Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
Giải đáp pháp luật
QUY ĐỊNH MỚI VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ
Trả lời

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BKHĐT quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư. (“Thông tư 09”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành Kế hoạch và Đầu tư, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan nhà nước; làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế – xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.

Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư gồm 54 chỉ tiêu thuộc 07 nhóm gồm: Đầu tư công; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; Quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn vay ưu đãi; khoản viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam; Quản lý đấu thầu; Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp; Phát triển doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp; Kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Thông tư nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó bao gồm: Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp cùng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; Thủ trưởng các đơn vị liên quan; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch và Đầu tư.

Thông tư 09 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

 

QUY ĐỊNH MỚI VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG
Trả lời

Ngày 20/11/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 14/2023/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng (“Thông tư 14”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Thông tư 14 gồm có 6 chương, 39 điều; đối tượng áp dụng là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Thông tư 14 yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; xây dựng, duy trì văn hóa kiểm soát, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải có các quy định nội bộ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó phải đảm bảo: Phù hợp với quy định của Thông tư và quy định của pháp luật có liên quan. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ban hành quy định về tổ chức, quản trị và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu; Ban kiểm soát ban hành quy định nội bộ của Ban kiểm sát; Tổng Giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy chế, quy trình, thủ tục tác nghiệp (sau đây gọi là quy trình nội bộ); được đánh giá định kỳ theo quy định tại Thông tư và quy định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật và sửa đổi bổ sung (nếu cần thiết).

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Tăng thêm quyền và trách nhiệm cho cơ sở y tế.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

 

QUY ĐỊNH MỚI VỀ HÀNG HÓA TÂN TRANG NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM THEO CPTPP
Trả lời

Ngày 02/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2023/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (“Nghị định 77”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị định này:

  1. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định;

– Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP;

– Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng,…

  1. Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ “Hàng hóa tân trang” ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
  2. Mã số tân trang có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp. Mã số tân trang được cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh được năng lực tân trang, chế độ bảo hành và quyền sử dụng nhãn hiệu.

Nghị định 77 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Quy định hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam theo CPTPP

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

 

QUY ĐỊNH MỚI VỀ TIÊU CHUẨN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
Trả lời

Ngày 06/12/2023 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. (“Thông tư 105”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

  • Tiêu chuẩn và phân loại khám sức khỏe;
  • Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị;
  • Khám sức khỏe tuyển sinh quân sự;
  • Khám sức khỏe tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ; tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
  • Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong khám sức khỏe. cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
  • Tiêu chuẩn khám tuyển, giám định sức khỏe phi công quân sự, lực lượng đổ bộ đường không, lực lượng dù, thủy thủ tàu ngầm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 105/2023/TT-BQP.
  • Tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo Thông tư 37/2021/TT-BQP quy định phân loại, khám sức khỏe, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe đối với quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng.

Thông tư 105 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024 đến ngày 31/12/2024.

 

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

 

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

 

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT CHO CÁC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG
Trả lời

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT CHO CÁC DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG

 

Ngày 21/11/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2023/TT-BKHCN, điều chỉnh 4 định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ. (“Thông tư 21”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Cụ thể, thông tư này thiết lập 04 định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ sau:

  1. Dịch vụ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ: Định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN đối với dịch vụ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ là định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ thực hiện hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ.
  2. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ: Định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN đối với dịch vụ hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ là định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xây dựng xây dựng lộ trình công nghệ.
  3. Dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ: Định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN đối với dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ là định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ. 
  4. Dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN đối với dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ là định mức kinh tế – kỹ thuật cho các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động chuyển giao công nghệ.

Thông tư số 21/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 06/01/2024.

 

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

 

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

 

Bizlawyer hân hạnh được đồng hành cùng Quý bạn đọc!

GIẢM 10% LỆ PHÍ KHI LÀM HỘ CHIẾU ONLINE TỪ 01/01/2024
Trả lời

Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, nổi bật là nội dung giảm 10% lệ phí khi thực hiện đăng ký làm hộ chiếu online. (“Thông tư số 63”).

 

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

 

Theo Thông tư số 63, khi công dân Việt Nam nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu theo hình thức trực tuyến thì mức thu lệ phí có quy định áp dụng mới.

