Ngày 29/12/2017, Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT quy định thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2018.
Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT áp dụng đối với cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có sử dụng hoặc huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là NLĐ) làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. NLĐ làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai tại Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc Cơ quan thường trực Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện và bộ phận thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã (sau đây gọi chung là Văn phòng) hoặc tại khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ và NLĐ không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, thời gian làm việc của NLĐ làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai có những điểm khác biệt so với NLĐ làm công việc bình thường. Cụ thể, thời giờ làm việc tối đa là 8 giờ/ngày và tối đa là 40 giờ/tuần, ít hơn 8 giờ so với NLĐ làm công việc bình thường quy định tại Bộ luật Lao Động 2012. Số giờ làm thêm không vượt quá 4 giờ/ngày và tổng số giờ làm thêm không được vượt quá 300 giờ/năm.
Ngoài ra, NLĐ thực hiện chế độ thường trực 24/24 được bố trí chế độ nghỉ bù trực và hưởng nguyên lương. Trực vào ngày thường được nghỉ bù 1 ngày vào ngày làm việc sau phiên trực. Trực vào ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết được nghỉ 2 ngày làm việc sau phiên trực.
Các quy định tại Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT thể hiện sự nhân văn của Nhà nước, góp phần tạo điều kiện cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động hơn đối với công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.
Ngày 03/01/2018, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 01/2018/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và khu vực quản lý của cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2018
Theo đó, Thông tư số 01/2018/TT-BGTVT quy định vùng nước cảng biển Quảng Ninh thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh bao gồm 06 vùng nước cảng biển, cụ thể:
1. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Vạn Gia – Hải Hà;
2. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Mũi Chùa;
3. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Cô Tô;
4. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Cẩm Phả – Cửa Đối;
5. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Hòn Gai;
6. Vùng nước Cảng biển Quảng Ninh tại khu vực Quảng Yên;
Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời Cảng biển Quảng Ninh và khu nước, vùng nước khác theo quy định.
Ngoài ra, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền và tính chất hàng hóa, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Ngoài phạm vi vùng nước các cảng biển quy định, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Thông tư số 01/2018/TT-BGTVT sẽ thay thế Thông tư số 35/2014/TT-BGTVT ngày 19/08/ 2014 của Bộ Giao thông vận tải.
Ngày 29/12/2017 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH quy định việc quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/02/2018.
Theo đó, Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH quy định doanh nghiệp có nhu cầu cấp Giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đăng nhập vào địa chỉ https://csdl.dolab.gov.vn bằng tài khoản đã được cấp, truy cập vào mục “Cấp mới giấy phép” để cập nhật đầy đủ thông tin vào tờ khai; đăng tải hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Trong 05 ngày làm việc, từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép trả lời hồ sơ của doanh nghiệp là phù hợp hoặc chưa phù hợp, trường hợp chưa phù hợp phải nêu rõ lý do và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung giấy tờ.
Trong 05 ngày làm việc, từ ngày nhận được thông báo trả lời hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp đã phù hợp, doanh nghiệp nộp bản gốc hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.
Cũng theo Thông tư này, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi thực hiện đề nghị cấp, cấp lại, đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đăng ký hợp đồng, đăng ký thông tin doanh nghiệp, vận hành cơ sở dữ liệu báo cáo về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
Thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Thực hiện qua cơ sở dữ liệu theo quy định tại Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH .
Thông tư số 35/2017/TT-BLĐTBXH được kỳ vọng sẽ góp phần quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày 08/01/2018, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 103/TCHQ-TXNK về việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày 08/01/2018.
Theo đó, Công văn số 103/TCHQ-TXNK hướng dẫn thực hiện tra cứu để tìm kiếm thông tin của hàng hóa giống hệt, tương tự khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận (áp dụng linh hoạt phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt, tương tự), cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn thực hiện tra cứu, tìm kiếm thông tin hàng hóa dựa trên các: Quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Quyết định số 2344/QĐ-TCHQ ngày 07/8/2015 và Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Công văn số 905/TCHQ-TXNK ngày 17/2/2017 của Tổng cục hải quan để thực hiện.
