Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
Cơ quan nhà nước giải quyết phản ánh, kiến nghị trực tiếp trên Cổng dịch vụ quốc gia kể từ ngày 09/12/2021
Trả lời

Ngày 11/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng dịch vụ quốc gia (“QĐ 31”). QĐ 31 gồm 8 chương, 64 điều quy định cụ thể nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Qua bài viết này, hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về những hướng dẫn mới dành cho các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng gửi phản ánh, kiến nghị của mình trực tiếp trên Cổng dịch vụ quốc gia (Tham khảo tại Chương 6 QĐ 31).

1. Cách thức gửi phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia: 02 Cách
– Truy cập Cổng Dịch vụ công quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn, mục Phản ánh, kiến nghị để gửi phản ánh, kiến nghị.
– Gửi phản ánh, kiến nghị trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
2. Giá trị phản ánh, kiến nghị
– Nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có giá trị như văn bản giấy.
– Các hoạt động, nội dung thực hiện tiếp nhận, phối hợp và xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan tiếp nhận và cơ quan xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có giá trị như văn bản giấy.
3. Thời hạn xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị
– Thời hạn xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, trường hợp hết thời hạn này mà chưa xử lý xong, định kỳ cứ sau 05 ngày làm việc, các bộ, ngành, địa phương cập nhật tình hình xử lý vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để thông tin cho tổ chức, cá nhân.
– Đối với các phản ánh, kiến nghị có kết quả xử lý, trong thời hạn 02 ngày làm việc các bộ, ngành, địa phương cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị để trả lời cho tổ chức, cá nhân.

QĐ 31 ra đời đã chứng minh những nỗ lực của chính quyền trong việc cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công hiện nay. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào hành chính công được kỳ vọng không chỉ sẽ nâng cao chất lượng cho các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước mà còn cải thiện tích cực đến đời sống, công việc của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

QĐ 31 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 09/12/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng dịch vụ quốc gia sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 09/12/2021
Trả lời

Ngày 11/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng dịch vụ quốc gia (“QĐ 31”). QĐ 31 gồm 8 chương, 64 điều quy định cụ thể nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Qua bài viết này, hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về 05 nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia theo QĐ 31:

– Nguyên tắc 01: Việc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giao dịch điện tử, an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước và các quy định khác có liên quan, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến được thông suốt, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
– Nguyên tắc 02: Việc tổ chức thông tin trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng lấy người dùng làm trung tâm. Các thông tin được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm chính xác, rõ ràng, được cập nhật liên tục, kịp thời theo các quy định hiện hành. Các thông tin được trình bày khoa học, dễ tiếp cận cho người sử dụng và có thể truy cập, khai thác trong mọi thời điểm.
– Nguyên tắc 03: Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối thông suốt, liên tục với Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm việc vận hành 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.
– Nguyên tắc 04: Việc tham gia quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.
– Nguyên tắc 05: Việc khai thác, sử dụng lại thông tin của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.

QĐ 31 ra đời đã chứng minh những nỗ lực của chính quyền trong việc cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công hiện nay. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào hành chính công được kỳ vọng không chỉ sẽ nâng cao chất lượng cho các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước mà còn cải thiện tích cực đến đời sống, công việc của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

QĐ 31 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 09/12/2021.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Thuật ngữ mới trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD
Trả lời

Ngày 10/11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (“Thông tư 16”), theo đó, Thông tư 16 thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (“Thông tư 12”) và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN (“Thông tư 15”).

Qua bài viết này, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về điểm mới tại Thông tư 16 so với các quy định trước. Cụ thể: Thuật ngữ mới trong hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD. Chi tiết như bảng so sánh bên dưới.

Trên đây là những cập nhật của Bizlawyer về Thuật ngữ mới trong hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD.
Thông tư 16 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2022.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Những điều chỉnh mới về trách nhiệm của TCTD khi mua trái phiếu doanh nghiệp theo Thông tư mới
Trả lời

Ngày 10/11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (“Thông tư 16”), theo đó, Thông tư 16 thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (“Thông tư 12”) và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN (“Thông tư 15”).

Qua bài viết này, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về điểm mới tại Thông tư 16 so với các quy định trước. Cụ thể: Những điều chỉnh mới về trách nhiệm của TCTD khi mua trái phiếu doanh nghiệp theo Thông tư mới. Chi tiết như bảng so sánh bên dưới.

