Theo Nghị định số 118/2024/NĐ-CP, kết quả lao động của phạm nhân sẽ được trích ra để phục vụ các công việc khác nhau, trong đó 45% được chi để đầu tư trở lại cho trại tạm giam nhằm phục vụ tổ chức lao động, dạy nghề, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất.
Nghị định số 118/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi hành án hình sự sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11. Trong đó, việc sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân ra sao là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ đi các chi phí hợp lý. Việc sử dụng số tiền trên sẽ được quy định như sau:
Thứ nhất, trích 45% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam, trong đó 35% được trích để tạo nguồn vốn chung đầu tư trở lại cho trại giam, phục vụ giáo dục, lao động nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ và xây dựng cơ sở vật chất, 10% còn lại được trích để đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề phạm nhân;
Thứ hai, trích 27% bổ sung Quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam, trong đó 16% được trích để thực hiện các hoạt động như hỗ trợ phạm nhân tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; hỗ trợ phạm nhân khi bị bệnh, phải điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh; hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ trại giam có hoàn cảnh khó khăn, khi bị bệnh, gặp tai nạn…, 9% được trích bổ sung Quỹ khen thưởng của trại giam để thưởng những phạm nhân có thành tích xuất sắc, thưởng cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong quản lý tổ chức lao động, giáo dục dạy nghề và 2% được trích nộp về Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Cục Điều tra hành sự Bộ Quốc phòng làm quỹ hỗ trợ các hoạt động quản lý, tổng kết, sơ kết, tập huấn, hội nghị, hội thảo, hội thao, hội diễn và hợp tác quốc tế.
Thứ ba, trích 14% bổ sung mức ăn cho phạm nhân;
Thứ tư, trích 10% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân tham gia lao động;
Thứ năm, trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để tư vấn, hỗ trợ phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù.
Thứ sáu, trích 2% chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
So với quy định cũ tại Nghị định số 133/2020/NĐ-CP, mức chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam và chi trả một phần công cho phạm nhân lao động lần lượt bị cắt giảm từ 50% xuống 45% và từ 12% xuống 10%. Tuy nhiên, mức chi bổ sung Quỹ phúc lợi, khen thưởng được điều chỉnh tăng từ 22% lên 27%. Ngoài ra, quy định mới cũng bổ sung mức chi tương ứng 2% để hỗ trợ phạm nhân bị tai nạn lao động.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Ngày 04/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 145/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 2, Điều 12 Nghị định 03/2017/NĐ-CP về kinh doanh casino. Theo đó, đối với doanh nghiệp kinh doanh casino đầu tiên được cấp có thẩm quyền cho pháp thí điểm cho người Việt Nam vào chơi casino, thời gian thực hiện thí điểm sẽ được gia hạn tới hết ngày 31/12/2024. Đối với doanh nghiệp kinh doanh casino khác được cấp phép (nếu có), thời gian thực hiện thí điểm là 03 năm, từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino.
Kết thúc thời gian trên, doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải dừng cho người Việt Nam vào chơi cho tới khi Chính phủ ban hành Nghị định về việc chấm dứt hoặc cho phép người Việt Nam vào chơi casino.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh, thành phố nơi có doanh nghiệp thí điểm có trách nhiệm báo cáo Chính phủ. Căn cứ báo cáo đó, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc chấm dứt hoặc tiếp tục cho phép người Việt Nam vào chơi casino.
Hiện nay, Việt Nam có 6 doanh nghiệp được cấp phép thí điểm bao gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc (TP Phú Quốc, Kiên Giang); Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (Hạ Long, Quảng Ninh); Công ty Cổ phần Giải trí quốc tế Lợi Lai (Móng Cái, Quảng Ninh); Công ty liên doanh Khách sạn Quốc tế Lào Cai (TP Lào Cai, Lào Cai); Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (TP Hội An, Quảng Nam); Công ty TNHH Liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng (TP Hải Phòng).
Theo quy định cũ, thời gian thực hiện thí điểm là 03 năm, từ ngày doanh nghiệp kinh doanh casino được cấp phép thí điểm cho người Việt Nam vào chơi. Sau 03 năm thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá và quyết định tiếp tục cho phép người Việt Nam chơi casino hoặc chấm dứt, không cho phép người Việt Nam chơi casino tại Việt Nam.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Pháp luật có quy định về việc cấm người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù làm người đứng đầu doanh nghiệp. Vậy đối với trường hợp đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích, họ có được đảm nhiệm vai trò này hay không?
Sau khi chấp hành xong bản án của TAND Cấp cao tại TPHCM về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, bà Nguyễn Phương Hằng đã được trả tự do vào ngày 19/9. Sau khi bà Hằng được trả tự do, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam đã bổ nhiệm bà làm Phó Tổng Giám đốc công ty, đồng thời giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành khu du lịch Đại Nam.