2. Đưa ra cách giải quyết trong các trường hợp thường gặp trong khi tra cứ tìm kiếm thông tin của hàng hóa:
Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá hải quan, cơ quan hải quan phải thu thập đầy đủ các nguồn thông tin theo từng phương pháp xác định trị giá, phân tích, đánh giá mức độ tin cậy của các nguồn thông tin theo quy định. Các nguồn thông tin sau khi thu thập được phải được quy đổi về cùng điều kiện với lộ hàng đang xác định trị giá tính thuế và loại trừ các yếu tố ảnh hưởng về thời gian đến trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp không có hàng hóa giống hệt, tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá thì được mở rộng thời gian tìm kiếm dữ liệu không quá 90 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Trường hợp vẫn không có thông tin về hàng hóa giống hệt, tương tự thì được mở rộng khoảng thời gian tra cứu theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 12 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Các quy định tại Công văn số 103/TCHQ-TXNK hướng dẫn chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong cả nước thực hiện việc tra cứu để tìm kiếm thông tin của hàng hóa giống hệt, tương tự, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra xác định giá trị hải quan.
Ngày 29/12/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 25/2017/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của Tổ chức Tín dụng phi ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/02/2018.
Thông tư số 25/2017/TT-NHNN được quy định theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi của TCTD phi ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD phi ngân hàng thực hiện thống nhất, phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng và thực tế hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
Theo đó, Thông tư số 25/2017/TT-NHNN quy định rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi và sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tín dụng (TCTD) phi ngân hàng (công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính), bao gồm:
1. Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
2. Thời hạn hoạt động;
3. Mức vốn điều lệ;
4. Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại;
5. Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;
6. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về các nội dung khác.
Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục, Thông tư số 25/2017/TT-NHNN góp phần thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hiện nay khuyến khích các TCTD nói chung, TCTD phi ngân hàng nói riêng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.
Ngày 27/12/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Theo Nghị định số 159/2017/NĐ-CP, các đối tượng áp dụng của biểu thuế ưu đãi bao gồm:
– Người nộp thế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Cơ quan hải quan, công chức hải quan;
– Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 159/2017/NĐ-CP quy định từng mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa theo 05 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Từ 01/01/2018 – 30/12/2018;
– Giai đoạn 2: Từ 31/12/2018 – 31/12/2019;
– Giai đoạn 3: Từ 01/01/2020 – 31/12/2020;
– Giai đoạn 4: Từ 01/01/2021 – 30/12/2021;
– Giai đoạn 5: Từ 31/12/2021 – 30/12/2022;
Ngoài ra, điều kiện để hàng hóa được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cũng được quy định như sau:
– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được ban hành kèm Nghị định này;
– Là hàng hóa được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Ấn Độ, bao gồm 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Ấn Độ.
– Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu 9 quốc gia (còn lại) trong khu vực ASEAN và Ấn Độ vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AJ theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 159/2017/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định số 126/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 quy định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2016 – 2018.
Ngày 26/12/2017 Chính phủ ban hành nghị định số 149/2017/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2018 – 2022. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/ 01/2018.
Theo Nghị định số 149/2017/NĐ-CP các đối tượng áp dụng của biểu thuế ưu đãi bao gồm:
Bên cạnh đó, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 149/2017/NĐ-CP quy định từng mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa theo 05 giai đoạn sau:
– Giai đoạn 5: Từ 01/01/2022 – 31/12/2022;
Ngoài ra, điều kiện để hàng hóa được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cũng được quy định như sau:
Nghị định số 149/2017/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định số 131/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018
Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Theo đó, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định ngoài nhà đầu tư (NĐT) thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa thì những đối tượng sau nếu đáp ứng điều kiện cũng được cấp giấy phép:
– NĐT nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên;
– NĐT nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên nhưng không có cam kết mở cửa với hàng hóa, dịch vụ muốn kinh doanh.
Về cơ quan cấp phép, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP cũng đã quy định lại chức năng thẩm quyền câp Giấy phép kinh doanh từ Ủy ban nhân dân Thành phố (theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ) sang Sở Công Thương, nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Đối với thời gian cấp giấy phép, căn cứ theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP thì thời gian cấp Giấy phép kinh doanh được rút ngắn đáng kể phù hợp với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính pháp lý.
