Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 04 / 07 / 2018 -
Quy định mới về quyền tiếp cận thông tin

Ngày 06/04/2016, Quốc hội đã ban hành Luật số 104/2016/QH13 về tiếp cận thông tin. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018.

Theo đó, Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 những điểm mới đáng chú ý như sau:

Luật này quy định công dân Việt Nam có quyền tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên không phải người dân có quyền tiếp cận mọi thông tin mà Luật quy định rõ những thông tin mà người dân không được tiếp cận hoặc được tiếp cận nhưng có điều kiện trong các trường hợp sau:

  1. Thông tin không được tiếp cận
  • Thông tin thuộc bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Những thông tin mà việc tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
  1. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
  • Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý;
  • Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

Bên cạnh đó, Luật tiếp cận thông tin cũng quy định trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của pháp luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý của các chủ thể sở hữu thông tin liên quan đến bí mật.

Ngoài ra, người dân có quyền tiếp cận thông tin dưới hai hình thức:

  1. Trực tiếp đến trụ sở cơ quan nhà nước để yêu cầu tiếp cận thông tin (đọc, chép, sao chụp,….);
  2. Trường hợp người dân không thể đến cơ quan nhà nước để yêu cầu cung cấp thông tin thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin qua mạng Internet (Email), Fax hoặc gửi qua bưu điện.

Cả hai trường hợp nêu trên người yêu cầu cung cấp thông tin đều phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin (nếu có).

Như vậy, có thể thấy, việc ban hành Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 là cần thiết và phù hợp với xu thế mở rộng các quyền tự do dân chủ của nhân dân và các cam kết thực hiện quyền con người mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.