Từ đây, một vấn đề pháp lý được đặt ra, đó là việc người mới ra tù và chưa được xóa án tích có được làm chủ doanh nghiệp hay không? Và đối với các trường hợp mới chấp hành xong hình phạt tù, khi nào họ có thể được xóa án tích?
Điều kiện để trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm đối tượng sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Thứ nhất, Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Thứ hai, Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
Thứ ba, Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
Thứ tư, Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
Thứ năm, Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
Thứ sáu, Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Thứ bảy, Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Ngoài những quy định trên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng như các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định về việc cấm người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích được quyền điều hành hoặc trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, đối với các trường hợp tương tự như bà Phương Hằng, dù mới ra tù và chưa được xóa án tích nhưng việc nữ doanh nhân được bổ nhiệm trở thành người đứng đầu khu du lịch Đại Nam là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm các quy định bị pháp luật nghiêm cấm.
Thời hạn xóa án tích
Về việc xóa án tích, theo Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các Điều từ 70 đến Điều 73 Bộ luật này. Đối với trường hợp bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt, khi chấp hành xong hình phạt tù thì họ không bị coi là có án tích.
Việc xóa án tích được chia thành 3 trường hợp, bao gồm Đương nhiên được xóa án tích; Xóa án tích theo quyết định của Tòa án và Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.
Đối với trường hợp Đương nhiên được xóa án tích theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, việc đương nhiên được xóa án tích áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Về thời hạn, đối với người bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền hoặc được án treo, nếu trong thời hạn 1 năm từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hạn thử thách án treo mà người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì được xóa án tích.
Đối với người bị phạt tù tới 5 năm, thời hạn là 2 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt chính còn với các trường hợp bị phạt tù từ trên 5 năm tới 15 năm và từ 15 năm trở lên, chung thân hoặc tử hình nhưng được giảm án, thời hạn áp dụng lần lượt là 3 và 5 năm.
Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với trường hợp Xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015, quy định này áp dụng đối với người bị kết án về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Căn cứ tính chất tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án, Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người này.
Về thời hạn, đối với người bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 1 năm, nếu trong thời hạn 3 năm từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hạn thử thách án treo mà người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì được Tòa án xóa án tích.
Đối với người phải chấp hành án tù từ đến 5 năm, thời hạn là 3 năm; với mức án từ 5-15 năm tù, thời hạn là 5 năm còn với người bị phạt tù từ 15 năm trở lên, chung than hoặc tử hình nhưng được giảm án, thời hạn là 7 năm.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Người bị kết án được Tòa án quyết định xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.
Đối với trường hợp Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, theo Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015, trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất 1/3 thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Lấy ví dụ đối với trường hợp của bà Phương Hằng, trong thời hạn 2 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt chính tức ngày 19/9/2024, nếu nữ doanh nhân đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích.
Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia – Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn Sở Tư pháp trực tiếp quy định các thủ tục chi tiết để xóa án tích cho các trường hợp được đương nhiên xóa án tích. Người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi mình thường trú, đối với trường hợp của bà Phương Hằng là Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.
Luật sư Trần Hoàng Linh
Mobile: 0862.047.446 – Email: Linh.tran@bizlawyer.vn
Chỉ thị số 04/2024/CT-CA về triển khai thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024 có đề cập nghiên cứu thành lập thêm 1 Tòa án nhân dân cấp cao nhằm san sẻ áp lực công việc, khắc phục tình trạng quá tải trong giải quyết, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay. Việc thành lập và quy định số lượng các Tòa cấp cao, các vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa cấp cao phải căn cứ vào tình hình công việc thực tế để đảm bảo tính tinh gọn nhưng vẫn đạt hiệu quả, hợp lý biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao sẽ chịu trách nhiệm trong việc rà soát, đề xuất việc thành lập các tòa, vụ mới, số lượng các tòa, vụ trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao.
Bên cạnh đó, đề xuất thành lập thêm các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt cũng là điểm mới được chú ý. Việc thành lập các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, căn cứ vào tình hình thực tế. Các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập dựa trên tình hình giải quyết công việc, nhằm đảm bảo tính hiệu quả, chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động xét xử; phù hợp với trình độ chuyên môn sâu của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử, nâng cao chất lượng trong việc giải quyết các vụ việc. Đồng thời, nội dung kiện toàn các chức vụ lãnh đạo tại các TAND sơ thẩm chuyên biệt cũng được đề cập. Theo đó, hoạt động kiện toàn phải bảo đảm đúng và đủ, cụ thể là đúng theo quy trình bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo và người được bổ nhiệm phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
Chỉ thị 04/2024/CT-CA triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có hiệu lực từ ngày 14/09/2024.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Thông báo về việc đăng ký lại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ký (Phụ lục IV)
Quyết định chuyển đổi, trong đó bao gồm thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được đăng ký lại (Phụ lục I)
Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước, công ty con chưa chuyển đổi hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Thủ tục đăng ký lại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước:
Nếu công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi có chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh, thì sau khi chuyển đổi, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đăng ký lại các đơn vị này theo quy định tại Nghị định 89/2024/NĐ-CP.