Trên đây là những cập nhật của Bizlawyer về Những điều chỉnh mới về trách nhiệm của TCTD khi mua trái phiếu doanh nghiệp theo Thông tư mới.
Thông tư 16 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2022.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Nguyên tắc mới trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của các TCTD
Trả lời

Ngày 10/11/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (“Thông tư 16”), theo đó, Thông tư 16 thay thế Thông tư số 22/2016/TT-NHNN (“Thông tư 22”) và Thông tư số 15/2018/TT-NHNN (“Thông tư 15”).

Qua bài viết này, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu về điểm mới tại Thông tư 16 so với các quy định trước. Cụ thể: Những nguyên tắc mới trong mua, bán TPDN của các TCTD. Chi tiết như bảng so sánh bên dưới.

Trên đây là những cập nhật của Bizlawyer về Những nguyên tắc mới trong mua, bán TPDN của các TCTD tại Thông tư 16 so với Thông tư 22 và Thông tư 15.
Thông tư 16 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2022.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

Quy định mới về thông tin hàng hoá, dịch vụ trên website thương mại điện tử
Trả lời

Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử. Đối với quy định về thông tin hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, tại Nghị định này đã bổ sung một số quy định mới, bao gồm:

  1. Người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng;
  2. Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa (trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy);
  3. Đối với người bán hàng hóa, dịch vụ hoạt động kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh; phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

So với Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm điều kiện (2) và (3) đối với thông tin hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu trên website. Do đó các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử cần phải thực hiện như sau:

  1. Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử đã được Bộ Công Thương xác nhận thông báo, đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực (tức kể từ ngày 01/01/2022) phải tiến hành việc sửa đổi, bổ sung thông báo, đăng ký theo quy định của Nghị định này.
  2. Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử đã nộp hồ sơ thông báo, đăng ký mà chưa được Bộ Công Thương xác nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (tức kể từ ngày 01/01/2022) thì thực hiện thông báo, đăng ký theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử
Trả lời

Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử. Theo đó, Nghị định này đã bổ sung quy định mới về hoạt động thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức nước ngoài, đặc biệt quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử. Các điều kiện tiếp cận thị trường bao gồm:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư);
  2. Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an).

Trong đó, Nhà đầu tư nước ngoài được xem là chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định nêu trên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

(Đối với việc xác định nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường được căn cứ dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch).

Như vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp cận thị trường nêu trên.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

Bổ sung hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Trả lời

Ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử. Theo đó, Nghị định này đã bổ sung quy định mới về các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm:

1 – Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
2 – Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
3 – Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;
4 – Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động như tại mục (1), (2), (3) nêu trên và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022 ngoài các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử thông qua website như trước đây, thì các thương nhân, tổ chức sẽ được thực hiện hoạt động thương mại điện tử thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram… Khi đó người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động đó trên các trang mạng xã hội phải trả phí.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

Bản Tin Pháp Luật Số 11/2021
Trả lời

Bộ Tài Chính quyết tâm triển khai hóa đơn điện tử theo quy định mới
Trả lời

Ngày 20/9/2021, Bộ Tài Chính phát hành Công văn số 10847/BTC-TCT về việc phối hợp triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP (“Công văn 10847”), Công văn 10847 đã được gửi trực tiếp đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân của 06 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định.

Sau đây là 1 số nội dung tiêu biểu của Công văn 10847:

1. Hóa đơn điện tử và các quy định pháp luật liên quan
– Luật Quản lý thuế 2019
– Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
– Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Trong đó: Bộ Tài Chính nhấn mạnh: “Điểm mới quan trọng nhất của Nghị định 123/2020/NĐ-CP là quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: Kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định), khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện tử trước ngày 01/07/2022.”

2. Ý nghĩa của Hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, cơ quan quản lý, xã hội

3. Kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử của Bộ tài chính
– Bộ Tài chính đã lập kế hoạch triển khai theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021; Giai đoạn 2 từ tháng 4/2022;
– Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định triển khai hóa đơn điện tử Giai đoạn 1 tại sáu tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ninh, Bình Định. Từ nay đến tháng 11/2021 chỉ còn hai tháng, trong khi các công việc triển khai còn rất nhiều và phức tạp, Bộ Tài chính kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân quan tâm, phối hợp chỉ đạo một số công việc trọng tâm tại địa phương khi triển khai hóa đơn điện tử theo quy định.

Để biết thêm thông tin chi tiết: Quý bạn đọc có thể tham khảo trực tiếp tại Công văn 10847.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.
Bizlawyer hận hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!