Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Công bố danh mục nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện cấp phép nhập khẩu của thuốc trong nước đã được cấp Số đăng ký trước ngày 01/7/2014
Trả lời

Ngày 25/12/2017, Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 21942/QLD-ĐK, về việc công bố danh mục nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện cấp phép nhập khẩu của thuốc trong nước đã được cấp Số đăng ký (“SĐK”) trước ngày 01/7/2017. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Bộ Y tế đã bổ sung thuốc “Docolin” (SĐK VD-14465-11) do nhà sản xuất Công ty cổ phần dược & vật tư y tế Bình Thuận sản xuất vào Danh mục nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, bán thành phẩm để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Công văn số 21942/QLD-ĐK được ban hành nhằm bổ sung thêm danh mục về nguyên liệu sản xuất thuốc, hỗ trợ các đơn vị sản xuất thuốc phải tiến hành thủ tục cấp phép nhập khẩu và việc nhập khẩu những nguyên liệu đó phải được sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

 

Khuyến cáo của Bộ Thông tin và truyền thông về việc lộ 1,4 tỷ tài khoản và mật khẩu từ trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến
Trả lời

Ngày 26/12/2017, Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Công văn số 442/VNCERT-ĐPƯC về việc lộ 1,4 tỷ tài khoản và mật khẩu từ các trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến, Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Công văn số 442/VNCERT-ĐPƯC khuyến cáo như sau: 
1. Các mạng xã hội và dịch vụ trực tuyến có số lượng lớn tài khoản sử dụng thư điện tử và mật khẩu bị lộ lọt thông tin trên toàn thế giới chủ yếu là: Bitcoin, Pastebin, LinkedIn, MySpace, Netflix, Last.FM, Zoosk, Badoo, RedBox… 
2. Tổng cộng có hơn 41GB dữ liệu ước tính khoảng 1,4 tỷ tài khoản sử dụng thư điện tử và mật khẩu trên thế giới đã bị lộ. Trong đó, Trung tâm VNCERT đã phân tích và phát hiện số tài khoản sử dụng thư điện tử tại Việt Nam có đuôi “.vn” là 437.664 tài khoản (bao gồm các tài khoản sử dụng thư điện tử của cơ quan nhà nước có đuôi “gov.vn” là 930 tài khoản và rất nhiều tài khoản sử dụng thư điện tử của các tập đoàn, doanh nghiệp hạ tầng quan trọng của Việt Nam).
3. Việc lộ các thông tin tài khoản sử dụng thư điện tử và mật khẩu sẽ tạo điều kiện cho tin tặc sử dụng tài khoản, mật khẩu đó để dò thông tin và đăng nhập nhiều hệ thống thông tin. Nếu thành công, tin tặc sẽ chiếm đoạt tài khoản và sử dụng vào việc tấn công, đánh cắp và phá hủy hệ thống thông tin, dữ liệu.
4. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam yêu cầu các đơn vị và khuyến cáo người dùng cả nước thực hiện khẩn cấp các công việc sau:
– Kiểm tra, rà soát hệ thống, tăng cường chính sách mật khẩu và giải pháp xác thực nhiều lớp;
– Thay đổi mật khẩu các tài khoản đăng nhập
– Không sử dụng email của đơn vị để đăng ký tài khoản cá nhân sử dụng trên mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến.
Các khuyến cáo tại Công văn số 442/VNCERT-ĐPƯC về lộ 1,4 tỷ tài khoản và mật khẩu từ các trang mạng xã hội, dịch vụ trực tuyến của Bộ Thông tin và truyền thông là những khuyến cáo hữu ích và kịp thời giúp cộng đồng nhân dân đề phòng và khắc phục tình trạng để lọt thông tin có nguy cơ gây nguy hiểm và đảm bảo an toàn không gian mạng.

 

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Trả lời

      Ngày 27/06/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 65/2017/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm hai (2) phụ lục:

– Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

– Phụ lục II – Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

          Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam bao gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.039 nhóm ở cấp độ 4 số, 1.859 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 10.813 mã hàng ở cấp độ 8 số, tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS 2017 của Tổ chức Hải quan Thế giới và Danh mục Hài hòa thuế quan của ASEAN phiên bản 2017.

