Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Hướng dẫn công tác kiểm sát và giải quyết Đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018
Trả lời

Ngày 05/01/2018, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC về công tác kiểm sát và giải quyết Đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC quy định công tác kiểm sát và giải quyết Đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cụ thể như sau:

  • Về công tác tiếp nhận, quản lý và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo:

 Đơn vị 12 của Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm phân loại chính xác, xử lý kịp thời các đơn đã tiếp nhận, chuyển ngay đến đơn vị nghiệp vụ khác hoặc thụ lý để giải quyết đơn thuộc thẩm quyền, không để ảnh hưởng thời hạn giải quyết; đồng thời, quản lý, đôn đốc việc giải quyết.

Khi tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, Đơn vị 12 phải căn cứ các quy định về thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Chương XXXIII để phân loại đơn đảm bảo chính xác, xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sai sót, chậm trễ, ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Thực hiện khoản 2 Điều 469, khiếu nại cáo trạng, quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thì xử lý, giải quyết theo quy định tại các Chương tương ứng. Do đó, khi nhận được khiếu nại đối với các quyết định này, Đơn vị 12 chuyển đến đơn vị nghiệp vụ của cấp mình hoặc Viện kiểm sát đã ban hành quyết định đó để xem xét theo hồ sơ vụ án và ban hành công văn trả lời trong trường hợp cần thiết.

  • Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp:

Trường hợp khiếu nại, tố cáo về vụ việc có oan, sai, phức tạp, kéo dài; do các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, cơ quan giám sát yêu cầu xem xét, giải quyết hoặc vụ việc khiếu nại, tố cáo dư luận quan tâm thì lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền phải trực tiếp xem xét, chỉ đạo giải quyết, tham gia đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại. Nếu Viện trưởng không trực tiếp phụ trách thì Phó Viện trưởng phụ trách phải báo cáo với Viện trưởng để có quan điểm giải quyết chính thức của Viện kiểm sát cấp mình khi ban hành quyết định, kết luận giải quyết.

Trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết cần báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về lĩnh vực liên quan để được chỉ đạo giải quyết, hạn chế khiếu kiện vượt cấp.

Quá trình phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, đơn vị chủ trì phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm rõ nội dung vụ việc, thực hiện theo quy trình, có quan điểm đánh giá về nội dung khiếu nại, tố cáo trong văn bản gửi đơn vị phối hợp, đảm bảo việc giải quyết được khách quan, đúng pháp luật và quy định của Ngành.

Mặt khác, Công tác kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cũng được ghi nhận một cách chi tiết, theo đó: Đối với đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đủ điều kiện xem xét theo Điều 14 Quy chế số 51, Đơn vị 12 thuộc Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền báo cáo, đề xuất lãnh đạo Viện phụ trách về việc thụ lý; chủ động nghiên cứu hồ sơ, phối hợp thực hiện quy trình kiểm tra, có quan điểm độc lập đánh giá, trao đổi với đơn vị nghiệp vụ liên quan báo cáo lãnh đạo để có quan điểm kết luận thống nhất của Viện kiểm sát cấp mình.

Hướng dẫn Số 04/HD-VKSTC là một bước tiến mang tính đột phá và rất cần thiết đối với lĩnh vực tư pháp hiện nay, đó sẽ là cơ sở đảm bảo tốt cho sự vận hành, phát huy vai trò của các cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo, bảo vệ tốt nhất cho quyền vào lợi ích hợp pháp của công dân.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định mới về hoạt động quản lý các thông tin trên môi trường mạng
Trả lời

Ngày 05/01/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng khi tham gia môi trường mạng giai đoạn 2018-2020. Kế hoạch này có hiệu lực từ ngày ký.

Thông qua Kế hoạch số 07/KH-UBND, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật khi cung cấp, sử dụng, quản lý thông tin trên mạng. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền: Xây dựng phim tài liệu, phóng sự, video clip, truyện tranh, talkshow… trên nhiều phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, mạng xã hội… nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, phổ biến tới mọi đối tượng trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, các cơ quan tổ chức đào tạo tập huấn về kiến thức, kỹ năng viết tin bài cho cán bộ phụ trách viết các tin bài trên trang/cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước thành phố, trên cơ sở đó cung cấp đến cho người dân những thông tin chính thống, không để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc. Thường xuyên rà soát, tham mưu các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quản lý thông tin trên môi trường mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước, sự phát triển của doanh nghiệp trên lĩnh vực thông tin điện tử, ngăn chặn các hành vi lợi dụng môi trường mạng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.

Kế hoạch số 07/KH-UBND ban hành nhằm thiết lập nên cơ chế quản lý nhà nước về bảo mật thông tin mạng, ngăn chặn thông tin xấu, thiết lập và vận hành hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin mạng. Thêm vào đó là đưa ra các phương án, các giải pháp cơ bản và chi tiết cho việc hạn chế các thông tin không lành mạnh bị phát tán trên mạng xã hội.

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu
Trả lời

Ngày 29/12/2017, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu (ký hiệu: QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT). Quy chuẩn QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

          Quy chuẩn QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam và các cơ quan có liên quan.

          Theo đó, sữa tươi nguyên liệu được quy định trong quy chuẩn QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT là sữa nguyên chất dạng lỏng thu được từ bò, trâu, dê, cừu, chưa bổ sung hoặc tách bớt bất cứ thành phần nào của sữa, chưa xử lý qua bất kỳ phương pháp nào, được dùng làm nguyên liệu để chế biến. Bên cạnh đó, các yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa của sữa tươi nguyên liệu được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.

          Ngoài ra, việc đánh giá sự phù hợp đối với quy chuẩn này đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa tươi nguyên liệu thực hiện theo Phương thức 5 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học và Công nghệ.

          Quy chuẩn QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT được kỳ vọng sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm sữa tươi nguyên liệu.

Việt Nam chính thức áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với các nước trong khu vực ASEAN và Nhật Bản
Trả lời

Ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2018 – 2023. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 và có các nội dung chính như sau:

1. Các đối tượng áp dụng của biểu thuế ưu đãi bao gồm: Người nộp thế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Cơ quan hải quan, công chức hải quan; Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với từng loại hàng hóa theo 06 giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: Từ 01/01/2018 – 31/3/2018;

– Giai đoạn 2: Từ 01/4/2018 – 31/3/2019;

– Giai đoạn 3: Từ 01/4/2019 – 31/3/2020;

– Giai đoạn 4: Từ 01/4/2020 – 31/3/2021;

– Giai đoạn 5: Từ 01/4/2021 – 31/3/2022;

– Giai đoạn 6: Từ 01/4/2022 – 31/3/2023.

3. Điều kiện để hàng hóa được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bao gồm:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành kèm Nghị định này;

– Là hàng hóa được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, bao gồm 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Nhật Bản;

– Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AJ theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 160/2017/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định số 133/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 quy định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2016 -2019.

Việt Nam chính thức áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc
Trả lời

Ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Bao gồm các nội dung chính như sau:

1. Các đối tượng áp dụng của biểu thuế ưu đãi bao gồm: Người nộp thế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Cơ quan hải quan, công chức hải quan; Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với từng loại hàng hóa theo 05 giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1: Từ 01/01/2018 – 31/12/2018;

– Giai đoạn 2: Từ 01/01/2019 – 31/12/2019;

– Giai đoạn 3: Từ 01/01/2020 – 31/12/2020;

– Giai đoạn 4: Từ 01/01/2021 – 31/12/2021;

– Giai đoạn 5: Từ 01/01/2022 – 31/12/2022.

3. Điều kiện để hàng hóa được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bao gồm:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành kèm Nghị định này;

– Là hàng hóa được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, bao gồm 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Trung Quốc;

– Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Trung Quốc vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AJ theo quy định của pháp luật.

Nghị định 153/2017/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định 128/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2016-2018.

Quy định mới về kinh doanh dịch vụ logistics
Trả lời

Ngày 30/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2018.

Theo đó, Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Cụ thể như sau:

  1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics.
  2. Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định.

Logistics được đánh giá là một trong những ngành nghề dịch vụ đầy tiềm năng của nước ta hiện nay. Do đó, thông qua việc ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP Nhà nước hết sức khuyến khích các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên để nắm bắt các cơ hội này, thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp logistics trong nước, nâng cao vai trò hoạt động của các hiệp hội, hướng đến một môi trường cạnh tranh công bằng, phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị
Trả lời

Ngày 30/11/2017, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 12/2017/TT-BXD về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

Theo Thông tư số 12/2017/TT-BXD, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn nhà nước để xác định và quản lý chi phí lập đề án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị, lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị và một số chi phí khác có liên quan. Cụ thể:

Xác định và quản lý chi phí được thực hiện theo các nguyên tắc:

– Định mức chi phí tham khảo tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư;

– Chi phí lập đề án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị xác định theo định mức công bố tại Thông tư là cơ sở để xác định dự toán gói thầu, bao gồm: các khoản chi phí để chi trả cho nhân công trực tiếp thực hiện công việc; chi phí quản lý, chi phí khác có liên quan…;

– Sử dụng phương pháp nội suy để xác định mức chi phí đối với quy mô dân số đô thị nằm trong khoảng giữa hai quy mô công bố tại Phụ lục kèm theo Thông tư;

– Trường hợp chi phí đề án phân loại đô thị, lập chương trình phát triển đô thị xác định theo mức chi phí tại Thông tư này không phù hợp thì lập dự toán để xác định chi phí theo Hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo.