Cụ thể, kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 90% mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Như vậy, công dân sẽ được giảm 10% lệ phí cấp hộ chiếu khi nộp hồ sơ trực tuyến (online) từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 31/12/2025.

Kể từ ngày 01/01/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại điểm 1 Mục I Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC.

Tuy nhiên, mức thu lệ phí khi cấp hộ chiếu trực tuyến (online) sẽ trở lại bình thường theo mức quy định kể từ ngày 01/01/2026.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Giảm 10% lệ phí khi làm hộ chiếu online từ 01/01/2024.

Thông tư 63/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

TRƯỞNG PHÒNG NGHIỆP VỤ CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trả lời

Bộ Công an ban hành Thông tư số 65/2023/TT-BCA quy định về Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. (“Thông tư số 65”)

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Theo Thông tư số 65, các chức danh Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Thông tư, cụ thể:

  1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ gồm: Trưởng phòng Bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước Trung ương; Trưởng phòng An ninh các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị – xã hội Trung ương; Trưởng phòng An ninh báo chí, xuất bản; Trưởng phòng An ninh y tế, giáo dục; Trưởng phòng An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội; Trưởng phòng An ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Trưởng phòng Quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.
  2. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu; Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
  3. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; Trưởng phòng Hướng dẫn, đăng ký và kiểm định phương tiện; Trưởng phòng Hướng dẫn, đào tạo, sát hạch, quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện giao thông; Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Hướng dẫn điều khiển giao thông và dẫn đoàn; Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa; Thủy đoàn trưởng.
  4. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm: Trưởng phòng Công tác phòng cháy; Trưởng phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy; Trưởng phòng Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Quản lý khoa học – công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
  5. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm: Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự xã hội; Trưởng phòng An ninh thông tin mạng; Trưởng phòng Bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin quốc gia; Trưởng phòng Giám sát thông tin mạng và phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia.
  6. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh gồm: Trưởng phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài; Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Trưởng phòng nghiệp vụ Công an nhân dân được xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

CHÍNH THỨC GIẢM 2% THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Trả lời

Ngày 28/12/2024, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội với mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế trong giai đoạn mới. (“Nghị định 94”)

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Theo Nghị định số 94, việc giảm thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất; sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin… Cụ thể như sau:

  • Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
  • Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT. 
  • Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Chính thức giảm 2% thuế giá trị gia tăng 06 tháng đầu năm 2024.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.

Bản tin pháp luật Tháng 12/2023
Trả lời

TĂNG THÊM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CHO CƠ SỞ Y TẾ
Trả lời

Để phục vụ tốt hơn nhu cầu an sinh xã hội, ngày 19/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, trong đó nổi bật là nội dung Chính phủ bổ sung thêm nhiều quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (“Nghị định 75”).

Sau đây, Quý bạn đọc hãy cùng Bizlawyer tìm hiểu chi tiết nhé!

Tại khoản 8 điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi, bổ sung về quyền và trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh như sau: 

Thứ nhất, Nghị định 75 đã bổ sung quyền: “Được cung cấp thông tin kịp thời khi hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế phát hiện có gia tăng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cao so với mức chi phí bình quân của cơ sở khám, chữa bệnh cùng hạng, cùng tuyến, cùng chuyên khoa để kịp thời rà soát, kiểm tra xác minh, thực hiện giải pháp điều chỉnh phù hợp”.

Thứ hai, Nghị định mới đã tăng cường trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong việc tuân thủ các quy định về mua sắm, đấu thầu, để đảm bảo cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. 

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các cơ sở khám, chữa bệnh phải rà soát, ban hành kịp thời các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, các biện pháp phòng, chống lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế theo thẩm quyền; thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát xác minh các chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng cao tại cơ sở theo kiến nghị, cảnh báo của cơ quan Bảo hiểm xã hội và điều chỉnh phù hợp. 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bản tin: Tăng thêm quyền và trách nhiệm cho cơ sở y tế.

Nghị định 75 có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2023.

* Bản tin này chỉ nhằm mục đích thông tin về những quy định pháp luật mới ban hành, không dùng để tư vấn hay áp dụng cho những trường hợp cụ thể.

Hy vọng thông tin trên hữu ích với Quý bạn đọc.