          Danh mục mới tăng 1255 mã hàng so với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015, trong đó 2.321 mã hàng có mô tả mới để chi tiết những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, đặc tính thương mại, tiêu chuẩn môi trường, đáp ứng nhu cầu quản lý và xu hướng thương mại quốc tế trong bối cảnh hội nhập.

          Thông tư 65/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và thay thế cho Thông tư 103/2015/TT-BTC.

Quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
Trả lời

Ngày 25/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2017/NĐ-CP Quy định về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước và chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành cùng ngày. 
Nghị định số 148/2017/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 57/2014/NĐ-CP năm 2014, theo đó, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (“SCIC”) có một số thay đổi đáng chú ý như sau:
1. Quy định rõ SCIC chỉ có 01 con dấu, do Hội đồng thành viên quyết định về hình thức, nội dung; đồng thời Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc SCIC có trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu này;
2. Bỏ Quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh của SCIC;
3. Điều lệ mới đã tách bạch rõ trường hợp tiến hành miễn nhiệm và trường hợp tiến hành cách chức đối với chức danh Tổng giám đốc; đồng thời bổ sung thêm trường hợp có đơn xin nghỉ việc là một trường hợp miễn nhiệm;
4. Về tổ chức quản lý SCIC, Điều lệ chính thức đưa Kiểm soát viên vào trong cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của SCIC; quy định cụ thể về điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên;
5. Mở rộng và cụ thể phạm vi người có liên quan không được tham gia quản lý doanh nghiệp khác, khi SCIC tiến hành thực hiện hợp đồng, giao dịch với các đối tượng này phải tiến hành họp và biểu quyết theo đa số, gồm: vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng; Kiểm soát viên của doanh nghiệp;
6. Chính thức đưa trách nhiệm xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi vào một trong các trách nhiệm của SCIC khi thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn;
7. Yêu cầu SCIC phải thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật
Như vậy, kể từ ngày 25/12/2017, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước sẽ hoạt động theo Điều lệ mới nhằm đảm bảo sự phù hợp trong bối cảnh các văn bản pháp luật liên quan đã có sự điều chỉnh, sửa đổi cũng như phản ánh đúng với thực tiễn hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. 

 

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini
Trả lời

Ngày 20/12/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 29/2017/TT-BCT công bố Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia ký hiệu QCVN 02:2017/BCT về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini. Thông tư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, chai LPG mini phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, thử nghiệm, nạp, tồn chứa, vận chuyển, sử dụng tại Quy chuẩn này và tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng đối với từng loại chai LPG mini cụ thể.
– Đối với chai LPG mini nạp một lần được quy định như sau: Vật liệu chế tạo chai phải là thép tấm, hợp kim nhôm, thép carbon có độ dày phù hợp có hàm lượng carbon, phốt pho và lưu huỳnh tương ứng ít hơn hoặc bằng 0,33%, 0,04% và 0,05%.
– Đối với chai LPG mini nạp lại cần tuân thủ theo quy định sau: Vật liệu chế tạo vỏ chai là SUS 304 hoặc vật liệu chịu ăn mòn có cơ tính và thành phần hóa học tương đương để đảm bảo an toàn của chai. Vật liệu vòng đệm van phải chịu được LPG; vật liệu hàn phải tạo ra mối hàn với độ bền kéo nhỏ nhất không nhỏ hơn độ bền kéo của vật liệu cơ bản chế tạo chai. 
Quy chuẩn QCVN 02:2017/BCT sẽ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, thử nghiệm, giao nhận, vận chuyển, nạp, sử dụng chai LPG mini và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Công bố danh mục nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện cấp phép nhập khẩu của thuốc trong nước đã được cấp Số đăng ký
Trả lời

Ngày 25/12/2017, Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 21944/QLD-ĐK, về việc công bố danh mục nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện cấp phép nhập khẩu của thuốc trong nước đã được cấp Số đăng ký (“SĐK”). Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo Công văn này, Cục quản lý Dược đã công bố danh mục thuốc “Opecipro 500”, SĐK VD-21676-14 do Công ty Cổ phần dược phẩm OPV sản xuất với nguyên liệu làm thuốc là Ciprofloxacin hydrochloride monohydrate. Đây là nguyên liệu để để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam phải kiểm soát đặc biệt và phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu. Giấy đăng ký lưu hành của thuốc “Opecipro 500” sẽ hết hạn vào ngày 19/09/2019.
Nguyên liệu làm thuốc công bố nêu trên sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cục quản lý Dược.
Công văn số 21944/QLD-ĐK được ban hành nhằm bổ sung thêm danh mục về nguyên liệu sản xuất thuốc, hỗ trợ các đơn vị sản xuất thuốc phải tiến hành thủ tục cấp phép nhập khẩu và việc nhập khẩu những nguyên liệu đó phải được sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý trang thiết bị y tế
Trả lời

Ngày 15/12/2017 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế. Thông tư này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/02/2018. 