Với các quy định mới này, Nghị định số 09/2018/NĐ-CP đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, đồng thời củng cố khâu quản lý nhà nước trong việc Cấp phép kinh doanh.
Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Theo đó, Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong các Nghị định trước của Chính phủ trong 8 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, bao gồm: lĩnh vực xăng dầu, lĩnh vực thuốc lá, lĩnh vực điện lực, lĩnh vực nhượng quyền thương mại, lĩnh vực thương mại điện tử, lĩnh vực hóa chất, lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:
1. Trong lĩnh vực xăng dầu: Bãi bỏ một số điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, điều kiện sản xuất xăng dầu, điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu;
2. Trong lĩnh vực thuốc lá: Bãi bỏ một số điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá;
3. Trong lĩnh vực điện lực: Bãi bỏ điều kiện chung để cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực, Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện; Bãi bỏ, sửa đổi một số điều kiện cấp Giấy phép hoạt động phát điện, Giấy phép hoạt động truyền tải điện, Giấy phép hoạt động phân phối điện, Giấy phép hoạt động bán buôn điện, Giấy phép hoạt động bán lẻ điện, Giấy phép xuất, nhập khẩu điện và một số loại Giấy phép tư vấn.
4. Trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại: Bãi bỏ điều kiện đối với Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền và bãi bỏ điều kiện hàng hóa, dịch vụ dược phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.
5. Trong lĩnh vực thương mại điện tử: Bãi bỏ một số điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng, bãi bỏ yêu cầu về tài chính và kỹ thuật khi cấp phép hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử
6. Trong lĩnh vực hóa chất: Bãi bỏ một số điều kiện sản xuất hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3.
7. Trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp: Bãi bỏ một số điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
8. Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm: Sửa đổi, bổ sung một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, điều kiện đối với cơ sở sản xuất, điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm.
Bằng việc ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP Chính phủ đã bãi bỏ và sửa đổi khá nhiều các điều kiện về kinh doanh và được cấp Giấy phép trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương, qua đó sẽ góp phần đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, theo thông lệ quốc tế.
Ngày 09/01/2018, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Hướng dẫn số 12/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm an ninh an ninh năm 2018. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Hướng dẫn Số 12/HD-VKSTC có một số điểm nổi bật như sau:
Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp tỉnh tập trung chỉ đạo để nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đảm bảo tuân thủ pháp luật, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm trong công tác này. Quản lý đầy đủ số liệu thụ lý, thời hạn và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền. Tăng cường yêu cầu kiểm tra, xác minh bằng văn bản; kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền; kiểm sát căn cứ tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tổng hợp vi phạm trong lĩnh vực này để kiến nghị khắc phục.
Ngay khi phát hiện có vi pháp pháp luật nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu nhưng không được khắc phục, Viện trưởng VKSND phân công Kiểm sát viên trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đảm bảo tỷ lệ giải quyết, các cuộc kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành.
VKSND cấp huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng nắm chắc diễn biến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, kịp thời báo cáo về VKSND cấp tỉnh để chỉ đạo, giải quyết. Tăng cường trả lời thỉnh thị, hướng dẫn nghiệp vụ Viện kiểm sát cấp huyện theo Chỉ thị số 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao và Quy chế của Ngành. Đối với những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nguy cơ xảy ra điểm nóng, Lãnh đạo VKSND tỉnh trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết….
Về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành:
Tổ chức thực hiện tốt những quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, các Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, các văn bản của Ngành về triển khai thực hiện Luật. Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch công tác, xác định khâu công tác còn tồn tại, yếu kém để đề ra các giải pháp đột phá, nâng cao chất lượng, tạo chuyển biến trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành.
Hướng dẫn Số 12/HD-VKSTC ngày 09/01/2018 với những quy định mới và chi tiết là một bước tiến mang tính đột phá và rất cần thiết đối với lĩnh vực tư pháp hiện nay, đó sẽ là cơ sở đảm bảo tốt cho sự vận hành, phát huy vai trò của các cơ quan công tố, bảo vệ tốt nhất cho quyền vào lợi ích hợp pháp của công dân.