 Quốc hộ đã ban hành Luật số 10/2017/QH14 quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật số 10/2017/QH14 đã quy định về thiệt hại được bồi thường thuộc Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, cụ thể như sau:

Về phương thức quy định các thiệt hại được bồi thường, Luật này quy định về các thiệt hại được bồi thường theo hướng quy định chi tiết, cụ thể các loại thiệt hại cũng như cách thức xác định, căn cứ xác định từng loại thiệt hại được bồi thường mà không quy định theo hướng mang tính khái quát, hay mang tính nguyên tắc chung. Phương thức quy định này là phù hợp với định hướng rút ngắn thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường mà số 10/2017/QH14 quy định vì để có thể rút ngắn thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường, thì các loại thiệt hại cần phải được quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh thiệt hại cũng như thương lượng việc bồi thường trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

Trong từng nhóm thiệt hại được bồi thường Luật số 10/2017/QH14 quy định thêm nhiều loại thiệt hại cụ thể được bồi thường. Việc bổ sung thêm các loại thiệt hại được bồi thường là bởi, trên thực tiễn đã phát sinh nhiều loại thiệt hại mà thực tế người bị thiệt hại đã phải gánh chịu nhưng không được bồi thường do Luật TNBTCNN 2009 chưa có quy định.

Bên cạnh đó, Luật này cũng quy định tăng mức thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong một số trường hợp như: bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; sức khỏe bị xâm phạm; bị khởi tố, truy tố, xét xử mà không bị tạm giữ, tạm giam; bị xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo mà không bị tạm giữ, tạm giam. Việc tăng mức bồi thường cho các thiệt hại nêu trên cho phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, cũng như bảo đảm hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

Có thể thấy, Luật số 10/2017/QH14 đã có những quy định mới tiến bộ, rõ ràng và chi tiết hơn so với các quy định trước đây về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, điều này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao sự minh bạch, công bằng cũng như phát huy tốt trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong các hoạt động quản lý kinh tế – xã hội.

Quy định về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
Trả lời

Ngày 26/06/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2018/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó Nghị định số 92/2018/NĐ-CP quy định về Quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ, trong đó nêu rõ  các khoản chi của Quỹ tích lũy – quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước trả nợ , được chi cho các trường hợp cụ thể như sau:

  1. Chi trả nợ nước ngoài, phí đối với khoản vay về cho vay lại, trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ phải hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng;
  2. Ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  3. Chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  4. Chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo;
  5. Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi trên, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ.

Có thể thấy, Nghị định số 92/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy, đặc biệt việc quản lý chặt chẽ những khoản chi của Quỹ tích lũy, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn, thanh khoản và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước
Trả lời

Ngày 31/12/2017, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 27/2017/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2018

Theo đó, Thông tư số 27/2017/TT-NHNN đãcó những sửa đổi, bổ sung mới quan trọng như sau:

  1. Loại bỏ Ngân hàng Phát triển Việt Nam khỏi danh sách các tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng: Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng chỉ còn Công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán.
  2. Bổ sung đối tượng khai thác thông tin tín dụng, cụ thể: Các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài được khai thác các sản phẩm thông tin tín dụng về doanh nghiệp, bao gồm những thông tin được công khai theo quy định của pháp luật trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dịch vụ ký kết với CIC.
  3. Bổ sung quyền và nghĩa vụ của Trung tâm thông tin tín dụng: Ký kết biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác hoặc hợp đồng dịch vụ với các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi nước, để hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi sản phẩm thông tin tín dụng

Có thể thấy, Thông tư số 27/2017/TT-NHNN đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng, qua đó góp phần hoàn thiện những quy định trong hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bản tin pháp luật số 24/2018
Trả lời

Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu cơ cấu nợ của doanh nghiệp
Trả lời

Ngày 18/6/2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/8/2018.

Theo đó, ngoài các về nguyên tắc mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như:

  1. Thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp và các quy định có liên quan;
  2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xếp hạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu và có quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định;
  3. Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về góp vốn, mua cổ phần khi mua trái phiếu chuyển đổi;
  4. Sử dụng đồng tiền Việt Nam trong giao dịch mua trái phiếu doanh nghiệp;
  5. Không được vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác để mua trái phiếu doanh nghiệp;

Thông tư số 15/2018/TT-NHNN còn quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.

Có thể thấy, Thông tư số 15/2018/TT-NHNN đã bổ sung, hoàn thiện quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tính dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều này ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tăng cường chống kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng
Trả lời

Ngày 19/06/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTG  về Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do thủ tướng chính phủ ban hành. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Chỉ thị số 17/CT-TTG quy định một nội dung chính, đáng chú ý như sau:
1.      Bộ Y tế: Tăng cường quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khỏe con người; đề xuất thực hiện thống nhất và xã hội hóa công tác giám định, kiểm định; thực hiện kết nối một cửa quốc gia, chủ động chia sẻ thông tin về cấp phép, quản lý đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng chống hiệu quả buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng thuộc phạm vi quản lý.
2.      Bộ Công Thương: Tăng cường quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số để kinh doanh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các cơ quan chức năng, các chủ thể quyền, xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
3.      Bộ Khoa học và Công nghệ: Tăng cường công tác kiểm tra nhà nước về đo lường chất lượng và ghi nhãn hàng hóa, phối hợp tích cực với các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.
Như vậy, Chỉ thị đã có những chỉ đạo chi tiết và kịp thời nhằm tăng cường sự giám sát, quản lý của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong việc phòng chống gian lận thương mại cũng các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Quy định mới đối với hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu các loại khí
Trả lời

Ngày 15/06/2018 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 87/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.

Theo đó Nghị định số 87/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện đối với thương nhân xuất nhập khẩu khí cũng như điều kiện sản xuất, chế biến khí, cụ thể như sau:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  2. Cơ sở sản xuất, chế biến khí được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
  3. Dây chuyền, máy, thiết bị đã được kiểm định theo quy định;
  4. Có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  5. Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, Nghị định số 87/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán khí cũng như việc xuất nhập khẩu các loại khí ra nước ngoài, thông qua đó, các quy định này được kỳ vọng sẽ tăng cường sự chặt chẽ và hiệu của của hệ thống quản lý của nhà nước trong các hoạt động này.

Quy định mới việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
Trả lời

Ngày 15/ 06/ 2018, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như sau:

  1. Thương nhân được Bộ Công thương cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc được Bộ Công thương thông báo bằng văn bản quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc ghi trong thông báo quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu;
  2. Đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
  3. Các trường hợp pháp dụng phương thức điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu khác với phương thức quản lý thì được thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Công thương;
  4. Thuế suât thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định của Chính phủ;

Bên cạnh đó, Nghị định này còn quy định các đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, cụ thể là:

  1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu;
  2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận;
  3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm;
  4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính;

Ngoài ra, đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô Bộ Công thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định điểm phân giao hạn ngạch thuế.

Như vậy, Thông tư 12/2018/TT-BCT đã có quy định khá chi tiết về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu với các hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế, đồng tời cũng nêu rõ các hàng hóa được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, qua đó, tạo cơ sở để áp dụng pháp luật Thuế cụ thể đối với từng mặt hàng, hạn chế sự gian lận, trốn thuế trong hoat động của các doanh nghiệp.