Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 02 / 07 / 2018 -
Triển vọng tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Nghiên cứu về tình hình hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay ở một số lĩnh vực chính cho thấy Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam. Suốt 22 năm qua, mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu này đã được nhắc lại và tái khẳng định trong quá trình ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) ngày 5 tháng 5 năm 2015 tại Hà Nội. Sự kiện đã đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc cũng chịu tác động bởi những tương tác ở phạm vi quốc tế, khu vực và quốc gia. Các yếu tố thuận lợi và bất lợi có thể được tóm tắt như sau:

Điều kiện thuận lợi

Xu hướng chung của hợp tác khu vực và quốc tế đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Những thành tựu trong quá trình hợp tác giữa hai nước những năm gần đây là kết quả của chính sách đối ngoại tích cực của Việt Nam “kết bạn với tất cả các nước trên thế giới” và chính sách “nhìn về phía nam” của Hàn Quốc cũng như môi trường kinh doanh hòa bình, hợp tác và hội nhập kinh tế.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia Đông Á với truyền thống lâu đời, giàu lòng yêu nước và có nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, giàu tri thức. Cả hai quốc gia đều bị tàn phá bởi chiến tranh và sau đó đều tiến hành công cuộc công nghiệp hóa trên nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc có một lịch sử lâu dài, mặc dù trong quá khứ quân đội Hàn Quốc đã từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam, nhưng ngày nay, cả hai quốc gia đều mong muốn “đặt sang một bên quá khứ và nhìn về tương lai”. Hai nước chia sẻ quyết tâm tiếp tục hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, vì độc lập và chủ quyền quốc gia, lợi ích lâu dài của cả hai dân tộc, phấn đấu cho sự ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và thế giới.

Sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc dựa trên các nhu cầu trước mắt của cả hai quốc gia là phát triển kinh tế đất nước. Điều này được phản ánh trong tuyên bố của Tổng thống Roh Moo-huyn trong chuyến thăm Việt Nam: “Việt Nam có nguồn lực và lao động dồi dào, trong khi Hàn Quốc có công nghệ tiên tiến và vốn đầu tư.” Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm này và mong muốn phát triển quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Trong những năm gần đây, do thường xuyên có những trao đổi trong lĩnh vực giáo dục, hai nước đã tạo ra một số lượng lớn lao động biết ngôn ngữ và hiểu văn hóa của nước đối tác. Họ sẽ là lực lượng chính để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước.

Hiện nay, với chính sách mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam tự hào về môi trường kinh doanh và đầu tư trên đà thay đổi nhanh chóng. Việt Nam đã thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với các nước khác, cùng với quá trình sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, sự ra đời của Cộng đồng ASEAN sẽ tạo cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp của cả Việt Nam và Hàn Quốc.

Việc ký kết VKFTA vào năm 2015 sau chín vòng đàm phán liên tục kể từ năm 2012 là một điểm nhấn trong quan hệ song phương. Tương tự như cam kết với WTO và các FTA khác mà Việt Nam đã là thành viên hoặc trong quá trình đàm phán, việc ký kết VKFTA sẽ giúp cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn để tăng tốc quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo dòng chảy giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo Hiệp định này, xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thị trường hơn khi Hàn Quốc cam kết mở rộng thị trường. Hàn Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng và thực thi chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh trong các lĩnh vực là thế mạnh của Hàn Quốc và là nhu cầu của Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và lâm sản; đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp lọc dầu, công nghiệp hỗ trợ…Trong kịch bản lạc quan, VKFTA được kỳ vọng sẽ tạo ra lợi ích xã hội tích cực bằng cách tạo thêm việc làm cho lao động Việt Nam, cải thiện thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Khó khăn và thách thức

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể là:

Quan hệ kinh tế song phương không thể tách khỏi các quan hệ chính trị. Hai nước cần tái khẳng định chính sách hỗ trợ nhau trong các vấn đề quốc tế có liên quan trong bối cảnh khu vực và toàn cầu thay đổi nhanh chóng và không thể đoán trước. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những thay đổi trong chính sách, ví dụ như sự gia tăng quân sự tại Biển Đông đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, về chủ quyền đối với quần đảo và các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong vùng biển này. Việt Nam đánh giá cao quan điểm của Hàn Quốc, với tư cách là một đối tác chiến lược của Việt Nam, về việc giải quyết mọi tranh chấp một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cần Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhằm mang lại sự thống nhất và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Việt Nam và Hàn Quốc có chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và quy định về quyền sở hữu vốn khác nhau. Một khi FTA chính thức có hiệu lực, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn hơn và nhiều hơn nữa từ Chính phủ và các bộ, ngành, các doanh nghiệp của Việt Nam. Nếu không kịp thời cải cách hệ thống hành chính hiện tại, pháp luật Việt Nam sẽ không thể tuân thủ các cam kết liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch và cung cấp các dịch vụ công. Môi trường pháp lý minh bạch hơn và ít phức tạp hơn sẽ khuyến khích đầu tư lớn hơn từ Hàn Quốc tại Việt Nam, nhưng lại đòi hỏi công nghệ cao, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thứ ba. Hơn nữa, đối mặt với cạnh tranh khốc liệt trong xu hướng tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ đánh mất thị trường hoặc phá sản trừ khi họ đổi mới nhanh chóng và cập nhật hệ thống quản lý. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu phát triển. So với nhiều đối tác trong khu vực của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hiểu biết tương đối hạn chế về thị trường quốc tế và thiếu kinh nghiệm đáp ứng các xu hướng hợp tác quốc tế hiện tại.

Kết luận

Sự phát triển nhanh chóng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong những năm gần đây cho thấy cả hai quốc gia đã xây dựng thành công lợi thế cạnh tranh. Trong 20 năm qua, mối quan hệ giữa hai nước đã có những bước tiến dài và trở thành một hình mẫu quốc tế, mà ở đó hai nước quyết tâm bỏ qua các vấn đề trong quá khứ để tìm kiếm tương lai, và kết quả đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ những bậc thang rất thấp, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã chuyển lên những vị trí cao hơn với tốc độ gần như tối đa. Với ý chí chính trị của hai Chính phủ và nguyện vọng của hai dân tộc, chúng ta có tất cả các lý do để tin rằng mối quan hệ thân thiện giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sâu sắc trong thời gian tới.

Nguồn: cefia.aks.ac.kr