Việc ra đời của Thông tư số: 116/2017/TT-BTC là điều rất cần thiết đối với các tổ chức thuộc lĩnh vực y tế có cơ sở để tham chiếu và thực hiện việc sử dụng, quản lý các trang thiết bị y tế trong quá trình hoạt động. Thông tư có một số điểm nổi bật có thể kể tới như sau: 

Quy định cụ thể về các trường hợp được miễn cung cấp bản tóm tắt dữ liệu thử lâm sàng và kết quả nghiên cứu thử lâm sàng khi thực hiện đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế bao gồm: Trang thiết bị y tế nhập khẩu thuộc loại C, D có xâm nhập cơ thể người quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này; Trang thiết bị y tế thuộc loại C, D đã được lưu hành và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do của một trong các nước hoặc tổ chức thuộc danh sách quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này; Trường hợp được miễn giấy chứng nhận kiểm nghiệm đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro khi thực hiện đăng ký lưu hành; Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro thuộc loại C, D đã được lưu hành và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do của một trong các nước hoặc tổ chức thuộc danh sách quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Bên cạnh  đó, danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường gồm: Danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này; Cơ sở mua bán trang thiết bị thuộc danh mục trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D được mua, bán như các hàng hóa thông thường không phải thực hiện việc công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định về việc hướng dẫn cách trình bày tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật như sau: Mô tả nguyên lý hoạt động và tính năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị, phải nêu đầy đủ tên tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở được sử dụng để sản xuất và làm căn cứ để kiểm tra chất lượng, đánh giá hiệu quả, an toàn của trang thiết bị y tế; Đối với trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để sản xuất và làm căn cứ để kiểm tra chất lượng, đánh giá hiệu quả, an toàn của trang thiết bị y tế thì tiêu chuẩn cơ sở phải đáp ứng quy định tại Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn quốc tế thì phải ghi rõ nguồn tra cứu. Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn cách trình bày cụm từ tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh đối với mẫu giấy ủy quyền. Theo đó, việc trình bày cụm từ tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh đối với mẫu giấy ủy quyền quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

Nội dung của Thông tư số 46/2017/TT-BYT với những quy định mới và chi tiết hơn các văn bản hướng dẫn trước đó là một bước tiến mang tính đột phá và rất cần thiết, là cơ sở đảm bảo tốt nhất cho sự vận hành của lĩnh vực Y tế, đảm bảo quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. 
 

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
Trả lời

Ngày 25/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

Theo đó, Nghị định số 147/2017/NĐ-CP quy định một số nội dung nổi bật như sau:

Một là, quy định cụ thể về Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác là người được SCIC cử, ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của SCIC đối với một phần hoặc toàn bộ phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác, bao gồm cả người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử làm đại diện và được SCIC kế thừa, ủy quyền tiếp tục làm người đại diện khi tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Người đại diện).

Hai là, điều chỉnh quy định về cơ cấu tổ chức của SCIC. Theo đó Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của SCIC sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCIC.

Ba là, bổ sung hai đối tượng không thuộc trường hợp SCIC tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước, bao gồm: Công ty nông, lâm nghiệp sau khi thực hiện phương án sắp xếp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xổ số kiến thiết và một số doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước

Bốn là, quy định cụ thể thời gian thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cho SCIC.

Năm là, việc xác định giá khởi điểm khi bán phần vốn nhà nước phải bảo đảm phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả giá trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ và tài sản vô hình khác (nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bán vốn.

Sáu là, quy định cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư của SCIC, bao gồm:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án do SCIC thực hiện đầu tư nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 31 Luật đầu tư.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án do SCIC thực hiện đầu tư nêu tại khoản 2 Điều 54 Luật đầu tư.

– Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính quyết định chủ trương đầu tư đối với từng dự án do SCIC thực hiện đầu tư có quy mô vốn đầu tư trên 25% vốn chủ sở hữu; phê duyệt chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư.

– Hội đồng thành viên quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc SCIC quyết định từng dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu; quyết định các dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.

Bảy là, bổ sung quy định về phân phối lợi nhuận như sau:

– Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của SCIC;

– Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên SCIC theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển mà không đủ nguồn để trích các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định thì SCIC được giảm trừ phần lợi nhuận trích lập Quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn trích lập đủ quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo mức quy định, nhưng mức giảm tối đa không quá mức trích vào Quỹ đầu tư phát triển trong năm tài chính;

– Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của SCIC (Đầu tư phát triển; khen thưởng, phúc lợi; thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; thưởng thành tích bán vốn) quy định tại khoản này được nộp về ngân sách nhà nước.

Tám là, quy định các trường hợp SCIC không được đầu tư gồm: Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công ty; góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các quy định của Nghị định số 147/2017/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước.

Quy định mới về điều hành kinh doanh xăng dầu
Trả lời

Ngày 20/12/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 11964/BCT-TTTN về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2017. 

Theo đó, Công văn số 11964/BCT-TTTN công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường, như sau:
– Xăng RON 92: 19.103 đồng/lit;
– Xăng E5: 18.789 đồng/lit;
– Dầu điêzen 0.05S: 15.586 đồng/lit;
– Dầu hỏa: 14.077 đồng/lít;
– Dầu Madút 180CST 3.5S: 12.621 đồng/lít;

Ngoài ra, Công văn còn quy định giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại như trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng RON 92: không cao hơn 18.580 đồng/lít;
– Xăng E5: không cao hơn 18.243 đồng/lít;
– Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 15.169 đồng/lít;
– Dầu hỏa: không cao hơn 13.617 đồng/lít;
– Dầu madút 180CST 3.5S: không cao hơn 12.382 đồng/kg.

Các quy định tại Công văn số 11964/BCT-TTTN về kinh doanh xăng dầu việc của Bộ Công Thương là những điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với tính hình biến động và diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây đồng thời thể hiện việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
 

Phòng, chống mã độc lây lan qua Facebook Messenger tại Việt Nam
Trả lời

Ngày 19/12/2017, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 683/CATTT-TĐQLGS ngày 19/12/2017 về việc biện pháp phòng, chống mã độc lây lan thông qua Facebook Messenger tại Việt Nam có hiệu lực từ ngày 19/12/2017.

Hiện nay, có rất nhiều người dùng Facebook Messenger tại Việt Nam đã nhiễm một loại mã độc có tên “video_xxx.zip” mà theo phân tích kỹ thuật ban đầu của Cục An toàn thông tin khi lây nhiễm vào máy tính người dùng sẽ tự động cài đặt tiện ích mở rộng, thực hiện một số hoạt động với mục đích đào tiền ảo (bitcoin). Theo các chuyên gia an toàn thông tin, những người dùng trình duyệt Chrome là đối tượng chính của mẫu mã độc này. Không loại trừ khả năng trong thời gian tới sẽ xuất hiện các mẫu mã độc nhằm vào các trình duyệt khác.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công bởi mã độc, Cục An toàn thông tin khuyến nghị:
– Cảnh giác và không mở các tập tin hay đường dẫn lạ được gửi qua Facebook Messenger hay bất kỳ ứng dụng truyền thông nào khác (ví dụ: Viber, Zalo, thư điện tử, …).
– Nếu nhận được các thông tin (tập tin hoặc đường dẫn) lạ, có thể thông báo hoặc gửi thông tin về Cục An toàn thông tin để tổng hợp và phân tích, cảnh báo khi có những dấu hiệu, nguy cơ tấn công mạng mới.
– Đối với người dùng đã bị lây nhiễm cần cài đặt và cập nhật các phần mềm phòng, chống mã độc, virus để phát hiện và ngăn chặn, loại bỏ mã độc.

Hiện nay, các quy định của pháp luật quản lý về việc phát hành và giao dịch bằng tiền ảo chưa được hoàn thiện, Công văn 683/CATTT-TĐQLGS có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn chặn các hành vi đào bitcoin, đồng thời khuyến cáo người dùng Facebook phòng tránh bị lợi dụng trong các giao dịch bằng tiền ảo.