Ngày 16/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2018/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 55/2018/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng cho các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón như sau:
Như vậy, Nghị định số 55/2018/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi áp dụng mức phạt tiền tối đa 200.000.000 đồng, không chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng theo quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP như trước đây mà còn bổ sung xử lý đối với trường hợp buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Qua đó, Nghị định này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn và xử lý các hành vi buôn bán phân bón giả, phân bón kém chất lượng xuất hiện trên thị trường Việt Nam gần đây.
Ngày 17/04/2018, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2510/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó Quyết định số 2510/QĐ-BYT quy định chi tiết 4 thủ tục hành chính thuộc chức năng của Bộ Y tế bao gồm các thủ tục sau:
– Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn sức khoẻ;
– Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật;
– Khám sức khoẻ định kỳ đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
– Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Cũng trong Quyết định số 2510/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã hướng dẫn chi tiết về trình tự thực hiện các thủ tục hành chính nói trên, qua đó hạn chế những bất cập cũng như khó khăn vướng mắc trong thời gian vừa qua khi các thuyền viên có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe để làm việc trên tàu biển.
Ngày 17/04/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 767/QĐ-BGTVT công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải công bố cắt giảm, đơn giản 384 điều kiện trên tổng số 570 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đạt tỷ lệ 67.36%. Chi tiết các nội dung cắt giảm cụ thể như sau:
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải căn cứ vào phương án cắt giảm, đơn giản và kiến nghị thực thi, có nhiệm vụ triển khai việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông Vận tải năm 2018 để kịp trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/10/2018.
Quyết định số 767/QĐ-BGTVT được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu những thủ tục rườm rà, tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề trong lĩnh vực giao thông vận tải kinh doanh phát triển, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Ngày 11/04/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2016/TT-BGTVT ngày 09/06/2016 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.
Theo đó, Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
+ Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013;
+ Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/08/2017;
+ Nghị định 132/2015/NĐ-CP ngày 25/12/2015
+ Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT ngày 11/04/2018.
Bằng các quy định cụ thể cùng với việc ban hành các biểu mẫu chính thức, Thông tư số 18/2018/TT-BGTVT đã tháo gỡ vướng mắc cho các cá nhân, tổ chức trong thực tiễn áp dụng, chấp hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Ngày 13/04/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN quy định về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Chỉ thị số 02/CT-NHNN đưa ra một số nội dung quan trọng như sau:
Có thể thấy, Chỉ thị số 02/CT-NHNN đã đưa ra nhiều biện pháp cấp thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán cho mục đích mua bán, trao đổi tiền ảo hoặc sử dụng tiền ảo như phương tiện thanh toán để rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế. Qua đó, Chỉ thị này có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong việc kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo – một hoạt động còn khá mới mẻ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngày 09/04/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2018/TT-NHNN quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.
Theo đó, Thông tư số 10/2018/TT-NHNN có những điểm mới đáng chú ý như sau:
Bằng những hướng dẫn chi tiết và cụ thể, Thông tư số 10/2018/TT-NHNN được kỳ vọng sẽ xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ đối với hoạt động chấp thuận những thay đổi của tổ chức tài chính vi mô, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Chính phủ trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 09/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2018.
Theo đó, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP quy định một số nội dung nổi bật như sau:
– Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên;
– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa;
– Điều lệ hoạt động không trái với quy định của pháp luật.
Có thể thấy, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa. Thông qua đó, Nghị định này có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phát triển, thu hút nhiều đối tượng tham gia giao dịch, giúp cho người nông dân cũng như giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu có được công cụ bảo hiểm giá để chủ động sản xuất kinh doanh, cân đối cung cầu.
Ngày 05/04/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND quy định về việc phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018. Kế hoạch này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Kế hoạch số 83/KH-UBND đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nói trên sẽ được huy động từ nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ, huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Thông qua những nhiệm vụ đề ra, Kế hoạch số 83/KH-UBND được đánh giá sẽ góp phần định hướng phát triển kết cầu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cầu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ văn minh, hiện đại, đưa Hà Nội trở thành một đầu mối Logistics quan trọng của toàn vùng, trên cả nước và khu vực.
Ngày 09/04/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND quy định về việc phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Kế hoạch số 84/KH-UBND đưa ra một số nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nói trên sẽ được huy động từ nguồn kinh phí ngân sách, các nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ, huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Thông qua những nhiệm vụ đề ra, Kế hoạch số 84/KH-UBND được đánh giá sẽ mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng Thương mại điện tử trong khởi nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực Thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 06/02/2018, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02/04/2018.
Theo đó, Thông tư số 13/2018/TT-BTC quy định về mức chi áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007, cụ thể như sau:
1. Các nội dung chi tổ chức hội nghị trong nước, công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC; chi công tác phí cho cán bộ đi công tác ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC; chi làm đêm, làm thêm giờ, theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC.
2. Chi rà soát văn bản trong nước và rà soát, thống kê các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong cùng lĩnh vực phục vụ trực tiếp công tác xây dựng điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế…thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP.
3. Về các khoản chi khác gồm: Cấp bản sao điều ước quốc tế; chi phí sao lục, in ấn tài liệu; chi mua, thu thập tài liệu; chi mua văn phòng phẩm phục vụ trực tiếp cho soạn thảo điều ước quốc tế thì thực hiện theo chứng từ chi thực tế, theo hợp đồng của đơn vị cung ứng. Trường hợp thu thập tài liệu phải có bảng kê khai ký nhận tiền của người cung cấp tài liệu.
4. Các khoản chi đóng góp tài chính theo điều ước quốc tế, mức đóng góp thực hiện căn cứ vào quy định của điều ước quốc tế, tổ chức quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp có sự thay đổi mức đóng góp tài chính thì cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định làm căn cứ đóng góp.
5. Đối với một số chế độ, mức chi có tính chất đặc thù như chi soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế là 8 triệu đồng/dự thảo văn bản; soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung, gia hạn là 5 triệu đồng/dự thảo văn bản. Trường hợp chi cho các cá nhân tham gia cuộc họp, mức chi cho người chủ trì là 150.000 đồng/người/buổi; các thành viên tham dự là 100.000 đồng/người/buổi…
6. Các khoản chi phí khác phát sinh phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế thì thanh toán theo hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán và nằm trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.
Như vậy, có thể thấy, Thông tư số 13/2018/TT-BTC đã có những quy định cụ thể và chi tiết về mức chi ngân sách cho các hoạt động liên quan tới công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế theo hướng minh bạch, rõ ràng hơn so với các văn bản trước đây.