Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2018
Trả lời

Ngày 30/03/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BCT quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2018. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14/05/2018.

Theo đó, Thông tư số 03/2018/TT-BCT quy định một số nội dung chính như sau:

1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2018 đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm:

– Trứng gia cầm thương phẩm không có phôi (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10); trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20) và loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90): 52.553 tá

– Muối (mã số hàng hóa 2501): 110.000 tấn

2. Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định như sau:

– Mặt hàng muối: phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và sản xuất thuốc, sản phẩm y tế.

– Mặt hàng trứng gia cầm: phân giao cho thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu.

3. Thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập muối thực hiện theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ muối sản xuất trong nước.

Như vậy, có thể thấy Thông tư số 03/2018/TT-BCT không chỉ  tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các thương nhân kinh doanh mặt hàng muối và trứng gia cầm, mà còn  là cơ sở để Cơ quan Hải quan thuận lợi trong việc xác định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu nói riêng và hạn chế các vi phạm trong hoạt động động quản lý kinh doanh nói chung.

Tổ chức tín dụng được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất
Trả lời

Ngày 02/04/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg về hướng dẫn cấp bù chênh lệch lãi suất thực hiện chính sách cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/05/2018.

Theo đó, Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg quy định một số nội dung quan trọng như sau:

1. Đối tượng được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất:

– Ngân hàng Chính sách xã hội.

– Các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định trong từng thời kỳ.

2. Điều kiện các khoản cho vay được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất:

– Đã ký hợp đồng tín dụng và đã được giải ngân vốn vay tại các tổ chức tín dụng theo đúng quy định pháp luật đối với nhóm người có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, cán bộ công chức, viên chức.

– Đúng đối tượng và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

– Là khoản cho vay trong hạn tại thời điểm cấp bù chênh lệch lãi suất.

3. Mức chênh lệch lãi suất cấp bù:

– Đối với các tổ chức tín dụng: 3%/năm, áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2020.

– Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: áp dụng theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định hiện hành áp dụng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội khi cho vay các chương trình hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách của Nhà nước.

Bằng các quy định cụ thể và chi tiết về điều kiện tổ chức tín dụng được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, Nhà nước đang thể hiện những nỗ lực nhằm giảm thiểu khó khăn của các tổ chức tín dụng, tạo thuận lợi cho các đối tượng thuộc diện được vay ưu đãi, góp phần tạo cơ sở để thực hiện tốt các chính sách xã hội.

Điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội
Trả lời

Ngày 01/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/04/2018.

Theo đó, Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội như sau:

1. Điều kiện về quản lý thông tin đối với mạng xã hội:

– Có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phù hợp và được đăng tải trên trang chủ của mạng xã hội;

– Bảo đảm người sử dụng phải đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội;

– Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email);

– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng;

– Bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.

2. Điều kiện về quản lý thông tin đối với trang thông tin điện tử tổng hợp:

– Có quy trình quản lý thông tin công cộng, trong đó, xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải;

– Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn;

– Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email).

Bằng các quy định chi tiết và cụ thể về điều kiện quản lý thông tin, Nhà nước đã giao trách nhiệm quản lý trực tiếp tới chủ sở hữu các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội, qua đó nâng cao ý thức của các chủ thể này trong việc kiểm tra nguồn thông tin khi đăng tải, góp phần đảm bảo cho quyền được tiếp cận thông tin chính xác của mọi công dân.

Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Trả lời

Ngày 30/03/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/05/2018.

Theo đó, Nghị định số 49/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung chính như sau:

1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức trong nước là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp:

– Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Có trụ sở ổn định trong thời gian ít nhất 2 năm; có đủ phòng làm việc cho kiểm định viên với diện tích tối thiểu là 8m2/người; có đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

– Người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu theo quy định.

– Có ít nhất 10 kiểm định viên làm việc toàn thời gian theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở lên cho tổ chức kiểm định.

– Có trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định trong đó có nội dung, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đối với tổ chức nước ngoài:

– Đáp ứng đủ 5 điều kiện như đối với tổ chức trong nước là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

– Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nghề nghiệp, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 5 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

3. Điều kiện đối với người trực tiếp phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tổ chức kiểm định gồm:

– Là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của tổ chức kiểm định là đơn vị sự nghiệp; tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc của tổ chức kiểm định là doanh nghiệp.

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có án tích, có phiếu lý lịch tư pháp theo quy định đối với công dân Việt Nam, có giấy tờ chứng minh không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với công dân nước ngoài.

– Có thẻ kiểm định viên còn thời hạn sử dụng.

Thông qua những quy định cụ thể và cần thiết về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 49/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục nghề nghiệp, từ đó tạo tiền đề nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động.

Danh sách các tên miền “.vn” được cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá
Trả lời

Ngày 29/03/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 427/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt danh sách các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, danh sách các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá, bao gồm:

1. Các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không dấu cấp 2 dùng riêng có 1 ký tự (là tên miền cấp 2 dưới “.vn” được lập nên từ 1 ký tự trong số 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và 10 số tự nhiên từ 0- 9);

2. Các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” không dấu cấp 2 dùng riêng có 2 ký tự (là tên miền cấp 2 dưới “.vn” được lập nên từ 2 ký tự trong số 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và 10 số tự nhiên từ 0-9).

Bên cạnh đó, Quyết định số 427/QĐ-BTTTT cũng quy định các tên miền được bảo vệ theo quy định của Luật Công nghệ Thông tin và Thông tư 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên internet không thuộc danh sách các tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá.