Chi phí liên quan đến đầu tư phát triển đô thị được xác định theo định mức và xác định theo dự toán được hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Thông tư. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc lập kế hoạch vốn cho các công việc thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. Nguồn vốn để thực hiện các công việc trên được cân đối từ nguồn ngân sách của địa phương hoặc huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt chi phí lập chương trình phát triển đô thị, chi phí lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị là cấp phê duyệt dự toán chi phí điều chỉnh. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư.

Thông tư số 12/2017/TT-BXD được ban hành đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các dự án liên quan đến đầu tư, phát triển đô thị, sử dụng hợp lý ngân sách quốc gia trong việc quản lý, đầu tư và phát triển đô thị.

Chính thức công bố 06 án lệ mới
Trả lời

           Ngày 28/12/2017, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-CA về việc công bố án lệ và chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành cùng ngày. Theo đó, Quyết định số 299/QĐ-CA đã công bố 06 án lệ mới, cụ thể:

          1. Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc Sở hữu của bên thế chấp. Chi tiết án lệ tại đây 

          2. Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa. Chi tiết án lệ tại đây 

          3. Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ. Chi tiết án lệ tại đây

          4. Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng. Chi tiết án lệ tại đây 

          5. Án lệ số 15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp. Chi tiết án lệ tại đây 

          6. Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Chi tiết án lệ tại đây  

          Nội dung chi tiết của các án lệ này được ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-CA. Các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ trong xét xử kể từ ngày 15/02/2018.

          Như vậy, tính đến ngày 28/12/2017, đã có tổng cộng 16 án lệ được Toà án Nhân dân Tối cao công bố áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án tại Việt Nam.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm đối với dự án đầu tư mới ở Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Trả lời

Ngày 04/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2018/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mới trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:

 Ưu đãi về thuế suất: Được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm; Đối với các dự án đầu tư mới vào Khu công nghệ cao có quy mô vốn từ 3.000 tỷ đồng trở lên được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 30 năm; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%.

Ưu đãi về miễn, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm đầu; Giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Ngoài ra, theo Nghị định 04/2018/NĐ-CP các doanh nghiệp trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng còn được hưởng những chính sách ưu đãi khác như: Miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đối với một số dự án đầu tư theo quy định; Miễn thuế nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định của dự án trong Khu công nghệ cao; Nhà đầu tư, chuyên gia và người lao động là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc trực tiếp tại Khu công nghệ cao và thành viên gia đình được xem xét cấp thị thực có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần với thời hạn phù hợp với mục đích nhập cảnh.

Nghị định 04/2018/NĐ-CP với nhiều chính sách ưu đãi được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư trực tiếp vào vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò
Trả lời

Ngày 28/12/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BCT công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và an toàn trong khai thác quặng hầm lò (ký hiệu: QCVN04:2017⁄BCT). Quy chuẩn QCVN04:2017⁄BCT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Quy chuẩn QCVN04:2017/BCT áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác quặng hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam (ngoại trừ khoáng sản than, khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng).

 Bên cạnh đó, người lao động làm việc cho các tổ chức, cá nhân khai thác quặng hầm lò phải được kiểm tra và đảm bảo sức khỏe theo đúng các quy định của Bộ Y tế trước khi được nhận vào làm việc và trong suốt quá trình làm việc; khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động.

Đối với các mỏ đang hoạt động trước ngày Quy chuẩn QCVN04:2017/BCT có hiệu lực được tiếp tục hoạt động và phải cải tạo để đáp ứng yêu cầu an toàn theo Quy chuẩn này sau hai2 năm kể từ ngày Quy chuẩn có hiệu lực. Trong trường hợp những mỏ có đường lò mở vỉa mà thời gian tồn tại trên hai mươi năm, được phép sử dụng sơ đồ mở vỉa, thông gió theo thiết kế đã được phê duyệt.

Việc ban hành Quy chuẩn QCVN04:2017/BCT được kỳ vọng sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác quặng hầm lò.