Trong vòng 15 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải nộp hồ sơ đăng ký lại chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi các đơn vị này đang hoạt động, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 89/2024/NĐ-CP.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ để xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, và cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
Nghị định 89/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2024.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ tiếp nhận toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp từ công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi, bao gồm việc sử dụng tài sản, lao động và diện tích đất mà công ty trước đó đang quản lý để tiếp tục sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi, bao gồm các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động, nghĩa vụ quản lý và sử dụng đất đai, cùng với các trách nhiệm và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Các chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ các chi nhánh, văn phòng đại diện, và địa điểm kinh doanh của công ty nhà nước hoặc công ty con chưa chuyển đổi.
Nguyên tắc kê khai và đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các thông tin đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong Quyết định chuyển đổi công ty nhà nước hoặc công ty con thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cơ quan phê duyệt chịu trách nhiệm về các thông tin đã phê duyệt.
Đối với các thông tin không có trong Quyết định chuyển đổi, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, trung thực, và chính xác của các thông tin này.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, việc đóng dấu các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký sẽ tuân theo quy định pháp luật có liên quan.
Người có thẩm quyền ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo Quyết định chuyển đổi.
Việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo quy định trong Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
Nguyên tắc giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhưng không chịu trách nhiệm về các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước hoặc sau khi đăng ký.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết các tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp, cũng như giữa các thành viên doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác.
Nghị định 89/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2024.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Điểm thay đổi đáng chú ý là thay vì thủ tục chỉ được giải quyết tại Cục Đăng kiểm Việt Nam như quy định trước đây, từ 01/9/2024, các Chi cục Đăng kiểm (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) cũng là đầu mối tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa gửi hồ sơ đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm. Nếu hồ sơ đầy đủ, thời hạn trả kết quả sẽ được tính như sau:
Sau thời hạn trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn, nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định, cấp thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn, thiết kế theo mẫu quy định (nếu có); nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để điều chỉnh.
Tổ chức, cá nhân có thể chọn một trong ba cách thức sau để nộp hồ sơ đề nghị thẩm định: Gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Thành phần và số lượng hồ sơ, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng theo quy định tại điểm 1.3 Mục 1 Phần II Quyết định này.
Quyết định 1002/QĐ-BGTVT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải có hiệu lực từ ngày 01/9/2024.
Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.
Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý Bạn đọc!
Vậy theo quy định của pháp luật, cần xác định bị hại trong vụ án này như thế nào?
Trả lời:
Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khái niệm bị hại như sau: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
Như vậy, một cá nhân được coi là bị hại trong vụ án hình sự nếu có cơ sở cho thấy người đó trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do hành vi phạm tội gây ra.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ông Quyết bị cáo buộc đã nâng khống vốn của Công ty FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng, trong đó chỉ có hơn 1.100 tỷ đồng vốn thật, còn lại là vốn ảo. Điều này khiến các nhà đầu tư tin tưởng và mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS với tổng giá trị hơn 3.620 tỷ đồng.
Ngay tại thời điểm các giao dịch mua bán cổ phiếu được hoàn tất, hành vi phạm tội của ông Quyết đã được hoàn thành, đồng nghĩa với việc tất cả những nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS tại thời điểm đó đều cần được coi là bị hại trong vụ án. Thiệt hại trong Vụ án nằm ở con số 3.620 tỷ đồng mà các nhà đầu tư đã trực tiếp bị thiệt hại sau khi chi tiền để mua cổ phiếu ROS, xuất phát từ hành vi gian dối nhằm tạo niềm tin của ông Trịnh Văn Quyết.
Đối với việc một số nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS và vẫn bán có lãi, cần tách bạch rõ ràng giữa 2 giao dịch trong Vụ án, đó là: Giao dịch mua bán cổ phiếu giữa ông Trịnh Văn Quyết với các nhà đầu tư và Giao dịch mua bán lại giữa các nhà đầu tư đầu tiên với nhóm các nhà đầu tư tiếp theo. Đây là 2 loại giao dịch có tính chất độc lập, riêng biệt, không liên quan tới nhau. Việc các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS rồi sau đó bán lại để thu lợi là những sự kiện nằm ngoài ý chí chủ quan và mong muốn của ông Trịnh Văn Quyết, không thể cho rằng vì họ “không bị thiệt hại” nên không thể coi là bị hại trong Vụ án.
Như vậy, hành vi gian dối của ông Quyết nằm ở việc nâng khống vốn, tạo ra “vốn ảo” nhưng khiến nhiều nhà đầu tư tưởng là “vốn thật”, tin tưởng và quyết định đầu tư vào cổ phiếu ROS của FLC Faros. Số tiền thiệt hại trong vụ án chính là số tiền hơn 3.620 tỷ đồng mà các Nhà đầu tư đã chi ra để mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS của Công ty FLC Faros.