Bằng việc quy định rõ các tên miền quốc gia Việt Nam được cấp quyền sử dụng thông qua hình thức đấu giá, Quyết định số 427/QĐ-BTTTT phần nào giải đáp được mối quan tâm của cộng đồng đối với các tên miền cấp 2 dùng riêng dưới “.vn” có 1 hoặc 2 ký tự vốn được xác định có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ. Qua đó, Quyết định này được đánh giá sẽ góp phần nâng cao sự quản lý Nhà nước đối với các hoạt động sử dụng tên miền Quốc gia trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

Quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
Trả lời

Ngày 30/03/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 09/2018/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2018.

Theo đó, Thông tư số 09/2018/TT-NHNN quy định một số nội dung quan trọng như sau:

1. Hoạt động của phòng giao dịch ngân hàng hợp tác xã

– Đơn vị sự nghiệp của ngân hàng hợp tác xã thực hiện một hoặc một số hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, bao gồm:

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng cho ngân hàng hợp tác xã;

+ Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ thông tin cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân thành viên;

+ Lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã;

+ Các hoạt động khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật;

– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên không được vượt quá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân.

– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân đối với một khách hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật có liên quan và không được vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

2. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch

– Đối với ngân hàng hợp tác xã:

+ Trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngân hàng hợp tác xã được thành lập 01 chi nhánh;

+ Ngân hàng hợp tác xã được thành lập mới không quá 05 chi nhánh 01 năm;

+ Một chi nhánh không quản lý quá 03 phòng giao dịch.

– Đối với quỹ tín dụng nhân dân: Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập 01 phòng giao dịch trên địa bàn một xã, phường, thị trấn.

Bằng các quy định cụ thể và chi tiết, Thông tư số 09/2018/TT-NHNN hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp tác xã nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, chất lượng giám sát rủi ro.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hơn hai mươi ngàn tỷ đồng cho chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghệ cao
Trả lời

Ngày 29/03/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 351/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Quyết định số 351/QĐ-TTg đưa ra nhiều thay đổi quan trọng trong chương trình đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụ thể như sau:

– Hoàn thành từ 200 đến 250 km đường giao thông chính, công trình thoát nước, xử lý nước thải tập trung công suất từ 13.000 đến 14.000 m3/ngày đêm của 16 khu kinh tế ven biển;

– Hoàn thành từ 200 đến 220 km đường giao thông, công trình xử lý nước thải tập trung với công suất 300-400 m3/ngày đêm; xây dựng từ 03 đến 05 km hệ thống kè sạt lở, hoàn thành từ 8.000 đến 10.000 m2 diện tích nhà làm việc chuyên ngành, bãi kiểm hóa, kho tàng bến bãi cho 21 khu kinh tế cửa khẩu;

– Đầu tư hoàn thành 80 đến 10 km đường giao thông, từ 15 đến 20 công trình xử lý nước thải tập trung với công suất từ 40.000 đến 45.000 m3 cho 35-40 khu công nghiệp, 30-35 cụm công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Để thực hiện hiệu quả các chương trình đầu tư này, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng kinh phí ở mức 20.982,02 tỷ đồng.

Như vậy, thông qua Quyết định số 351/QĐ-TTg, Nhà nước hướng tới mục tiêu tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương, tăng cường hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các khu kinh tế nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Quy định về xuất xứ hàng hóa
Trả lời

Ngày 03/04/2018, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định một số nội dung chính như sau:

1. Về quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi:

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.

2. Về kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa: thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) kê khai theo biểu mẫu như sau:

– Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng.

– Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” theo mẫu quy định tại Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng.

– Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN – HÀN QUỐC” (WO-AK) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “WO-AK” theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Bằng những quy định rõ ràng và cụ thể về xuất xứ hàng hóa, Thông tư số 05/2018/TT-BCT đã góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của thương mại trong nước cũng như nâng cao sự hợp tác quốc tế.

Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động
Trả lời

Ngày 27/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2018/NĐ-CP quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi lao động tại nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2018.

Theo đó, Nghị định số 24/2018/NĐ-CP có một số điểm nổi bật như sau:

1. Hình thức khiếu nại được quy định cụ thể là khiếu nại bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Chủ thể khiếu nại có thể là pháp nhân hoặc cá nhân, một người hoặc nhiều người có thể cùng tham gia khiếu nại.

3. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.

4. Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

– Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện tại tòa án.

– Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại, cá nhân, tổ chức liên quan.

Với những quy định cụ thể và chi tiết về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động, Nghị định số 24/2018/NĐ-CP là một bước tiến mang tính đột phá, xây dựng cơ sở tham chiếu để các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thống nhất đồng bộ, đồng thời góp phần tăng cường bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động.

Chỉ thị về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018
Trả lời

Ngày 23/03/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp như sau:

1. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, công tác lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật, sớm khởi công công trình, cụ thể là:

– Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công năm 2018, khẩn trương hoàn thành công tác lập hồ sơ dự án đầu tư, tăng cường đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý và hoàn thiện các hạng mục công trình, lập báo cáo quyết toán dự toán hoàn thành trình Bộ Xây dựng thẩm tra, phê duyệt.

– Đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư năm 2018, khẩn trương lập đề xuất chủ trương, báo cáo kinh tế kỹ thuật cải tạo, sửa chữa trình Bộ Xây dựng phê duyệt chậm nhất trong tháng 05/2018, lựa chọn nhà thầu để triển khai dự án trong tháng 6/2018.

2. Vụ Kế hoạch – Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân.

3. Các chủ đầu tư phải kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm giao nộp thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết.

4. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm công chức và đạo đức công vụ.

Như vậy, Chỉ thị số 02/CT-BXD đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo ngành xây dựng trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành, đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.