Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 15 / 07 / 2018 -
Quản lý nợ của chính quyền địa phương

Ngày 30/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.
Theo đó, Nghị định số 93/2018/NĐ-CP quy định về thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương như sau:
1. Căn cứ thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương
– Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm và chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đổng nhân dân tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì.
– Căn cứ dự toán ngân sách địa phương về trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc; trả lãi, phí và chi phí các khoản vay được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì.
2. Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
– Căn cứ dự toán ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và kế hoạch vay của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành trái phiếu.
– Trình tự, thủ tục: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến về điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của địa phương.
3. Tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA (nguồn vốn hỗ trợ chính thức – Official Development Assistance), vay ưu đãi nước ngoài:
– Căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án; số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm; hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi dự toán được giao.
4. Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác như: Vay từ ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh; vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước.
Như vậy, Nghị định số 93/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý, hình thức và điều kiện vay, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm của chính quyền địa phương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý và xây dựng các kế hoạch tài chính của cơ quan quản lý nhà nước.