Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động
Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm...
Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh...
6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung
Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết...
91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả...
Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP
Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng...
- 27 / 10 / 2018 -
Quy định mới về chế độ tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động của doanh nghiệp

Ngày 17/10/2018, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra pháp luật lao động tới cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động, cụ thể như sau:
– Số lần kiểm tra trong năm: Ít nhất 01 lần trong 1 năm doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động tự kiểm tra;
– Thời gian kiểm tra: Do doanh nghiệp quyết định;
– Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra;
– Nội dung tự kiểm tra: Việc thực hiện báo cáo định kỳ; Việc tuyển dụng và đào tạo lao động; Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; Việc trả lương cho người lao động; Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài; Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất; Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia; Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;
– Hồ sơ tự kiểm tra: Phiếu tự kiểm tra; kết luận tự kiểm tra; văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra và các tài liệu, hồ sơ phát sinh.
– Báo cáo kết quả kiểm tra: Doanh nghiệp phối hợp với đại diện tập thể lao động thực hiện báo cáo trực tuyến khi có yêu cầu của cơ quan Thanh tra lao động.
Có thể nhận thấy, quy định về việc tự kiểm tra kiến việc pháp luật lao động tại doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao tinh thần tự giác của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đồng thời cũng thể hiện chính sách của pháp luật Việt Nam trong việc nâng cao quyền tự do, tự chủ của doanh nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật.